Nhà nghiên cứu chân đất và công trình“lấn sân” tạo hóa

Day dứt với câu hỏi “Vì sao không thể ép loài cá quý này sinh sản nhân tạo?”, một lão nông đã một mình khoác ba lô ngược dòng Mê Kông, âm thầm đi tìm hiểu quy luật sinh sản của cá, thế chấp nhà lấy tiền nghiên cứu mong góp phần thay đổi quy luật của tạo hóa với loài cá này.

LTS: 15 năm trước đây, Việt Nam chưa phải là một trong những nước xuất khẩu nhiều cá ba sa lớn nhất thế giới như ngày nay, mà ngày đó nông dân miền Đồng bằng sông Cửu Long thậm chí còn phải mang vàng sang Campuchia đổi lấy cá giống; nghề nuôi cá hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, nhiều gia đình phá sản vì nghề nuôi cá, phải dỡ bè lấy gỗ bán mua gạo... Day dứt với câu hỏi “Vì sao không thể ép loài cá quý này sinh sản nhân tạo?”, một lão nông đã một mình khoác ba lô ngược dòng Mê Kông, âm thầm đi tìm hiểu quy luật sinh sản của cá, thế chấp nhà lấy tiền nghiên cứu mong góp phần thay đổi quy luật của tạo hóa với loài cá này.

Bài 1: Nhà nghiên cứu chân đất đòi “lấn sân” tạo hóa

Một trong những tác giả của phát kiến ép cá ba sa đẻ trong môi trường nhân tạo, mang lại bộ mặt mới cho nghề nuôi cá ba sa đó là ông nông dân Tống Minh Chánh (Hai Chánh; ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hòa, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang). Nói về hành trình 10 năm tìm cách nhân giống loài cá này, ông tổng kết một câu ngắn gọn: “Trước tiên phải đam mê; tiếp đó cần mò mẫm”.

“Lấn sân” tạo hóa

Từ khoảng những năm 1999 trở về trước, con giống cá ba sa rất khan hiếm do chỉ có trong thiên nhiên. Người nuôi cá Việt Nam buộc phải qua vùng Biển Hồ đổi vàng lấy cá, chính điều này đã làm hàng năm, nước ta mất đi một lượng vàng không nhỏ. Bên cạnh đó, sức đề kháng của những loài cá tự nhiên này kém, chỉ cần một dịch bệnh nhỏ xảy ra là cá chết hàng loạt, người nuôi cá dễ lâm vào cảnh trắng tay phá sản. Ông kể lại: “Ngày đó, nuôi con cá ba sa khổ không khác nuôi con mọn.

gbfh
Giống cá ba sa do lão nông Hai Chánh ươm 

Từ việc xử lý nguồn nước, chăm sóc bệnh dịch đến chuyện thức ăn cho cá thì ngoài kinh nghiệm, buộc phải có kiến thức khoa học, bản lĩnh không sợ phá sản và cộng thêm yếu tố may mắn”.

Khó nuôi, thế nên người ta đâm “ghét” con cá ba sa và chuyển sang phong trào nuôi cá tra, dù cá ba sa thịt trắng, thơm ngon hơn; có giá bán cao hơn cá tra. Hay nói như cách ví von của người dân “Hoa hậu cá tra cũng không bằng anh cá ba sa thường”. Hai Chánh nhớ lại: “Nghề nuôi cá bè tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày đó gần như lụi tàn, một số nhà bè thậm chí đã tháo bè lấy cây bán mua lấy gạo ăn”.

Nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, ông đau đáu với “bài toán” con người không thể ép cá ba sa sinh sản trong môi trường nhân tạo: Loài cá này lớn lên tại sông Mê Kông nhưng chỉ có thể sinh sản tại vùng Thượng Lào và Biển Hồ. Trứng cá từ đây sẽ theo dòng Mê Kông trôi vào đất Việt nhưng rất ít do người dân nước bạn trên thượng nguồn hầu như đã vớt hết và bán lại cho người nuôi cá Việt nam.

