Thà làm oan còn hơn để lọt tội phạm?

Trở lại vụ án “Đi đòi nợ, 6 người bị tù oan” ở Định Quán, Đồng Nai, mặc dù hết quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng Tòa án vẫn quyết trả hồ sơ để "tìm bằng được tội phạm"…

Trở lại vụ án “Đi đòi nợ, 6 người bị tù oan” ở Định Quán, Đồng Nai, mặc dù hết quyền trả hồ sơ điều tra bổ sung nhưng Tòa án vẫn quyết trả hồ sơ để "tìm bằng được tội phạm"…

Định giá tài sản bằng cách... đoán

Báo PLVN ra ngày 27/8/2010 có bài “Đi đòi nợ, 6 người bị tù oan” phản ánh dấu hiệu của một vụ “hình sự hóa” tranh chấp dân sự tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Bà Nguyễn Thị Thảo Sương cùng các anh chị em và người thân trong gia đình bị khởi tố, bắt giam về tội “cưỡng đoạt tài sản” chỉ vì đi lấy tài sản thế chấp của “con nợ” – vợ chồng ông Phạm Quốc Hùng.

Thà làm oan còn hơn để lọt tội phạm? ảnh 1
 
Kể từ khi vụ án được chuyển sang tòa án để xét xử, những chứng cứ bộc lộ một vụ án oan sai ngày càng nhiều khiến cho Tòa án không thể định tội mà phải trả hồ sơ để tiếp tục điều tra. Điều khiến Tòa khó buộc tội nhất là việc xác định giá trị thật sự của “tài sản bị chiếm đoạt”.

Theo kết luận định giá tài sản lần thứ nhất, bộ dàn nhạc mà các bị can bị quy kết là đã “cưỡng đọa” có trị giá  là 67,5 triệu đồng. Lần thứ hai, bộ dàn nhạc này lại được định giá chỉ có 48,7 triệu đồng. Nhưng theo Luật sư Trần Việt Hùng, người bào chữa của bị cáo thì cả hai lần định giá này, tổ chức định giá đều không được nhìn thấy tài sản mà chỉ đoán giá dựa trên bảng kê các thiết bị của dàn nhạc.

Việc định giá tài sản “trên giấy” được Luật sư Hùng dẫn chứng bằng chính lời khai của bị hại, có nội dung: Hội đồng định giá lần thứ nhất, vợ chồng ông Hùng không có ở nhà để cho xem tài sản còn lần thứ 2 đến định giá, tổ chức định giá nói giá trị tài sản là 70 triệu nhưng vợ chồng ông Hùng không đồng ý. Sau đó, hội đồng định giá bao nhiêu thì không rõ.

Hết quyền, tòa vẫn trả hồ sơ

Khi thụ lý vụ án này, TAND huyện Định Quán đã nhiều lần trả hồ sơ để điều tra bổ sung tội chứng. Lần trả hồ sơ thứ nhất diễn ra vào ngày 6/8/2009, lần thứ 2 diễn ra vào ngày 20/10/2009. Tuy nhiên, CQĐT vẫn không “thỏa mãn” được yêu cầu của tòa án vì việc trả hồ sơ là để định giá lại tài sản nhưng Hội đồng định giá mới chưa được thành lập.

Mặc dù chưa định giá lại tài sản nhưng VKS vẫn chuyển hồ sơ sang tòa án để xét xử. Vì vậy, Tòa bắt buộc phải mở phiên tòa. Tuy nhiên, ngày 16/12/2010, lần thứ 3, TAND huyện Định Quán chuyển trả hồ sơ cho VKS va CQĐT để “điều tra bổ sung”. Nhưng, theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Tòa án và VKS chỉ được phép trả hồ sơ để điều tra bổ sung không quá hai lần. Với quyết định trả hồ sơ lần thứ 3 này, rõ ràng là Tòa án đã phạm vào “điều cấm” của luật.

Không chỉ Tòa án vi phạm tố tụng, VKS cũng nhiều lần vi phạm tố tụng. Theo Luật sư Hùng, Kiểm sát viên Nguyễn Ngọc Tuấn được phân công kiểm sát điều tra vụ án nhưng việc tiến hành tố tụng lấy lời khai của nhân chứng lại do bà Nguyễn Thị Lan thực hiện. Khi VKS trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung, kiểm sát viên lại đi lấy lời khai của nhân chứng “giúp” CQĐT rồi chuyển tài liệu này vào hồ sơ vụ án.

