Cảnh báo về bệnh đau đầu ở trẻ

Đau đầu dữ dội, đột ngột có thể gợi ý một vấn đề nghiêm trọng ở đầu hoặc hệ thần kinh trung ương và yêu cầu đánh giá nhanh chóng. Ngoài ra, đau đầu cũng có thể  là triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe thể chất hoặc tâm lý khác. 

Theo Ths. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hương – Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ đau đầu có thể do các nguyên nhân như: bệnh nhiễm trùng: Các bệnh thông thường như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng tai và xoang là một số nguyên nhân gây đau đầu thường gặp nhất ở trẻ em.

Nhiễm trùng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm màng não hoặc viêm não, cũng có thể gây đau đầu, nhưng thường đi kèm với các dấu hiệu và triệu chứng khác, chẳng hạn như sốt, gáy cứng, nôn và rối loạn tri giác.

Hoặc trẻ bị chấn thương đầu: Các vết sưng và bầm tím có thể gây đau đầu. Nếu con bạn ngã mạnh và bị va đập vùng đầu hoặc bị đánh mạnh vào đầu hãy cho con đi khám tại trung tâm y tế. Ngoài ra, liên hệ với bác sĩ nếu cơn đau đầu của con bạn trở nên tồi tệ hơn sau khi bị chấn thương đầu.

Có thể do yếu tố cảm xúc: Trẻ có thể bị căng thẳng và lo lắng khi gặp phải một số vấn đề với bạn bè, giáo viên hoặc phụ huynh. Sự căng thẳng có thể đóng một vai trò trong chứng đau đầu của trẻ em.

Trẻ bị trầm cảm có thể phàn nàn về những cơn đau đầu, đặc biệt nếu chúng gặp khó khăn khi nhận ra cảm giác buồn bã và cô đơn.

Khuynh hướng di truyền: Nhức đầu, đặc biệt là chứng đau nửa đầu, có xu hướng di truyền trong các gia đình.

Đau đầu cũng có thể do một số thực phẩm và đồ uống. Theo Ths. Điều dưỡng Nguyễn Thị Hương, nitrat là một chất bảo quản thực phẩm được tìm thấy trong các loại thịt được chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích có thể gây ra đau đầu. Ngoài ra, quá nhiều caffeine, một chất có trong soda, sôcôla, cà phê và trà có thể gây đau đầu.

Cũng không loại trừ trường hợp do vấn đề trong não. Dù hiếm gặp, một khối u não hoặc áp xe hoặc chảy máu trong não có thể chèn ép vào các khu vực của não, gây ra đau đầu mãn tính, tồi tệ hơn.

"Thông thường trong những trường hợp này, đau đầu thường kèm theo các triệu chứng khác như các vấn đề về thị giác, chóng mặt và thiếu phối hợp thậm chí là những cơn co giật", chuyên gia về thần kinh trẻ em cho biết và khuyến cáo. "Để chẩn đoán chính xác bệnh, phụ huynh cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi để được khám sức khỏe và hỏi bệnh sử toàn diện. Nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng nghiêm trọng có thể yêu cầu chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não, chọc dò tủy sống hay các xét nghiệm khác để kiểm tra".

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.