Thông tin tiếp vụ "án oan chấn động Ninh Bình": Ông Thái phải khởi kiện lên cấp cao hơn

Ông Phạm Hồng Thái
Ông Phạm Hồng Thái
(PLO) - "Nếu giữa ông Thái và TAND huyện Gia Viễn không thống nhất được số tiền bồi thường thì ông cần phải tiếp tục khởi kiện lên TAND cấp cao hơn theo đúng trình tự pháp lý" là lời khuyên của luật sư Trần Đại Dương (Đoàn luật sư Hà Nội) dành cho vị doanh nhân thành đạt một thời chẳng may vướng vào vòng oan khuất.

Tôi gặp ông vào lúc trời đã chạng vạng, vạt nắng cuối thu không đủ làm sáng thêm căn phòng bề bộn những chồng đơn kêu cứu của ông lão sau 2 lần bị kết án oan sai.

Ròng rã 27 năm trời, ông lão ấy vẫn đau đáu một niềm tin: bi kịch đời cuộc ông sẽ chấm dứt, nỗi đau cuộc đời ông sẽ được đền đáp xứng đáng, ánh sáng công lý sẽ chiếu rọi, sưởi ấm ông những năm cuối đời…

Họa vô đơn chí

Nhân vật mà chúng tôi vừa nhắc tới là ông Phạm Hồng Thái (SN 1952, trú tại huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) mà Báo Pháp luật Việt Nam điện tử đã đề cập ở 2 bài viết trước.

Trước mặt tôi là người đàn ông tuy không thật già so với tuổi 64 của mình, nhưng gương mặt khắc khổ đen sạm như chất chứa bao nỗi oan khiên. Nghe chuyện của ông, tôi bần thần tự hỏi, sao trên đời này người ta có thể tạo nên những oan khuất ngần ấy và nghị lực nào đã giúp người đàn ông này không ngã quỵ.

Để cho độc giả tiện theo dõi, chúng tôi xin nhắc lại nỗi oan khiên của người đàn ông sinh năm Nhâm Thìn ấy. Trước đó, ông Thái vốn là một “cai thầu” nức tiếng trong tỉnh. Chính bởi lẽ đó người yêu ông cũng nhiều nhưng kẻ ganh ghét cũng không ít.

Ngày 17/5/1988, Phạm Hồng Thái ký hợp đồng xây dựng 6 hạng mục cho Công ty Đại lý vận tải Gia Viễn. Công việc đang tiến triển thuận lợi thì ngày 22/12/1988, Công an huyện đến bắt và ngày 19/9/1989, TAND huyện Gia Viễn tuyên Phạm Hồng Thái phạm tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN” và kết án 12 tháng tù cho hưởng án treo.

Sáu tháng sau, ngày 23/3/1990, TAND tỉnh Hà Nam Ninh (cũ) xử lại và tuyên Phạm Hồng Thái không phạm tội.

Ông Thái bật khóc khi tâm sự về bi kịch cuộc đời mình.

Ông Thái bật khóc khi tâm sự về bi kịch cuộc đời mình.

Thế nhưng, toàn bộ tài sản của ông Thái đã mất hết trong quá trình ông bị bắt giam.

Bỗng dưng đang từ một doanh nhân thành đạt, ông Thái thành kẻ tay trắng. Không nản chí, ông Thái tìm đến vũng đất mới lập nghiệp. Tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay là tỉnh Yên Bái) là nơi ông Thái tìm đến.

Với sự tài hoa và nỗ lực hơn người, một lần nữa ông Thái lại trở thành một doanh nhân nức tiếng trong tỉnh. Thế nhưng, bi kịch cuộc đời ông chưa dừng lại ở đây. Bị cạnh tranh thị phần làm ăn, năm 1991, 7 công ty ở Hoàng Liên Sơn cùng đứng đơn kiện Phạm Hồng Thái về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tháng 6/1991 Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hoàng Liên Sơn truy tố ông về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN” theo Điều 134 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, đến tháng 7/1991, tại phiên tòa sơ thẩm, Tòa án nhân dân Hoàng Liên Sơn đã tuyên ông “không phạm tội”.

