Nhiều “điểm mờ” của vụ án Lê Văn Mạnh cần được làm rõ

Bà Nguyễn Thị Việt và lá thư kêu oan của con được viết trên áo
Bà Nguyễn Thị Việt và lá thư kêu oan của con được viết trên áo
(PLO) - Chánh án TANDTC vừa có  chỉ đạo các cơ quan chức năng của TANDTC làm việc với TAND tỉnh Thanh Hóa để làm rõ về thông tin cho rằng có dấu hiệu oan sai trong vụ án Lê Văn Mạnh (SN 1982, quê xã Yên  Thịnh, huyện Yên Định, Thanh Hóa, bị kết án tử hình về các tội “Hiếp dâm trẻ em”, “Giết người”, “Cướp tàì sản”). 
Hiện TAND tỉnh Thanh Hóa đã ra quyết định thành lập Hội đồng Thi hành án nhưng chưa có kế hoạch thi hành án tử hình đối với tử tù Lê Văn Mạnh. 
Trước đó, nhiều luật sư (LS) đã có đơn kiến nghị tạm hoãn thi hành án khẩn cấp lên Chủ tịch nước và các cơ quan chức năng.
Không hài lòng về luật sư chỉ định
Bản án sơ thẩm và phúc thẩm (lần 1) từng tuyên Mạnh tử hình nhưng đã bị cấp giám đốc thẩm tuyên hủy và yêu cầu xét xử lại. Tuy nhiên, khi xét xử lại lần 2, TAND tỉnh Thanh Hóa vẫn tuyên tử hình đối với Mạnh và Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã y án mặc dù tại các phiên tòa, Mạnh đều kêu oan.
Đơn kiến nghị của các LS và đơn kêu oan của bà Nguyễn Thị Việt (mẹ Mạnh) cho biết: bản thân Mạnh và gia đình chỉ tin tưởng LS Phạm Việt Hoa - người đã bào chữa cho bị án trong quá trình xét xử sơ thẩm vụ án (lần 1). 
Tuy nhiên, vì lý do khách quan, LS Hoa không thể tiếp tục tham gia bào chữa cho Mạnh. Bởi vậy, TAND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ định một LS khác tham gia bào chữa cho Mạnh ở giai đoạn sơ thẩm (lần 2). Nhưng, gia đình và bị án Mạnh cho rằng vị LS này đã không tích cực bào chữa.
Đến giai đoạn xét xử phúc thẩm, Tòa án lại tiếp tục chỉ định LS này bào chữa cho bị cáo Lê Văn Mạnh. Bị cáo Mạnh không đồng ý với quyết định này nên đã từ chối và yêu cầu để tự mình bào chữa. Nhưng yêu cầu của Mạnh đã không được Tòa án chấp nhận và LS đó vẫn tiếp tục bào chữa cho bị án tại phiên tòa phúc thẩm (lần 2). 
“Việc bị án đã từ chối người bào chữa vì lý do LS không tích cực, muốn được tự bào chữa lẽ ra phải được Tòa án xem xét, tạo điều kiện để gia đình và bị án mời LS khác vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sống của bị án, ngay cả vì điều đó mà phải hoãn phiên tòa”- LS Trần Thu Nam nêu quan điểm.
Còn theo LS Lê Văn Luân, trong các bản án sơ thẩm cũng như phúc thẩm không có chứng cứ nào khác ngoài lời nhận tội của bị cáo, mà chính bị cáo phủ nhận toàn bộ tại phiên tòa. Điều này đã vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng Hình sự (TTHS) “Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị án làm chứng cứ duy nhất để kết tội”.
Quá trình tố tụng có minh bạch?
Được biết, bà Nguyễn Thị Việt và chị Lê Thị Nhài (chị gái của Mạnh) là những người biết rõ Mạnh có bằng chứng ngoại phạm và xác nhận Mạnh không có mặt tại hiện trường khi xảy ra vụ án. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ tiến hành lấy lời khai của chị Lê Thị Nhài mà không triệu tập bà Nguyễn Thị Việt để lấy lời khai. Việc thực nghiệm điều tra không khách quan, không phù hợp về mặt thời gian và hiện trường gây án…
Ngoài ra, trong các bản án sơ thẩm và phúc thẩm (lần 2) không hề đề cập đến những lời khai có lợi này cho bị cáo. Ngược lại, cơ quan điều tra lại lấy lời khai của em gái Mạnh – Lê Thị Lệ, sinh năm 1995 (thời điểm lấy lời khai, Lệ mới 9 tuổi). 
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 135 Bộ luật TTHS thì: “Khi lấy lời khai của người làm chứng dưới 16 tuổi phải mời cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác hoặc thầy giáo, cô giáo của người đó tham dự”. Tuy nhiên, theo gia đình bị án thì gia đình, người giám hộ của Lệ không hề được mời có mặt khi lấy lời khai của Lệ. 
Theo bản án, vào lúc 17 giờ ngày 21/03/2005, cháu Hoàng Thị Loan ra bờ sông Cầu Chày thuộc địa phận xã Yên Thịnh đi vệ sinh. Đến tối, gia đình phát hiện cháu Loan mất tích liền tổ chức đi tìm nhưng không thấy. Đến 13 giờ ngày 22/03/2005, phát hiện xác nạn nhân tại bờ sông Cầu Chày thuộc xã Xuân Minh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa. Cơ quan giám định pháp y kết luận cháu Loan chết do bị thắt cổ, trên người nạn nhân có dấu hiệu ngạt nước, bị hiếp dâm.
Ngày 20/04/2005, Mạnh bị bắt tại nhà theo Lệnh bắt tạm giam số 01 ngày 14/04/2005 của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương do hành vi cướp tài sản và bỏ trốn (không liên quan vụ án trên). Ngày 23/04/2005, Lê Văn Mạnh từ trong trại giam gửi một bức thư cho bố, có nội dung nhận tội mình là người đã hiếp, giết cháu Loan. Cơ quan Công an đã thu giữ bức thư này và tiến hành điều tra. Sau đó, CQĐT đã kết luận Lê Văn Mạnh thực hiện hành vi hiếp dâm và giết cháu Loan.
Sau khi bị cấp giám đốc thẩm trả hồ sơ yêu cầu xét xử lại, ngày 29/07/2008 TAND tỉnh Thanh Hóa xét xử sơ thẩm và ngày 25/11/2008 Tòa Phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội đã xét xử phúc thẩm vụ án trên, tuyên y án tử hình đối với Mạnh về tội danh: “Giết người”; “Hiếp dâm trẻ em” và “Cướp tài sản”.
Ngày 14/10/2015, Chánh án TAND tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định thi hành án số 02/QĐ – CA đối với bị án Lê Văn Mạnh.

Đọc thêm

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.

Bắt tạm giam người điều khiển tàu khách gây tai nạn trên sông Tiền

Lực lượng chức năng tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được.
(PLVN) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền, đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làm 1 người chết và 2 người bị thương. Chiều ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.