Sau nhiều ngày bàn “nát nước” với vợ, Hai Chánh đi đến một quyết định khiến có người tưởng ông “phát rồ”: “Tìm cách bắt con cá ba sa phải đẻ tại Việt Nam” rồi khăn gói ngược dòng Mê Kông, lên tận Biển Hồ để tìm hiểu quy luật sinh sản của cá. Lại thêm những đêm thức trắng đốt đèn ngồi bên mặt sông canh cá đẻ; những ngày tỉ mẩn hỏi han người dân ven sông, bên hồ...

Hơn 3 tháng xa nhà, cuối cùng ông cũng đã tìm được lời giải cho bài toán: “Trong thời gian di cư, cơ thể cá sẽ cung cấp một lượng hooc môn ít nhưng liên tục để có thể đủ sản sinh ra trứng trong suốt một quãng đường dài di chuyển. Vậy nhưng khi nghiên cứu ép cá sinh sản, người ta lại chỉ tiêm một lần hooc môn với liều lượng lớn khiến cá không thể sản sinh ra trứng”.

Thế chấp nhà lập phòng thí nghiệm

Nắm được bí quyết, “mừng hơn cả bắt được vàng” như lời ông nói, ông khoác ba lô về quê, vay mượn, thế chấp nhà gom cả tỉ đồng lập “phòng thí nghiệm” cho cá đẻ. Bên cạnh đó, Hai Chánh chạy đôn chạy đáo đi tìm sự trợ giúp của bạn bè thời học đại học, các nhà khoa học ở Cần Thơ và TP.Hồ Chí Minh; ngày ngày ngược xuôi đến các viện, các trường “tầm sư” học hỏi kỹ thuật sinh sản nhân tạo giống cá; đêm đến ông tranh thủ học hỏi kinh nghiệm từ các lão ngư dân.

fezrstry

Lão nông  Hai Chánh bên bể ươm cá ba sa giống.

“Đó là một trong những quyết định táo bạo nhất của cuộc đời tôi” - ông Hai Chánh trầm ngân, nhớ lại. Dù rất cố gắng nhưng thời gian đầu bắt tay vào nghiên cứu, ông đã gặp không ít khó khăn và mỗi lần thất bại là thêm một lần quyết tâm. Trời không phụ lòng người, ông gặp một nhóm các nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành một công trình nghiên cứu ép cá ba sa đẻ trứng và những kinh nghiệm của ông đã góp sức cho thành công của công trình.

Năm 1999, ông cho ươm cặp bố mẹ cá ba sa đầu tiên khá thành công, tỷ lệ sống đạt khoảng 40% và trở thành hộ cá thể ươm nuôi nguồn cá ba sa giống đầu tiên trong tỉnh. Cuối năm đó, được sự hỗ trợ của đội ngũ kĩ sư ngành thủy sản, ông tiếp tục cho ra đời mẻ cá giống gần triệu con, mở ra thời kì mới cho nghề cá ba sa.

Những thành công ấy đã tạo nên động lực để Hai Chánh mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cá. Sau khi ươm thành công, ông lặn lội tìm đến từng hộ gia đình để giới thiệu cá giống. Bù lại những ngày ông ròng rã tìm hiểu, nghiên cứu, từ đó cá giống do ông lai tạo được ưu chuộng và chăm nuôi rộng rãi khắp tỉnh An Giang và nhiều tỉnh lân cận.

Lão nông khiêm tốn

Cùng sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các sinh viên thực tập của các trường Đại học thủy sản Nha Trang, Đại học Cần Thơ, trong những năm qua, lão nông này vẫn không ngừng tìm tòi, nghiên cứu nhằm tăng khả năng sinh sản và sống sót của nguồn cá ba sa giống, đồng thời áp dụng những biện pháp khoa học kĩ thuật nhằm hạ giá thành đầu vào.

