Ấn Độ cấm xuất khẩu vắc-xin COVID-19

Ấn Độ đã cấp phép hai loại vắc xin COVID-19, chuẩn bị cho chương trình tiêm chủng ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này. Ảnh: AP
Ấn Độ đã cấp phép hai loại vắc xin COVID-19, chuẩn bị cho chương trình tiêm chủng ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này. Ảnh: AP
(PLVN) - "Ấn Độ sẽ không cho phép xuất khẩu vắc-xin chống virus corona của Đại học Oxford-AstraZeneca trong vài tháng" - Giám đốc Công ty Serum Institute of India thông báo hôm 3/1.

Công ty Serum Institute of India  - nhà sản xuất vắc-xin lớn nhất thế giới - đã ký hợp đồng sản xuất 1 tỷ liều vắc-xin cho các quốc gia đang phát triển này để ngăn chặn sự lây lan của virus corona.

Với việc các quốc gia giàu có dự trữ hầu hết các loại vắc-xin sẽ được sản xuất trong năm nay, Serum Institute of India có thể sẽ đáp ứng hầu hết nhu cầu tiêm chủng cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên, với lệnh cấm xuất khẩu này có nghĩa là các quốc gia nghèo hơn có thể sẽ phải đợi vài tháng trước khi nhận được những mũi tiêm đầu tiên.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP, Adar Pônawalla - Giám đốc điều hành của Serum Institute of India - cho biết, vắc-xin này đã được cấp phép khẩn cấp hôm 3/1, nhưng với điều kiện Công ty không được xuất khẩu vắc-xin để đảm bảo rằng có đủ vắc-xin cho cả các nhóm dân cư dễ bị tổn thương ở Ấn Độ. Đồng thời, Công ty cũng đã bị cấm bán vắc-xin này trên thị trường tư nhân.

Ông Poonawalla nói: “Vào lúc này, chúng tôi chỉ có thể cung cấp (vắc-xin) cho Chính phủ Ấn Độ. Hiện có nhiều quy định để ngăn chặn tình trạng tích trữ vắc-xin do đó, việc xuất khẩu vắc xin cho COVAX (một sáng kiến đầy tham vọng được tạo ra nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng với vắc-xin COVID-19 do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liên minh vắc xin GAVI và CEPI (một liên minh toàn cầu chống dịch) thiết lập) khó có thể bắt đầu cho đến tháng 3 hoặc tháng 4 năm nay".

Cũng theo Giám đốc Serum Institute of India, Công ty đang trong quá trình ký một hợp đồng lớn hơn với COVAX cho 300 triệu-400 triệu liều vắc-xin, ngoài hai đơn đặt hàng hiện có là 100 triệu liều cho mỗi loại vắc-xin do Đại học Oxford và AstraZeneca phát triển, và một trăm triệu liều vắc-xin của Novovax. Ông cho biết, thỏa thuận sẽ được hoàn tất trong những tuần tới.

Hiện 100 triệu liều vắc-xin đầu tiên đang được bán cho Chính phủ Ấn Độ với “giá đặc biệt” là 200 rupee (2,74 USD)/liều, sau đó giá sẽ cao hơn. Vắc-xin sẽ được bán trên thị trường tư nhân với giá 1.000 Rupee (13,68 USD)/liều

Vắc-xin có thể được chuyển đến các bang của Ấn Độ, trong vòng 7 đến 10 ngày kể từ khi Công ty hoàn tất thỏa thuận với Chính phủ Ấn Độ.

Ông Poonawalla cho biết thêm, Công ty của ông đang có kế hoạch cung cấp 200 đến 300 triệu liều vắc-xin cho COVAX vào tháng 12/2021 và sẽ phải cân đối việc phân phối vắc-xin giữa Ấn Độ và COVAX.

Serum Institute of India cũng đang đàm phán các thỏa thuận song phương về cung cấp vắc-xin COVID-19 với các quốc gia riêng lẻ bao gồm Bangladesh, Ả Rập Xê-út và Ma-rốc. "Ngay cả khi tất cả các kế hoạch của các nhà sản xuất vắc-xin toàn cầu khác nhau thành công, vẫn sẽ có sự thiếu hụt vắc-xin trên toàn cầu trong năm nay" - ông Poonawalla dự đoán.

Đọc thêm

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.

Tiết lộ thu nhập của Tổng thống Mỹ Biden và phu nhân

Tổng thống Mỹ Biden và Đệ nhất phu nhân.
(PLVN) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đệ nhất phu nhân Jill ngày 15/4 công bố tờ khai thuế cho thấy thu nhập của họ đã tăng 7%, lên thành 619.976 USD vào năm 2023 và họ đã đóng thuế liên bang số tiền tương đương 23,7% thu nhập.

Công dân Việt Nam tại Israel và Iran vẫn an toàn

Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) của Israel được kích hoạt để đánh chặn máy bay không người lái (UAV) và tên lửa từ Iran tối 13/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
(PLVN) - Bộ Ngoại giao ngày 14/4 cho biết, theo thông tin của Đại sứ quán Việt Nam tại Israel và Đại sứ quán Việt Nam tại Iran, căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran trong những ngày qua diễn biến phức tạp và tiếp tục leo thang.

Chuyện về ngành quảng cáo toàn cầu

Quảng cáo đã trở thành một ngành công nghiệp khổng lồ, trị giá lên tới hàng nghìn tỷ USD. (Ảnh: tinhte.vn)
(PLVN) - Đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, quảng cáo là một phương tiện tiếp thị chủ chốt giúp đưa thông điệp về sản phẩm đến gần với khách hàng hơn. Với thị trường rộng lớn, ngành quảng cáo toàn cầu thu lại lợi nhuận khổng lồ và gây ấn tượng với những chiến dịch không đơn thuần chỉ là quảng cáo.