Nhìn lại vụ án 5 nhà báo người Việt bị sát hại tại Mỹ

 Hàng trên: các nhà báo Nguyễn Đạm Phong, Pham Văn Tập, Lê Triết. Hàng dưới: các nhà báo: Đỗ Trọng Nhân, Dương Trọng Lâm
Hàng trên: các nhà báo Nguyễn Đạm Phong, Pham Văn Tập, Lê Triết. Hàng dưới: các nhà báo: Đỗ Trọng Nhân, Dương Trọng Lâm
(PLO) - Theo thống kê của  Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ), từ năm 1992 đến đầu năm 2017, trên thế giới có khoảng 1.200 nhà báo đã bị thiệt mạng trong quá trình tác nghiệp. Dư luận quốc tế đã lên án nhiều vụ sát hại nhà báo Mỹ, Anh, Pháp… một cách man rợ của các phần tử khủng bố tại Trung Đông, châu Phi và Nam Á. Với giới ký giả người Việt tại Mỹ, vụ án năm nhà báo gốc Việt bị thủ tiêu (từ năm 1981 đến 1990) vẫn luôn là ký ức không thể nào quên. Chúng ta hãy cùng phóng viên A.C. Thompson và Việt kiều Nguyễn Thanh Tú nhìn lại vụ việc và làm rõ thủ phạm sát hại năm nhà báo trên!
          Theo thống kê của Ủy ban Bảo vệ nhà báo (CPJ), từ năm 1992 đến đầu năm 2017, trên thế giới có khoảng 1.200 nhà báo đã bị thiệt mạng trong quá trình tác nghiệp. Dư luận quốc tế đã lên án nhiều vụ sát hại nhà báo Mỹ, Anh, Pháp… một cách man rợ của các phần tử khủng bố tại Trung Đông, châu Phi và Nam Á. Với giới ký giả người Việt tại Mỹ, vụ án năm nhà báo gốc Việt bị thủ tiêu (từ năm 1981 đến 1990) vẫn luôn là ký ức không thể nào quên. Chúng ta hãy cùng phóng viên A.C. Thompson và Việt kiều Nguyễn Thanh Tú nhìn lại vụ việc và làm rõ thủ phạm sát hại năm nhà báo trên!
          Theo thống kê của

Những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ trước, trong khi phần đông người Việt di tản sang Mỹ còn đang xoay sở với cuộc sống khó nhọc nơi đất khách thì các thành viên của băng nhóm Việt Tân đã len lỏi khắp các con phố có người Việt để lừa đảo và tống tiền. Chúng sử dụng mọi chiêu trò từ tổ chức các buổi thiện nguyện quyên góp tiền “tương trợ đồng bào” đến kêu gọi ủng hộ cho cái gọi là “Mặt trận giải phóng Việt Nam” đấu tranh, gây dựng lại chế độ Việt Nam Cộng hòa đã sụp đổ. Số tiền quyên góp được, các thành viên của Việt Tân đem chia chác phục vụ cuộc sống cá nhân nhưng không đủ.

Số cầm đầu Việt Tân đã đặt viết nhiều bài, thuê nhiều phóng viên làm phóng sự rồi dùng báo chí, truyền hình địa phương đưa tin dùm beng về tổ chức này để tiếp tục lừa đảo cộng đồng. Tuy nhiên, chẳng được bao lâu, các hành động lừa bịp của chúng cũng lần lượt bị phát hiện. Cũng từ đó, các vụ giết người bịt đầu mối, đe dọa, khủng bố tinh thần… do Việt Tân chủ mưu bắt đầu được tiến hành một cách bí mật.

Năm 1981, nhà báo Dương Trọng Lâm (27 tuổi ở San Francisco) bị một người lạ mặt bắn chết bên ngoài căn chung cư của ông ở Quận Tenderloin.

 Một năm sau, năm 1982, một nhóm sát thủ đã phục kích và bắn ký giả Nguyễn Đạm Phong 7 phát đạn ngay tại nhà riêng ở Houston.

Năm 1987, nhà báo Phạm Văn Tập chết cháy trong văn phòng làm việc (bị phóng hỏa và khóa cửa từ bên ngoài) ở Garden Grove, California. Sau đó, vào năm 1989 và năm 1990, nhà báo Đỗ Trọng Nhân và biên tập viên Lê Triết (cùng vợ) cũng bị hạ sát bằng súng lục tại Virginia.

Trước sức ép của dư luận, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để truy tìm thủ phạm. Nhưng vì nhiều lý do, nhóm điều tra của FBI không đưa ra kết luận về hung thủ sát hại các nhà báo.

Để giúp gia đình các nhà báo bị sát hại tìm ra sự thật, phóng viên A.C. Thompson và các cộng sự tại PBS & Pro Publica đã bắt tay vào điều tra vụ án bất chấp sự cản trở từ cả cơ quan công quyền Mỹ và số người bị tình nghi là thủ phạm. Các phóng viên của PBS & Pro Publica nhanh chóng xác định nguyên nhân dẫn đến các vụ giết người. Theo đó, các nhà báo bị giết không chỉ do họ có tài liệu xác thực hoạt động tội phạm của Việt Tân mà nhiều người còn dám công khai chỉ trích, tố cáo chúng qua các trang báo do mình biên tập. Quá trình điều tra, phóng viên A.C. Thompson và các cộng sự rất khó khăn trong việc thu thập tư liệu từ hồ sơ điều tra của FBI (phần lớn tài liệu quan trọng đã bị tiêu hủy) và từ sự bất hợp tác của Bộ Tư pháp Mỹ.