Vụ án nhỏ đã kéo dài gần 2 năm qua do thiếu chứng cứ buộc tội. Các cơ quan tố tụng huyện Định Quán quyết tâm “tìm thấy tội” của các bị cáo nên đã “quên” cả những quy định của pháp luật về việc điều tra vụ án.

Những vi phạm tố tụng trên có ảnh hưởng như thế nào đến việc điều tra, giải quyết vụ án, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Văn Toàn,VPLS Khánh Hưng về vấn đề này.

- Thưa ông, việc trả hồ sơ điều tra khi không còn quyền trả hồ sơ như việc Tòa án đã làm có ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của bị can, bị cáo?.

 
- Theo quy định của pháp luật, việc điều tra chỉ được thực hiện trong một thời hạn nhất định, kết thúc thời hạn đó thì không được điều tra nữa mà phải xét xử. Luật cũng chỉ cho phép VKS và TAND được trả hồ sơ không quá 2 lần để làm rõ những vấn đề cần chứng minh tội phạm.

Sở dĩ pháp luật quy định như vậy vì tránh tình trạng oan sai do CQĐT, VKS kéo dài vụ án và tìm mọi cách để chứng minh tội phạm theo cách “tìm bằng được tội”, làm thiệt hại đến quyền lợi của bị cáo. Với việc trả hồ sơ lần thứ 3 của Tòa, rõ ràng là vi phạm quy định của pháp luật và xâm phạm đến quyền lợi cả bị cáo.

- Đối với trường hợp đã “trả đủ” 2 lần mà CQĐT không làm rõ được thì tòa án phải giải quyết như thế nào, thưa ông?.

- Theo nguyên tắc tố tụng thì CQĐT, VKS phải chứng minh tội phạm trước tòa. Với những tài liệu, chứng cứ đã điều tra được trong thời hạn luật định, nếu không buộc tội được thì Tòa án sẽ tuyên bố bị cáo không phạm tội.

Việc kéo dài thời hạn điều tra cũng như những lần điều tra bổ sung như thế sẽ tạo cơ hội cho CQĐT, VKS hoàn thiện hồ sơ mà họ đã không hoàn thành trong thời gian cho phép. Theo quy định của pháp luật, rõ ràng việc kéo dài như thế là làm bất lợi cho bị cáo.

- Những vi phạm trên của CQĐT, VKS phải xử lý như thế nào, thưa ông?.

- Theo quy định của pháp luật thì tài liệu, chứng cứ được thu thập không đúng pháp luật thì không có giá trị chứng cứ. Nhưng thực tế, những tài liệu điều tra ngoài thời hạn vẫn được sử dụng làm chứng cứ buộc tội. Các cơ quan tố tụng cấp trên ít xử lý các vi phạm này nên những sai phạm vẫn tồn tại nhiều trong tố tụng.

- Xin cảm ơn ông.

Bình Minh

Tin cùng chuyên mục

Bị cáo tại tòa.

Lãnh 12 tháng tù vì 1 viên đạn

(PLVN) - Ngày 25/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Song Hào (SN 1969, ở Đống Đa, Hà Nội) ra xét xử và tuyên phạt 12 tháng tù về tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Đọc thêm

Thanh Hóa: Tổ chức sử dụng ma túy trong đám cưới

Các đối tượng: Chung, Minh, Ba, Nam (từ phải qua trái)
(PLVN) - Một số đối tượng có biểu hiện tổ chức sử dụng ma túy tại đám cưới của Phùng Văn Chung nên đã triệu tập lên Công an xã làm việc và test nhanh ma túy. Qua test nhanh nước tiểu trong cơ thể của Phùng Văn Chung, Đặng Trọng Minh kết quả đều dương tính với ma túy.

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp

Đối tượng Lê Sỹ Đào
(PLVN) - Ngày 24/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, Công an huyện Yên Thành vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Lê Sỹ Đào (SN 1986, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Đây là đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.