Cúm A không điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

(PLVN) - Trước tình trạng dịch cúm A đang có chiều hướng lan rộng do thời tiết thất thường, nhiều người dân đổ xô đi mua thuốc Tamiflu để điều trị.

Sử dụng Tamiflu cần có chỉ định bác sĩ, không nên tự ý sử dụng

Theo thống kê của Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ giữa tháng 11 đến nay, mỗi tuần khoa tiếp nhận từ 100-130 bệnh nhi được chẩn đoán cúm với mức độ nặng khác nhau. Riêng tháng 11.2019, đã có gần 500 bệnh nhi phải nhập viện điều trị nội trú vì mắc cúm. 

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, với nhiệt độ và cái độ ẩm như hiện tại rất phù hợp cho virus tồn tại và phát triển ở trong không khí. Cho nên kèm theo đó số lượng bệnh nhân nhập viện sẽ tăng cao hơn.

Trung bình mỗi ngày có từ 15 đến 30 bệnh nhi nhập viện vì cúm tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em (Ảnh: Internet)
 Trung bình mỗi ngày có từ 15 đến 30 bệnh nhi nhập viện vì cúm tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em (Ảnh: Internet)

Hiện tại, nhiều người dân đang dùng thuốc Tamiflu để chữa trị, tuy nhiên, theo bác sĩ Hải không nhất thiết là khi mắc cúm là chúng ta phải sử dụng thuốc Tamiflu. Vì thực chất loại thuốc Tamiflu này không giống như thuốc kháng sinh khác. Thuốc kháng sinh dùng để diệt virus, nhưng thuốc Tamiflu này thì không phải để diệt virus mà là để ức chế virus nhân liên và giảm khả năng bám dính của vius ở niêm mạc đường hô hấp. Cũng theo quy định Tamiflu là thuốc phải kê đơn chứ không phải thuốc bán ở nhà thuốc thông thường.

Mặt khác, Tamiflu nếu sử dụng sau 48h kể từ lúc có triệu chứng sốt thì hiệu quả điều trị không khác gì nhóm bệnh nhân không dùng. Nếu dùng loại thuốc này, bác sĩ khuyên nên dùng sớm, kể từ khi trẻ có triệu chứng đầu tiên như hắt hơi, sổ mũi.

Thông thường, đối với các trường hợp nhập viện là đã có các biến chứng kèm theo, có các bệnh nền khác hoặc là các em nhỏ dưới 2 tuổi thì vẫn được bệnh viện chỉ định dùng thuốc Tamiflu để điều trị bình thường. Tuy nhiên, trên thực tế, sử dụng thuốc có thể giảm triệu chứng cho bệnh nhi một chút, ngoài ra các tác dụng khác sẽ không được như dùng kháng sinh.

Khi trẻ bị cúm nên tập trung hạ sốt và vệ sinh đường hô hấp cho trẻ.

Cúm A đã trở thành cúm theo mùa, tuy nhiên với những người có bệnh mãn tính như đái tháo đường, tim mạch, hen, phổi, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thì dễ tiến triển nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời. Các biến chứng có thể là viêm phế quản, viêm phổi.

Gần đây, cả ở Việt Nam và nước ngoài xuất hiện một số trường hợp biến chứng là viêm cơ tim. Viêm cơ tim có thể gây tình trạng khá nguy hiểm. Tại Việt Nam cũng có một số trường hợp biến chứng là viêm não, một số trường hợp nặng có thể gây suy đa phủ tạng. 

Các biểu hiện của cúm A giống biểu hiện của cúm thông thường như sốt, ho, đau họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, nhức mỏi cơ thể, nhức đầu, ớn lạnh và mệt mỏi, đôi khi có thể tiêu chảy. Thông thường nếu bệnh không có biến chứng thì có thể tự chăm sóc và điều trị tại nhà. Một số bệnh nhi có cơ địa đặc biệt, ví dụ như các trẻ nhỏ có tình trạng sốt cao liên tục, không hạ được nhiệt độ, một số thì có biểu hiện co giật, một số mắc các bệnh khác kèm theo như viêm phổi, viêm phế quản có suy hô hấp và một số có bệnh nền khác như suy giảm miễn dịch hoặc bệnh tim bẩm sinh,… Đây là những trường hợp sẽ được chỉ định cho nhập viện và điều trị theo hướng điều trị của Bộ Y tế.