Báo cáo của CPJ thực hiện năm 1994 về các nhà báo nhập cư bị sát hại tại Mỹ
Báo cáo của CPJ thực hiện năm 1994 về các nhà báo nhập cư bị sát hại tại Mỹ

Để làm rõ nhiều vấn đề còn uẩn khúc, PBS & Pro Publica đã tổ chức vô số cuộc phỏng vấn thành viên FBI, cảnh sát các địa phương và gia đình, đồng nghiệp của các nạn nhân. Cuối cùng, tháng 11/2015, bộ phim “Terror in Little Saigon” cũng được giới thiệu đến công chúng. Mặc dù bộ phim không quy kết trách nhiệm cho Việt Tân (do thiếu chứng cứ theo luật Mỹ) nhưng người xem đều có chung nhận định: Việt Tân chính là hung thủ sát hại năm nhà báo gốc Việt, đó là một chiến dịch thanh trừng nhằm vào số người Việt không cùng quan điểm chính trị tiêu cực, dũng cảm tố cáo những hoạt động tội phạm, lùa đảo cộng đồng của Việt Tân.

Bộ phim “Terror in Little Saigon” đã đánh mạnh vào uy tín, hình ảnh của Việt Tân. Số cầm đầu Việt Tân không dám kiện PBS & Pro Publica nhưng gần như ngay lập tức chúng tập hợp lực lượng kích động phong trào tấn công tòa báo PBS & Pro Publica và phóng viên Thompson.

Trước các hoạt động của Việt Tân nhằm che đậy sự thật, vu cáo, bôi nhọ PBS & Pro Publica, anh Nguyễn Thanh Tú (con trai nhà báo Đạm Phong) đã tổ chức buổi họp báo với tiêu đề “Công lý cho các nhà báo bị sát hại” vào ngày 17/3/2017 tại Westminster, Califonia.

Tại buổi họp báo, anh Tú đã thông báo về quá trình điều tra của mình và đồng sự về vụ án năm ký giả người Việt bị sát hại. Anh Tú cũng cho biết đã biết thủ phạm là ai, nhưng không đề nghị truy tố. Hiện, anh Tú cùng 03 đồng sự đang làm việc với 02 đơn vị thuộc Bộ Tư pháp Mỹ để tập hợp thông tin nhằm vô hiệu hóa hoạt động của Việt Tân theo đúng luật pháp Mỹ.

 Phát biểu trong họp báo, nhiều người Việt khẳng định, Việt Tân là một băng đảng bất hợp pháp, chưa hề đăng ký pháp luật Mỹ cũng như chưa từng đóng thuế; chúng có mạng lưới hoạt động rộng, móc nối với nhiều cá nhân, tổ chức tội phạm khác. Một số  nhân vật từng là nạn nhân của Việt Tân như ông Đặng Văn Âu (cựu Thiếu tá Không quân Việt Nam Cộng hòa), bà Bùi Anh Thư, gia đình bà Nguyễn Ngọc Hoa cũng đã lên tiếng phát biểu, tố cáo Việt Tân đã có hành vi đe dọa, hành hung, khủng bố tinh thần… những người không chịu hợp tác với chúng.

Để cộng đồng người Việt hải ngoại ngày càng đoàn kết, phát triển, có nhiều đóng góp thiết thực cả về vật chất lẫn tinh thần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thiết nghĩ những hoat động tội phạm, lừa đảo, làm xấu hình ảnh cộng đồng người Việt tại một số nước cần sớm được loại bỏ. Chúng ta cùng tiếp tục hy vọng, ở nước Mỹ xa xôi, một ngày tới đây, vụ án năm nhà báo gốc Việt sẽ được đưa ra xét xử, hung thủ và số cầm đầu Việt Tân sẽ nhận được những bản án thích đáng theo luật Mỹ.

Sớm hay muộn, công lý sẽ được thực hiện!

Đọc thêm

Lái xe vi phạm nồng độ cồn “thông chốt” kiểm tra tại Hạ Long

Lái xe và phương tiện vi phạm tại Hạ Long.
(PLVN) -Đêm 18/4, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ (CSGTĐB) số 2, Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bàn giao lái xe Sú Văn Đông sinh năm 1988 và các đối tượng liên quan tới Công an TP Hạ Long để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra nồng độ cồn.

Đồng Nai khởi tố 3 vụ gian lận bảo hiểm

Đồng Nai khởi tố 3 vụ gian lận bảo hiểm
(PLVN) - Liên quan đến hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai thời gian qua đã gửi 39 hồ sơ kiến nghị khởi tố sang Cơ quan điều tra. Trong đó đã khởi tố điều tra 3 vụ.

Mâu thuẫn đất đai đứa cháu giết cô ruột dã man

Nguyễn Minh Trường đến cơ quan Công an đầu thú.
(PLVN) -  Sáng ngày 18/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Minh Trường (SN 1990 , trú ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.

Bắt tạm giam chủ tịch UBND xã và kế toán ở Bắc Giang

Cơ quan Cảnh sát điều tra tống đạt các quyết định và lệnh đối với Nguyễn Văn Quang.
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo bà Vi Thị Thắm, Kế toán UBND thị trấn An Châu thực hiện trái công vụ, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước số tiền 340 triệu đồng.