30 phút “đứng tim” cứu 102 người của biệt kích Israel

Cuộc giải cứu là chiến dịch huyền thoại bậc nhất của Israel.
Cuộc giải cứu là chiến dịch huyền thoại bậc nhất của Israel.
(PLO) - Trong cuộc đột kích giải cứu con tin cực kỳ táo bạo này, chỉ có một lính Israel thiệt mạng. Toàn bộ chiến dịch diễn ra trong vỏn vẹn hơn 30 phút với 102 con tin đã được giải cứu an toàn…

Máy bay bị không tặc tấn công 

Ngày 27/6/1976, chuyến bay có số hiệu 139 của Air France, một chiếc Airbus A300 (Airbus A300B4-203), số đăng ký F-BVGG, xuất phát từ Tel Aviv, thủ đô Israel, mang theo 248 hành khách và 12 người phi hành đoàn tiếp tục hành trình từ Athens, hướng tới Paris. 

Ngay sau khi cất cánh lúc 12h30, chiếc máy bay bị nhóm không tặc gồm hai người Palestine và hai người Đức khống chế. Chiếc máy bay ở trên mặt đất trong bảy giờ để tái nạp nhiên liệu, trong thời gian đó một nữ con tin được thả vì có hiện tượng sắp sẩy thai. Sau đó, nó rời Benghazi, Lybia vào lúc 15h15 để tới sân bay Entebbe ở Uganda.

3 giờ ngày 28/6/1976, chiếc máy bay hạ cánh trong màn đêm xuống sân bay Entebbe tại thủ đô Kampala của Uganda, miền Trung Châu Phi. Tại đây, bốn kẻ không tặc được tăng cường thêm ít nhất bốn tên khác. Chúng yêu cầu thả 40 người Palestine đang bị giam giữ tại Israel và 13 người khác bị bỏ tù tại Kenya, Pháp, Thuỵ Sĩ và Tây Đức, đồng thời đe doạ nếu các yêu cầu này không được thoả mãn, chúng sẽ bắt đầu giết hại con tin vào ngày 1/7/1976. 

Nguyên Thủ tướng Israel Ehud Barak (thời điểm đó là Đại tá chỉ huy Đội tác chiến IDF nhận nhiệm vụ thảo kế hoạch giải cứu con tin) chia sẻ: “Điều lo lắng của chúng tôi là yếu tố bất ngờ sẽ triển khai như thế nào, bởi vì nếu cuộc đột kích thất bại thì chỉ trong vài giây thôi bọn không tặc sẽ sát hại không ít con tin”.

Những tên không tặc đã chủ tâm xếp hành khách thành hai nhóm - người Do Thái và phi Do Thái, đồng thời giữ các con tin tại phòng quá cảnh của Sân bay Entebbe – khi đó là nhà ga cũ. Về sau, chúng thả hơn một nửa số con tin, chỉ giữ lại tất cả các con tin người Do Thái với số lượng khoảng hơn 100 người cùng phi hành đoàn.

Ilan Hartuv, một trong số những con tin nói: “Nữ không tặc người Đức trông rất hung tợn đã nói đủ điều xấu xa chống Do Thái. Cô ta cầm quả lựu đạn trong tay đe dọa sẽ cho nổ tung máy bay. Tất cả mọi người đều sống trong sợ hãi”. 

Kéo dài thời gian 

Trong quá trình này, các kênh thông tin của Israel được phát huy tối đa, gồm cả kênh ngoại giao lẫn tình báo. Qua các kênh này, người Israel biết rằng không thể nào đàm phán với lực lượng khủng bố thả con tin, vì lập trường của họ là không nhân nhượng và những tên khủng bố cũng vậy. 

Vào hạn chót 1/7, chính phủ Israel đề xuất đàm phán với những kẻ không tặc nhằm kéo dài thời hạn chót tới ngày 4/7 để giúp các lực lượng Israel kéo dài thời gian, chuẩn bị cho một cuộc giải cứu. Ông Barak nhớ lại, “Lúc đó các nhà lãnh đạo chính trị rất căng thẳng trong lựa chọn phương án hành động. Mọi áp lực tâm lý đè nặng lên Thủ tướng Yitzhak Rabin”. 

Ông Barak cho biết thêm, “Có hai sự việc quan trọng đã làm thay đổi kế hoạch giải cứu. Một là, binh lính Uganda bắt tay với bọn khủng bố và hai là, chúng tôi biết được sơ đồ bên trong nhà khách cũ của sân bay để có thể dễ dàng hành động”. Kết quả cuộc thương lượng là bọn bắt cóc đồng ý dời ngày bắt đầu giết chết con tin đến trưa chủ nhật ngày 4/7.

Sau nhiều ngày thu thập thông tin tình báo và lên kế hoạch, những binh lính đặc nhiệm Israel  cất cánh trên bốn máy bay vận tải loại C-130, bí mật bay ra khỏi Không phận Israel, ra không phận quốc tế, tới biển đỏ, bay qua Kenya, qua Somali. Tại Kenya, một máy bay mang theo trang thiết bị y tế được hạ cánh và dựng các bệnh viện dã chiến trong khi những chiếc còn lại sẽ bay thẳng tới sân bay Entebbe của Uganda, nơi đang giam giữ những con tin Israel. 

Trong khi đó, lực lượng mặt đất của Israel có số lượng xấp xỉ 100 người gồm các thành phần: Đội chỉ huy và điều khiển mặt đất là một nhóm nhỏ này gồm người chỉ huy chung, Thiếu tướng Shomron, và các nhân viên liên lạc và hỗ trợ. Đội tấn công là một đơn vị tấn công 29 người dưới sự chỉ huy của Trung tá Netanyahu. 

