Phát hiện“động trời” từ nơi chứa chất thải bồn cầu của Hà Nội

(PLO) - Không có nơi xử lý, hầu hết chất thải vệ sinh của toàn thành phố Hà Nội có thể được đổ trộm xuống ao, hồ, kênh, mương…
Gặp đâu “bậy” đó
Trả lời cho băn khoăn chất thải hút từ các nhà vệ sinh tại Hà Nội được tuồn đi đâu? Ông Ngô Xuân Hiếu, Giám đốc công ty Urenco 10 - đơn vị có uy tín lâu năm trong việc xử lý chất thải ở Hà Nội - “tiết lộ” sự thật động trời: 99% đổ trộm ra ao hồ, đồng ruộng! 
Ông Hiếu lý giải: “Nói sự thật này nghe không ai tin, nhưng cứ nhìn xem, Hà Nội có nhà máy xử lý phân bể phốt nào đâu? Tôi nói 99% là vì duy nhất chỉ có một xí nghiệp xử lý ở Cầu Diễn của Công ty Môi trường đô thị Hà Nội nhưng năng suất rất thấp. Không đi đổ trộm, vứt bừa thì để vào đâu cái thứ “của nợ” ấy?”.
Còn nhớ, cách đây chưa lâu người dân khu vực hồ Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) đã “mật phục” bắt được xe của chính công ty môi trường xả chất thải vệ sinh xuống hồ cá. Trước đó, một vụ đổ trộm chất thải và phân bể phốt các chuyến bay, nhà ga sân bay Nội Bài ra đồng ruộng khiến người dân thủ đô phẫn nộ. 
Ảnh minh họa. Nguồn internet.
Ảnh minh họa. Nguồn internet. 
Vì sao chưa có hệ thống xử lý?
Theo một cán bộ vệ sinh môi trường, về lý thuyết, phân có thể được các công ty sản xuất phân bón mua về lọc ép lấy bã làm phân vi sinh. Nhưng hiếm có doanh nghiệp nào dám mua mặt hàng này. Vận chuyển công phu, đường sá đi xa đã đội giá thành chỉ đáng vài trăm thành tiền triệu. 
Không bán được thì “lách”, đa phần các công ty hút bể phốt đều giả ký hợp đồng bán phân cho các công ty phân bón để che mắt cơ quan cấp phép hoạt động. Sau khi hút đi lòng vòng các phố rồi đổ ụp vào bất cứ nơi đâu có thể, thậm chí cả giải phân cách đường cao tốc.
Thực ra, Hà Nội cũng có một trạm xử lý phân, và trạm duy nhất này nằm ở Cầu Diễn (Từ Liêm), vốn được xây dựng để xử lý phân của các nhà vệ sinh công cộng tại Hà Nội. Nay, số lượng nhà vệ sinh công cộng bị dẹp bỏ khá nhiều nên trạm này có thể nhận thêm xử lý cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. 
Nhưng, ngặt một nỗi công suất quá thấp, chỉ 50 khối/ngày, không thấm vào đâu so với lượng thải mỗi ngày của cư dân trên địa bàn. Trong khi đó, tại TP Hồ Chí Minh đã có tới 3 nhà máy xử lý, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường đô thị. 
Ngay những người làm công tác vệ sinh môi trường cũng thấy thật ngạc nhiên khi thủ đô Hà Nội đông dân như thế, mà không đầu tư hệ thống nhà máy xử lý phân bể phốt. Giá hệ thống này khoảng vài ba triệu đô nhưng không phải vì thế mà bó tay vì có thể xã hội hóa. Được biết, UBND TP Hà Nội đã nhiều lần bàn đến vấn đề này nhưng không hiểu sao đến nay vẫn chưa ra ý tưởng gì./.

Đọc thêm

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Đẩy mạnh công tác khám chữa bệnh, đào tạo nhân lực cho nước bạn Lào

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Huế trực tiếp hướng dẫn các bác sĩ Bệnh viện Mahosot thực hiện các kỹ thuật can thiệp nội soi tiêu hóa.
(PLVN) - Chiều 13/4, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đoàn y bác sĩ của đơn vị này vừa kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tại thủ đô Viêng Chăng (Lào) đánh dấu sự hợp tác hữu nghị của ngành y tế hai nước, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho người dân Lào. Qua đó, góp phần thắt chặt thêm mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa 2 nước.

Con số đáng tự hào về hiến máu tình nguyện

Tình nguyện viên tham gia hiến máu. Ảnh: Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
(PLVN) - Bộ Y tế đánh giá cao sự điều phối, tương trợ, "chia lửa" của các Trung tâm Truyền máu trên cả nước trong lúc khó khăn, đặc biệt đã hỗ trợ hàng chục nghìn đơn vị máu cho đồng bằng sông Cửu Long. Tỷ lệ hiến máu tình nguyện nước ta hiện đạt 97%...