Để đảm bảo không bị mắc virus cúm, bác sĩ Đỗ Thiện Hải khuyên khi các gia đình có trẻ nhỏ mắc cúm nên tập trung vào các vấn đề, thứ nhất là chú ý hạ sốt, kiểm soát được nhiệt độ cho em bé khoảng dưới 38 độ rưỡi sẽ làm giảm nguy cơ co giật.

Thứ hai cần vệ sinh đường hô hấp cho bé, có thể sử dụng các dung dịch nhỏ mũi, xịt mũi, các dung dịch nước muối thông thường.

Điều quan trọng thứ ba là cố gắng hạn chế người lớn tiếp xúc với trẻ nhỏ, bởi vì trong niêm mạc đường hô hấp của người lớn có thể có virus nhưng không gây bệnh. Nhưng khi trẻ đã mắc cúm, nhiễm các loại virus thì sẽ làm giảm chức năng miễn dịch, việc người lớn tiếp xúc với trẻ sẽ vô tình là nguồn cung cấp vi khuẩn làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Ngoài ra, các vấn đề như bổ sung dinh dưỡng, cho trẻ uống đủ nước và các vấn đề chăm sóc khác cũng là rất quan trọng.

Bên cạnh đó, lời khuyên cho các bậc phụ huynh khi có con em có biểu hiện bất thường về sức khỏe nên cho em bé đi khám và xác định bệnh. Khi đó bác sĩ sẽ giải thích và có hướng dẫn cách chăm cho trẻ. Phụ huynh khi biết cách phát hiện ra các triệu chứng sẽ biết cách chăm sóc cũng như biết các triệu chứng để đưa các em đi khám lại chứ không phải tất cả các trường hợp mắc cúm đều phải nhập viện.

Đọc thêm

Trẻ ngộ độc thuốc giảm cân, thuốc diệt chuột

Bác sĩ thăm khám cho một trường hợp trẻ nhập viện điều trị tại khoa Cấp cứu và Chống độc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Cuối tháng 2 vừa qua, bé gái H.T (3 tuổi ở Hà Nam) phải nhập viện cấp cứu do ăn nhầm thuốc giảm cân của chị gái. Cùng thời gian này, một bệnh nhi 13 tuổi cũng phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc thuốc diệt chuột. Đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khôn lường khi trẻ em bị ngộ độc thuốc, hoá chất, đặc biệt là các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ đang được bán tràn lan trên mạng.

Tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại

Tăng cường tiêm phòng cho chó mèo để phòng ngừa bệnh Dại
(PLVN) - Trước tình hình số người tử vong do bệnh Dại và số người phải điều trị dự phòng bệnh Dại tăng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 14/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện nghiêm công tác phòng, chống bệnh Dại.

Cứu sống ca bệnh hiếm, 100 năm mới có 150 người mắc

ThS.BS Trần Vũ Đức - khoa Ngoại Tiêu hóa thăm khám cho bệnh nhân.
(PLVN) - Ngày 14/3, Bệnh viện Chợ Rẫy tổ chức buổi chia sẻ thông tin về việc điều trị thành công cho 1 thai phụ bị thoát vị hoành nghẹt hiếm gặp. Theo thống kê của y văn, hơn 100 năm qua, thế giới ghi nhận chỉ có hơn 150 ca bệnh nhân có tình trạng tương tự.

Chủ động phòng, chống bệnh dại

Công tác tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh dại cho đàn chó hiện chưa đạt hiệu quả cao. (Ảnh minh họa: TTXVN)
(PLVN) - Là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh truyền nhiễm, bệnh dại là nguyên nhân gây ra khoảng hơn 70 ca tử vong ở Việt Nam mỗi năm. Hầu hết các trường hợp bệnh dại ở nước ta do chó dại cắn.