Quân đội chủ động phối hợp bảo vệ bầu cử

(PLVN) - Đến nay, nhiều đơn vị Quân đội thuộc các khu vực đặc biệt như huyện đảo Trường Sa, một số điểm đảo và khu vực biên giới giao thông khó khăn đã hoàn tất bỏ phiếu sớm cùng với người dân địa phương. Không chỉ phấn đấu 100% cán bộ, chiến sĩ tham gia bầu cử đúng luật, nhanh gọn, an toàn, toàn quân luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ bầu cử. 
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nậm Càn bỏ phiếu tại điểm bầu cử xã Nậm Càn.
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Nậm Càn bỏ phiếu tại điểm bầu cử xã Nậm Càn. 

Quân đội thực hiện nhiệm vụ kép trong bầu cử 

Đến nay, công tác chuẩn bị cho ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 ở các đơn vị trong toàn quân đã hoàn tất. Các đơn vị quân đội làm nhiệm vụ trên hướng biển, đảo, biên giới, cơ động sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) bảo vệ bầu cử được Hội đồng Bầu cử Quốc gia quyết định cho bỏ phiếu sớm trước 19 ngày (4/5/2021) và trước 1 ngày (ngày 22/5/2021). Riêng đảo Trường Sa tổ chức bầu cử đúng ngày 23/5/2021.

Cùng với đó, Bộ Quốc phòng chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong toàn quân nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu cho Đảng, Nhà nước xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra, không để bị động bất ngờ. Toàn quân duy trì nghiêm chế độ trực SSCĐ ở các cấp, chuẩn bị đầy đủ các lực lượng, hệ thống thông tin liên lạc thông suốt; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong Quân đội xây dựng kế hoạch bảo vệ bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối cuộc bầu cử.

Bộ Quốc phòng đã tổ chức 4 đoàn kiểm tra công tác SSCĐ, công tác chuẩn bị bầu cử tại các đơn vị trong toàn quân và 2 đoàn phối hợp cùng với địa phương kiểm tra quần đảo Trường Sa. Toàn quân triển khai 1.853 tổ chốt cố định, di động với hơn 1.200 cán bộ, chiến sỹ, cùng nhiều phương tiện tăng cường tuần tra, kiểm soát trên biển, trên các tuyến biên giới, chốt chặn đường mòn, lối mở, ngăn chặn xuất, nhập cảnh trái phép, phòng, chống dịch COVID-19, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

Các đơn vị phối hợp với Ủy ban Bầu cử nơi đóng quân, bổ sung danh sách cử tri tại các cơ sở cách ly của quân đội theo quy định. Bộ Quốc phòng phối hợp với Bộ Công an triển khai các phương án, kế hoạch bảo đảm an ninh, an toàn khu vực bầu cử; sẵn sàng xử lý các tình huống, nhất là các tình huống phá hoại bầu cử của các thế lực thù địch.

Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu các cơ quan, đơn vị tiếp tục tăng cường các biện pháp nắm chắc tình hình, thường xuyên trao đổi thông tin giữa các lực lượng, nhận định, đánh giá, dự báo chính xác âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động; kiểm soát, quản lý chặt chẽ vùng trời, vùng biển, đảo, biên giới, nội địa và không gian mạng. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng tham gia xử lý có hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ. Duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực SSCĐ ở các cấp; phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài quân đội nắm chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an toàn tuyệt đối cuộc bầu cử.

Đồng thời, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với cơ quan chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai lực lượng tuần tra, kiểm soát bảo vệ an toàn các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm bầu cử. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và trên tuyến biên giới; kết hợp chặt chẽ công tác phòng, chống dịch với thực hiện các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tăng cường tuần tra, kiểm soát tuyến biên giới trên bộ, trên biển bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.

Niêm phong các thùng phiếu để mang vào bờ.
Niêm phong các thùng phiếu để mang vào bờ. 

Nhiều đơn vị hoàn tất bỏ phiếu sớm

Để đảm bảo bầu cử thành công tốt đẹp, toàn quân phấn đấu mỗi khu vực bỏ phiếu của đơn vị quân đội có 100% cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động tham gia bầu cử đúng luật, nhanh gọn, an toàn. Đẩy mạnh công tác dân vận, làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia bầu cử; cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương chuẩn bị chu đáo công tác bầu cử, trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.

Do hoạt động đặc thù, 121 đơn vị thuộc Quân chủng Hải quân, Quân chủng Phòng không - Không quân, Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Bộ Tư lệnh (BTL) Cảnh sát Biển đóng quân trên địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Nam và TP Đà Nẵng đã tổ chức bầu cử sớm. 100% cử tri của các đơn vị bầu cử sớm tham gia bỏ phiếu nhanh, gọn, an toàn, đúng luật định và các quy định về đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch.