Cuối cùng là đội tăng cường bao gồm bảo vệ khu vực và ngăn chặn bất kỳ một lực lượng mặt đất thù địch nào can thiệp vào những chiếc C-130 và cuộc giải cứu, đồng thời bảo vệ và hỗ trợ việc đưa con tin lên các máy bay vận tải, hỗ trợ việc tái nạp nhiên liệu cho những chiếc máy bay vận tải.

Để nâng cao khả năng thành công của chiến dịch, sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về sân bay Entebbe như tình trạng đường băng, radar cảnh giới, pháo phòng không, lực lượng bố phòng của quân Uganda tại sân bay, sơ đồ nơi giam giữ con tin…đặc nhiệm Israel đã tiến hành diễn tập đổ bộ. 

Sau khi cân nhắc kĩ lưỡng, dự kiến thời gian tập kích kéo dài trong 55 phút, dự kiến trong tình huống xấu nhất số người thương vong, gồm cả con tin và lính đặc nhiệm khoảng 30-35 người. Thời gian tiến hành tập kích cần chọn đúng thời điểm không có máy bay chở khách nào cất hạ cánh tại Entebbe. 

Quyết định tấn công

Ngày 3/7, Chính phủ Israel quyết định hành động, dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng Yekutiel Kuti Adam cùng Matan Vilnai là Phó chỉ huy. Thiếu tướng Dan Shomron được chỉ định chỉ huy chiến dịch trên mặt đất. 

Các máy bay của Israel hạ cánh xuống sân bay Entebbe của Uganda vào lúc 23h ngày 3/7/1976 khi đường băng tối om và hoàn toàn không có sự chỉ dẫn không lưu, thậm chí không lưu còn không hề biết rằng có tới ba chiếc máy bay vừa hạ cánh xuống sân bay. Ngay lập tức, các nhóm tấn công được triển khai để xông vào nhà ga, nổ súng giải cứu con tin. 

Cuộc đụng độ đầu tiên diễn ra gần tháp kiểm soát không lưu, khi 2 lính gác Uganda bị bắn chết lúc bắt dừng đoàn xe. Binh nhất Ofer là người đầu tiên tiến đến gần sảnh đường đang nhốt các con tin và mặt đối mặt với một tên khủng bố lăm lăm súng trong tay. Ofer nhớ lại: “Ai đó bắn vào tôi khiến kính vỡ loảng xoảng - đạn bay quanh người và một viên ghim vào chân tôi, viên khác sượt qua tai trái”. 

Binh lính Israel chỉ kịp thông báo họ là người Israel và yêu cầu tất cả các con tin nằm xuống bằng tiếng Anh và tiếng Do Thái trước khi nổ súng và bắn tất cả những người đang đứng, bao gồm cả một con tin người Pháp không biết tiếng Anh và tiếng Do Thái. 

Con tin Hartuv nhớ lại giây phút súng nổ: Binh lính bắt đầu tràn vào nhà khách sân bay, mặc dù họ mặc quân phục Uganda nhưng chúng tôi biết đó là Tsahal (quân đội Israel). Mọi người bắt đầu gào lên “Nes! Nes!” (tiếng Do Thái, nghĩa là “thật kỳ diệu!). Thậm chí 2 sĩ quan dự bị Israel trong số con tin cũng cho rằng điều này không thể xảy ra”. 

Toàn bộ chiến dịch chỉ diễn ra trong vỏn vẹn hơn 30 phút. 102 con tin đã được giải cứu trong đó có 3 người thiệt mạng và 10 người khác bị thương, một toán lính Israel số hai với trang bị các xe thiết giáp hạng nhẹ đã lượn quanh sân bay Entebbe của Ugandar và phá hủy khoảng 11 chiếc tiêm kích MiG-17 của Không quân Uganda để tránh bị truy đuổi. 

Mất khoảng 20 phút để đưa các con tin lên ba chiếc máy bay vận tải, trong thời gian đó, quân đội Uganda có tấn công vào vị trí của binh lính Israel ở giữa sân bay Entebbe tuy nhiên đều bị đẩy lui, phía Uganda thiệt hại khoảng vài chục lính trong các đợt tấn công này, các máy bay của Israel cất cánh sau 58 phút hạ cánh và thoát khỏi Uganda, về nước an toàn.

Trong cuộc đột kích giải cứu con tin cực kỳ táo bạo này, chỉ có duy nhất một lính Israel thiệt mạng, đó là Trung tá Yonatan "Yoni" Netanyahu. Vị Trung tá này chính là anh trai ruột của Thủ tướng Israel sau này, ông Benjamin "Bibi" Netanyahu. Ngoài ra, còn có 5 lính Israel khác bị thương nhẹ. Phía Uganda có tổng cộng 45 binh lính thiệt mạng, 11 máy bay MiG-17 bị phá hủy ngay tại sân bay. Toàn bộ 7 tên không tặc bị tiêu diệt hoàn toàn. 

Chiến dịch giải cứu con tin ở Entebbe nhanh chóng trở thành một nguồn tài liệu huấn luyện tiêu chuẩn dành cho rất nhiều lực lượng biệt kích trên thế giới, một chiến thuật cực kỳ táo bạo khi giải cứu thành công tới hơn 100 con tin ở một quốc gia nước ngoài và giữ được thương vong ở mức thấp nhất. Đây là một trong những chiến dịch huyền thoại bậc nhất của Israel, chứng minh cho cả thế giới thấy độ “nguy hiểm” của người Do Thái. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.