Thẩm phán sẽ mặc áo choàng khi xét xử

Thẩm phán sẽ mặc áo choàng khi xét xử
(PLO) - Sáng 25.4, tại  Phiên họp thứ 47, Ủy ban thường vụ Quốc hội Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề nghị của Chánh án TAND Tối cao linê quan đến trang phục và chứng minh thư của Thẩm phán Tòa án nhân dân...

Trình bày tại phinê họp sáng nay, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Bùi Ngọc Hòa nói: Tòa án nhân dân tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về trang phục của Thẩm phán và Hội thẩm, nhằm thể hiện sự trang nghiêm, tính chuyên nghiệp, đồng bộ và rõ ràng hình tượng đặc trưng của cơ quan thực hiện quyền tư pháp.

Theo nội dung tờ trình của CA TAND TC, việc đổi mới trang phục của các thành viên Hội đồng xét xử theo yêu cầu nêu trên là nhu cầu tất yếu và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay; góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đề cao tác phong lễ tiết, danh dự nghề nghiệp và trách nhiệm cá nhân; thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của Tòa án nhân dân theo yêu cầu đẩy mạnh cải cách tư pháp hiện nay.

Tòa án nhân dân tối cao đề nghị trang phục của Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp được cấp trang phục để sử dụng theo niên hạn. Bộ trang phục của Thẩm phán được miêu tả:  Trang phục xét xử là áo choàng dài tay màu đen Đối với Thẩm phán Tòa Gia đình và người chưa thành niên thì áo choàng dài tay sẽ có màu da cam. Lễ phục là áo choàng và trang phục làm việc hàng ngày bao gồm quần áo xuân hè là quần âu, áo sơ mi trắng và quần áo thu đông là bộ quần áo veston.

Theo ý kiến của vị Phó Chánh án TAND TC, áo choàng dài tay màu đen và lễ phục của Thẩm phán là áo choàng sẽ phù hợp với thông lệ quốc tế và tăng tính uy nghiêm của Thẩm phán.

Chánh án TANDTC cũng đề nghi cấp  thắt lưng da; giầy da; bít tất; dép có quai hậu; cà vạt; áo mưa; ô che mưa và cặp đựng tài liệu và tấm biển phù hiệu Tòa án cho các thẩm phán.

Chánh án TAND TC cũng đề nghị  Hội thẩm Tòa án nhân dân, khi tham gia xét xử hoặc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án, sử dụng trang phục giống như trang phục làm việc của Thẩm phán (quần âu, áo sơ mi trắng (xuân, hè) và bộ quần áo veston (thu, đông)...

Thẩm tra ý kiến của Chánh án TANDTC, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cho biết, “Trang phục xét xử của Thẩm phán là áo choàng dài tay màu đen nhằm thể hiện toàn diện, sâu sắc nhất hình ảnh của Tòa án và phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, đề nghị UBTVQH giao cho Chánh án TANDTC quy định về thiết kế riêng của từng loại trang phục xét xử của các ngạch Thẩm phán.”

Về đề nghị  thẩm phán mặc áo màu cam khi xét xử vụ án gia đình và người chưa thành niên, nhiều thành viên của UBTP  không tán thành, đề nghị sử trang phục làm việc hàng ngày của Thẩm phán nhằm thể hiện hình ảnh thân thiện, gần gũi của các Thẩm phán trên công đường đối với người chưa thành niên.

Cũng có một số ý kiến của thành viên UBTP đồng ý với đề nghị của Chánh án TANDTC và cho rằng theo thông lệ thế giới, màu da cam tượng trưng cho sự hài hòa, thân thiện. Do đó, có thể quy định trang phục xét xử của Thẩm phán khi xét xử các vụ án gia đình và người chưa thành niên là áo choàng dài tay màu cam giống áo choàng đen của các Thẩm phán khác.

Đối với lễ phục của Thẩm phán, bà Nga cho biết, Thường trực Ủy ban Tư pháp đồng ý với đề nghị của Chánh án TANDTC về việc cần phải có lễ phục của Thẩm. Tuy nhiên,  cần cân nhắc kiểu dáng để bảo đảm phù hợp với điều kiện Việt Nam. Bên cạnh đó UBTVQH cần xem xét quyết định mẫu lễ phục của Thẩm phán.

Về đề nghị  trang phục làm việc hàng ngày của Thẩm phán, theo đó Thẩm phán mặc quần âu tối màu, áo sơ mi trắng (xuân, hè) và mặc veston (thu, đông), thường trực Ủy ban Tư pháp nhất trí với đề nghị của Chánh án TANDTC./. 

Đọc thêm

Thâu tóm gần 140ha đất rừng, cựu bí thư huyện ở Bình Định bị khởi tố

Hiện, hơn 138ha rừng phòng hộ của gia đình ông Nguyễn Đình Kim đã bị thu hồi (Ảnh: DT).
(PLVN) - Ngày 29/3, Công an tỉnh Bình Định cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Đình Kim - cựu Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Liên tiếp giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông gọi điện để lừa đảo, hù dọa

Liên tiếp giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông gọi điện để lừa đảo, hù dọa
(PLVN) - Ngày 29/3, ông Bùi Thanh Toàn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu (TTTT) thông tin, thời gian gần đây, Sở TTTT liên tục nhận được phản ánh có một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở TTTT gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân có dấu hiệu lừa đảo.

Đường dây khai thác cát lậu tại ven biển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh): Đề nghị truy tố 24 đối tượng

Tàu khai thác cát lậu bị bắt quả tang. (Ảnh trong bài: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), đề nghị VKSND truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát lậu và các hoạt động phạm pháp khác do Trương Văn Chinh (39 tuổi, quê Lâm Đồng) cầm đầu. 3 bị can khác cũng liên quan đến ổ nhóm tội phạm này nhưng CQĐT đang điều tra trong vụ án độc lập khác, sẽ tiến hành xử lý sau.

Bắt 3 đối tượng thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Các đối tượng (từ trái qua phải): Hiệp, Anh, Dũng và số ma túy thu giữ. Ảnh: CACC
(PLVN) - Công an huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) vừa bắt giữ 3 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.