Những ngày qua, các đơn vị quân đội tiếp tục đi bỏ phiếu sớm cùng với người dân địa phương. sáng qua (21/5), hơn 170.500 cử tri của các huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Con Cuông của tỉnh Nghệ An và các huyện: Bố Trạch, Quảng Ninh của tỉnh Quảng Bình đã đi bỏ phiếu sớm bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp.

Cán bộ, chiến sĩ Bộ Chỉ huy BĐBP Nghệ An đang công tác tại đồn, trạm địa phương cùng bầu cử sớm với bà con khu vực đóng quân. Theo đó, cử tri thuộc 9 Đồn Biên phòng (ĐBP) đã tham gia bầu cử sớm gồm: 7 đồn ở tuyến Kỳ Sơn và ĐBP Nhôn Mai (Tương Dương), ĐBP Châu Khê (Con Cuông). Trong đó, tổ bầu cử tại ĐBP Châu Khê thực hiện bầu cử độc lập, các đơn vị còn lại (gồm 21 tổ) tham gia bầu cử sớm cùng với địa phương nơi đóng quân. 

Tính cả hai đợt bầu cử sớm vào 21/5 và đợt chính thức 23/5, các đơn vị BĐBP Nghệ An có 6 tổ bầu cử độc lập gồm: Cơ quan Bộ Chỉ huy và các ĐBP: Quỳnh Phương (thị xã Hoàng Mai), ĐBP Quỳnh Thuận (huyện Quỳnh Lưu), ĐBP Môn Sơn, ĐBP Châu Khê và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động (huyện Con Cuông).

Đại tá Lê Như Cương - Bí thư Đảng ủy, Chính ủy BĐBP Nghệ An cho biết: “Chúng tôi đã ban hành Kế hoạch của Bộ Chỉ huy về SSCĐ bảo vệ bầu cử; triển khai kế hoạch tổ chức bảo vệ các khu vực bầu cử, tổ kiểm phiếu, các phương án bảo đảm an toàn tuyệt đối các khu vực bỏ phiếu, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn đơn vị quản lý dịp trước, trong và sau bầu cử. Bên cạnh đó, yêu cầu các cán bộ, chiến sỹ vừa thực hiện tốt nhiệm vụ bầu cử, vừa tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19.

Cũng trong ngày 21/5, cùng với điểm bầu cử Hòn Chuối (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời), điểm bầu cử tại cụm đảo Hòn Khoai (thuộc ấp Rạch Gốc xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) cũng tổ chức bầu cử sớm với 223 cử tri tham gia đi bầu. Trong đó, có 142 cử tri là công nhân của Công ty Hà Đô và Thái Sơn đang thi công các công trình tại cụm đảo Hòn Khoai và 81 cử tri là cán bộ, chiến sĩ, lực lượng đứng chân trên đảo gồm: Lực lượng Kiểm lâm, ĐBP Hòn Khoai, Cảnh sát Biển, Trạm Ra đa 595… 

Toàn huyện Trường Sa, Khánh Hòa thành lập 24 tổ bầu cử, trong đó khối bờ có 3 tổ, khối đảo có 21 tổ. 2 xã đảo Sinh Tồn, Song Tử và thị trấn Trường Sa đã tổ chức bầu cử vào ngày 16/5. Riêng đảo Trường Sa (thuộc thị trấn Trường Sa) cùng các khu vực bỏ phiếu của khối trong bờ vẫn bầu cử vào ngày 23/5 như toàn quốc và được thực hiện cầu truyền hình trực tiếp. 

Để triển khai công tác bầu cử, các tàu kiểm ngư (KN) 464 và 472 thuộc Chi đội Kiểm ngư số 4 tới từng đảo mang theo hòm phiếu, thẻ cử tri cùng các vật dụng để trang trí khánh tiết phục vụ công tác bầu cử. 

Khi đến các đảo, điểm đảo, tàu kiểm ngư phải thả neo ngoài xa, sau đó sử dụng xuồng đưa người và vật chất vào đảo. Cán bộ, nhân viên các tàu kiểm ngư vừa phải đối mặt với sóng gió vừa phải thực hiện nghiêm quy định về 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung và khai báo y tế) để phòng, chống dịch COVID-19. Tại điểm bầu cử cuối cùng - đảo Phan Vinh, cán bộ, nhân viên tàu KN 472 tham gia bỏ phiếu bầu cử cùng cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