“Năm 2002, một con cá dài hai phân rưỡi (loại 16 con/kg) có giá 7.800-8.500 đồng/con, nhưng với công nghệ nhân giống hiện nay, con giống như thế chỉ có giá khoảng 3.000 đồng, chính điều này đã làm giảm đáng kể số vốn đầu tư của người nông dân, giúp con cá ba sa có thể cạnh tranh được với các loài cá khác”.

Cho đến thời điểm hiện tại, nguồn cá ba sa giống của ông cung cấp cho thị trường khoảng hơn 3 triệu con/năm (chiếm hơn 60% thị trường cá giống ba sa trong cả nước) và đủ khả năng cung cấp cá giống lên đến hàng trăm triệu con/năm. Tuy nhiên, khi chúng tôi nhắc đến công lao của Hai Chánh đối với con cá ba sa, một cách đầy khiêm tốn, ông chia sẻ: “Nếu không có các nhà khoa học, bạn bè, anh em, chòm xóm giúp đỡ, có lẽ tôi cũng không được như ngày hôm nay”.

Có được ngày hôm nay nhưng không quên “trả ơn” cho thiên nhiên, nên đối với ông nguồn cá từ thiên nhiên là nguồn tài nguyên vô cùng quí giá, cần phải được bảo tồn. Ông tâm niệm: “Chúng ta đã thừa hưởng những ân sủng của tự nhiên thì cũng phải biết giữ gìn bảo tồn những sản vật quý giá của tự nhiên. Đó là quy luật mà cũng là đạo lý”.

Bởi vậy, mới có chuyện ngược đời: Lão nông Hai Chánh định kì hàng tháng đều thả cả triệu con cá giống về sông.

Tại Việt Nam, nếu tính trong 10 năm (1997-2007) thì diện tích nuôi cá tra, cá ba sa tăng khoảng 8 lần, sản lượng nuôi tăng 45 lần, sản lượng philê xuất khẩu tăng 55 lần và kim ngạch xuất khẩu tăng 50 lần. Năm 2008 sản lượng cá tra, ba sa đạt 1,2 triệu tấn; sản phẩm xuất khẩu đạt hơn 640 ngàn tấn; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,453 tỉ USD, chiếm 32,2% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, đóng góp 2,0% GDP của cả nước. Đến nay đã có khoảng 130 nước trên thế giới tiêu thụ cá tra, ba sa của Việt Nam.

Minh Nghĩa – Thu Thúy

(còn nữa...)

Đọc thêm

Thâu tóm gần 140ha đất rừng, cựu bí thư huyện ở Bình Định bị khởi tố

Hiện, hơn 138ha rừng phòng hộ của gia đình ông Nguyễn Đình Kim đã bị thu hồi (Ảnh: DT).
(PLVN) - Ngày 29/3, Công an tỉnh Bình Định cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Đình Kim - cựu Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Liên tiếp giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông gọi điện để lừa đảo, hù dọa

Liên tiếp giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông gọi điện để lừa đảo, hù dọa
(PLVN) - Ngày 29/3, ông Bùi Thanh Toàn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu (TTTT) thông tin, thời gian gần đây, Sở TTTT liên tục nhận được phản ánh có một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở TTTT gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân có dấu hiệu lừa đảo.

Đường dây khai thác cát lậu tại ven biển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh): Đề nghị truy tố 24 đối tượng

Tàu khai thác cát lậu bị bắt quả tang. (Ảnh trong bài: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), đề nghị VKSND truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát lậu và các hoạt động phạm pháp khác do Trương Văn Chinh (39 tuổi, quê Lâm Đồng) cầm đầu. 3 bị can khác cũng liên quan đến ổ nhóm tội phạm này nhưng CQĐT đang điều tra trong vụ án độc lập khác, sẽ tiến hành xử lý sau.

Bắt 3 đối tượng thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Các đối tượng (từ trái qua phải): Hiệp, Anh, Dũng và số ma túy thu giữ. Ảnh: CACC
(PLVN) - Công an huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) vừa bắt giữ 3 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.