Cùng bị quy kết là “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN”, là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản XHCN" và cùng được tuyên là “không phạm tội". Vậy nhưng, sau lần thứ 2 rơi vào vòng lao lý thì toàn bộ tài sản của ông Thái lại một lần nữa bị mất sạch!

“Bao giờ cho đến tháng 10”

Quay trở lại câu chuyện xử oan ông Phạm Hồng Thái của TAND huyện Gia Viễn, Cơ quan này sau khi tiến hành xin lỗi công khai ông Thái tại địa phương thì chỉ chấp nhận bồi thường hơn 357 triệu đồng

Ông Vũ Đức Hùng, Phó Chánh án TAND huyện Gia Viễn, đại diện bị đơn và cũng là người chủ trì các buổi thương lượng bồi thường giữa TAND huyện Gia Viễn và ông Thái từng phát biểu: “Những mất mát của ông Thái không gì có thể bù đắp được và chúng tôi cố gắng vận dụng quy định của pháp luật một cách tối đa để bồi thường cho ông Thái”.

Thế nhưng, điều bất ngờ là ngay sau những lời phát biểu đầy ân tình ấy, TAND huyện Gia Viễn tuyên ông Thái chỉ được bồi thường 56 triệu đồng (tức là chỉ bằng 1/6 số tiền mà chính cơ quan này đã thương lượng trước đó) cho những oan sai mà ông Thái phải chịu.

Không đầu hàng số phận, ông Thái vẫn tiếp tục đội đơn kêu cứu khắp nơi. “May mắn cho cuộc đời tôi là bên cạnh tôi vẫn còn những người bạn tốt. Họ đã cho tôi vay rất nhiều tiền để đi kiện, tìm lại công lý. Vậy nhưng sau gần 30 năm đi kiện, số tiền đó đã cạn kiệt, nhưng việc đền bù oan sai cho tôi vẫn chưa được các cơ quan thực thi tố tụng thực hiện…”, lau vội dòng nước mắt, ông Thái chia sẻ.

Công văn của TAND Tối Cao gửi TAND tỉnh Yên Bái
Công văn của TAND Tối Cao gửi TAND tỉnh Yên Bái

Sau nhiều năm ông Thái ròng rã đội đơn kêu cứu oan sai, đi tìm công lý, tưởng chừng tia sáng cuối đường hầm đã vụt tắt, khi tấm thân già ốm yếu, đôi bàn tay run rẩy, mắt đã mờ, chân đã chậm lê từng bước một trong khó nhọc thì niềm hy vọng lóe sáng khi ngày 23/2/2016, Tòa án nhân dân tối cao đã tiếp nhận đơn thư của ông Thái và có công văn số 114/TANDTC – VP gửi TAND tỉnh Yên Bái thực hiện việc công khai xin lỗi ông Phạm Hồng Thái.

Trao đổi với PV, luật sư Trần Đại Dương (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Mới đây Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình thực hiện Nghị quyết số 96/2015/QH13 của Quốc hội về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.

Chương trình nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, yêu cầu đề ra trong Nghị quyết số 96/2015/QH13: Chấp hành nghiêm pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự. Không bỏ lọt tội phạm, không để xảy ra oan, sai. Khi xác định đã có oan, sai phải kịp thời minh oan cho người bị oan, bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định pháp luật.

Theo diễn tiến 2 vụ oan sai của ông Phạm Hồng Thái, ở vụ đầu tiên nếu giữa ông Thái và TAND huyện Gia Viễn không thống nhất được số tiền bôi thường thì ông cần phải tiếp tục khởi kiện lên TAND cấp cao hơn theo đúng trình tự pháp lý.

Còn ở vụ oan sai thứ 2, ông Thái cần thu thập đầy đủ tài liệu chứng minh toàn bộ tài sản ông bị cơ quan thực thi tố tụng tỉnh Hoàng Liên Sơn cũ thu giữ. Trên cơ sở đó xác định thiệt hại về mặt tài chính để cơ quan thực thi tố tụng thương lượng, đưa ra chi phí đền bù theo đúng quy định của pháp luật.

Báo PLVN sẽ tiếp tục thông tin về số phận của doanh nhân mang án oan chồng oan này.

Đọc thêm

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.