Đến nay, công tác bầu cử tại các nhà giàn và các tàu tuần tra trên biển đã hoàn tất. Tổ bầu cử sớm trên biển gồm hai tàu Trường Sa 04 và Trường Sa 19 thuộc BTL Vùng 2 Hải quân xuất phát từ ngày 4/5 đã trở về, cập cảng TP Vũng Tàu vào ngày 19/5. Đại tá Lê Đình Việt - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Vùng 2 Hải quân, Tổ trưởng Tổ bầu cử sớm trên biển cho biết, Đoàn công tác đã trải qua 16 ngày trên biển, ghé 25 điểm bầu cử. Hầu hết các cử tri đều phấn khởi, hồ hởi, tinh thần trách nhiệm cao. Sau khi cập bến, các thùng phiếu được đưa về BTL Vùng 2 Hải quân, bàn giao và nghiêm cất tại văn thư bảo mật của vùng. Đến 19h ngày 23/5 sẽ tiến hành kiểm phiếu theo đúng quy trình của công tác bầu cử.

Toàn quân có 33 đồng chí ứng cử ĐBQH khóa XV; 1.108 đồng chí được giới thiệu ứng cử HĐND các cấp, trong đó HĐND cấp tỉnh là 99 đồng chí; HĐND cấp huyện 781 đồng chí, HĐND cấp xã 228 đồng chí.

Toàn quân thành lập 902 Tổ bầu cử riêng, các đơn vị không đủ điều kiện thành lập khu vực bỏ phiếu riêng tham gia bầu cử cùng địa phương.

Đọc thêm

Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Khắc Định điều hành nội dung thảo luận.
(PLVN) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành và các cơ quan hữu quan nâng cao chất lượng hiệu quả công tác xây dựng pháp luật gắn với việc theo dõi thi hành pháp luật; khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL).

Giám sát các dự án trọng điểm quốc gia: Có giải pháp để tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ

Phó Chủ tịch QH Nguyễn Đức Hải nội dung thảo luận.
(PLVN) - Sáng 22/4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét kết quả giám sát Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của QH về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và các nghị quyết của QH về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Giám sát cán bộ, đảng viên: Khắc phục bằng được tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm

Hội thảo về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội do UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức. (Ảnh: Quang Vinh)
(PLVN) - Nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, thời gian qua, Đảng ta đã ban hành nhiều quy định nhằm đẩy mạnh công tác giám sát đối với người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên. Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, vẫn còn không ít hạn chế, tồn tại cần khắc phục.

Ký kết Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của dân tộc, mang ý nghĩa thời đại

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
(PLVN) - Trả lời báo chí nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneve, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định, việc ký kết Hiệp định không chỉ là một mốc son lịch sử của dân tộc ta, mà còn mang ý nghĩa thời đại. Hiệp định này cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ mạnh mẽ cho các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc, mở đầu cho thời kỳ sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Phát huy vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong hợp tác khu vực

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt.
(PLVN) - Vào ngày 23/4 tới, Việt Nam sẽ đăng cai tổ chức Diễn đàn Tương lai ASEAN. Trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, sáng kiến tổ chức Diễn đàn một lần nữa thể hiện sự chủ động, tích cực của Việt Nam, mong muốn đóng góp tích cực hơn cho hợp tác khu vực và mong muốn phát huy vai trò dẫn dắt, nòng cốt của Việt Nam trong hợp tác khu vực và trên phạm vi toàn cầu.

Tháo gỡ 'điểm nghẽn' bậc học mầm non

Cô và trò Trường Mầm non Tuổi hoa Cầu Giấy - Hà Nội. (Ảnh minh họa - Nguồn: Web trường)
(PLVN) - Vừa qua, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Phiên họp Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác tham mưu và kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ

Chủ tịch Hồ Chí Minh (Ảnh tư liệu)
(PLVN) - Công tác tham mưu có vị trí, vai trò rất quan trọng trong mỗi cơ quan và được Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, tham mưu là công việc khó, để hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ làm công tác tham mưu phải chủ động, nắm tình hình từ “sớm”, từ xa, có đầu óc “sắc” sảo, nhạy bén, vững “chắc” ngay trong bản lĩnh chính trị và nhiệm vụ được giao, và phải đi “sâu”, đi sát vào đời sống cán bộ và quần chúng nhân dân. Đó chính là “Sớm – Sắc – Chắc – Sâu”.

Tách vụ án hình sự có người chưa thành niên: Cần rà soát, nghiên cứu cho phù hợp, khả thi hơn

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình phát biểu tiếp thu, giải trình tại phiên họp. (Ảnh: quochoi.vn).
(PLVN) - Thảo luận về Luật Tư pháp người chưa thành niên tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang diễn ra, tán thành với đề xuất tách vụ án hình sự có người phạm tội là người chưa thành niên và người đã thành niên để giải quyết độc lập nhưng một số ý kiến đề nghị tiếp tục rà soát, nghiên cứu cách thức tách vụ án một cách phù hợp, khả thi hơn.