Nguyên Bí thư huyện ủy Gia Bình bị phạt 2 năm tù có thỏa đáng?

Việc xử vụ án này có giống chuyện “Kẻ đâm chết người thì không xử, lại đi kết tội người bán dao”?

Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, TAND tỉnh Bắc Ninh đã tuyên phạt bị cáo Trần Thế Thụ (nguyên Bí thư huyện ủy Gia Bình) 24 tháng tù giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 6 bị cáo khác bị coi là “đồng phạm” chỉ bị án treo hoặc được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Quan điểm buộc tội khá “lạ” trong vụ án này chắc hẳn làm nhiều quan chức đương nhiệm phải giật mình tự hỏi: “Chẳng lẽ, làm việc vì lợi ích của người dân địa phương cũng phạm tội?”.

Kết tội bằng văn bản... hết hiệu lực!

Để kết tội bị cáo Thụ, Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm cho rằng, vào năm 2009, bị cáo Thụ đã cố tình triệu tập những cuộc họp giao ban hỗn hợp để chỉ đạo cán bộ UBND huyện thu tiền của các lò gạch và thông báo cho các chủ lò được đun đốt trái với thời gian quy định của tỉnh Bắc Ninh, vi phạm cam kết trong hợp đồng trước đó. Toàn bộ số tiền thu được là hơn 7,7 tỷ đồng được đưa vào quỹ giao thông nông thôn của huyện hoặc chi hỗ trợ cho các xã.

fgbds
HĐXX sơ thẩm do Thẩm phán Phạm Minh Tuyên làm Chủ tọa.

Tuy không bỏ túi một đồng nào nhưng bị cáo Thụ vẫn bị HĐXX coi là có “động cơ vụ lợi” vì việc thu tiền nhằm này “thu vén cho lợi ích cục bộ địa phương - nơi bị cáo giữ cương vị đứng đầu”.
Lý giải sâu xa hơn, HĐXX đã viện dẫn Nghị quyết 04 ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao rằng, động cơ vụ lợi bao gồm cả “thu vén cho lợi ích có tính chất cục bộ, địa phương chủ nghĩa”.

Qua xác minh của phóng viên, Nghị quyết 04 nêu trên vốn dùng để hướng dẫn áp dụng một điều luật trong phần “Các tội phạm về kinh tế” của Bộ luật Hình sự năm 1985. Hiện nay, Bộ luật Hình sự này đã... hết hiệu lực! Và trên thực tế, bị cáo Thụ bị xử về một tội danh trong phần “Các tội phạm về tham nhũng” của Bộ luật Hình sự năm 1999. Vậy tại sao HĐXX lại lấy “râu ông nọ, cắm cằm bà kia” khi dùng nội dung hướng dẫn xử lý một tội danh xa lạ, trong một Bộ luật đã hết hiệu lực để kết tội các bị cáo?

Không chỉ sử dụng một văn bản đã hết hiệu lực pháp luật, HĐXX còn cố tình bỏ qua ý kiến của Luật sư bào chữa rằng: Điều 2, Luật Phòng, chống tham nhũng (đang có hiệu lực) quy định, “Vụ lợi là lợi ích vật chất, tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn đạt được hoặc có thể đạt được thông qua hành vi tham nhũng”. Hiểu theo định nghĩa này, hành vi bị cáo không có động cơ vụ lợi. 

“Nếu bảo thu vén lợi ích cho hơn 100.000 người dân trong toàn huyện Gia Bình là vụ lợi, là phạm tội thì sẽ ai còn dám làm Bí thư huyện uỷ nữa?” - một Luật sư đã bình luận khá cay đắng về cái bị gán ghép là “động cơ phạm tội” của bị cáo Thụ.

“Thiệt hại tinh thần” bị suy diễn?

Trong vụ án này, HĐXX thừa nhận không có hậu quả thiệt hại về vật chất nhưng lại cho rằng, “bị cáo đã gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước về mặt… “tinh thần”; Việc làm của các bị cáo là nguyên nhân dẫn đến vi phạm của các chủ lò gạch và vì những vi phạm đó mà các chủ lò gạch bị chấm dứt hợp đồng buộc phải tháo dỡ các vỏ lò gạch dẫn đến việc khiếu kiện đông người từ địa phương đến địa phương”.

Theo lập luận trên thì có thể hiểu, việc các chủ lò khiếu kiện xuất phát trực tiếp từ việc bị xử phạt và buộc tháo dỡ lò trước thời hạn theo hợp đồng đã ký. Như vậy, hành vi “bật đèn xanh” của các bị cáo (nếu có) để các chủ lò được đốt gạch không phải là nguyên nhân trực tiếp gây nên khiếu kiện của các chủ lò. Vậy, tại sao lại bắt các bị cáo phải chịu trách nhiệm về hậu quả mà mình không trực tiếp gây ra? Việc này liệu có giống việc “Kẻ đâm chết người thì không xử, lại đi kết tội người bán dao”?

Ngay tại phiên tòa, nhiều Luật sư đã đề nghị phải giám định về mức độ thiệt hại về tinh thần chứ không thể cứ chung chung rằng, “việc khiếu kiện xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với chính quyền”. Thậm chí, có Luật sư tranh luận: “Đề nghị Viện kiểm sát chứng minh xem trước khi sự việc xảy ra thì lòng tin của nhân dân với cơ quan Nhà nước ở địa phương là bao nhiêu phần trăm, sau khi sự việc xảy ra thì còn bao nhiêu phần trăm”.

Cũng cần nhắc lại rằng, năm 2009, bị cáo Thụ chỉ giữ chức danh Bí thư huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Gia Bình. Đây là hai chức vụ không phải chịu trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động đun đốt gạch trên địa bàn. Vậy, bị cáo Thụ có phải chịu trách nhiệm khi xảy ra việc đun đốt gạch trái phép? Thanh tra tỉnh Bắc Ninh đã có Kết luận khẳng định rõ: “Trách nhiệm này thuộc về UBND huyện Gia Bình mà đứng đầu là Chủ tịch UBND huyện”. Vậy mà Bí thư huyện uỷ phải ra Toà, còn Chủ tịch UBND huyện thì vô can!

Để bạn đọc hiểu rõ hơn về việc có “giảm sút lòng tin” hay không, chúng tôi cũng xin trích dẫn Báo cáo số 38/ BC-UBND ngày 3/12/2009 (về tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ đảm bảo An ninh chính trị và trật tự xã hội năm 2009...) của UBND tỉnh Bắc Ninh như sau: “Đại đa số nhân dân biểu lộ đồng tình và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Chính phủ đối với các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự chỉ đạo và điều hành của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh trên địa bàn tỉnh...”.

Khoa Lâm

Đọc thêm

Lái xe vi phạm nồng độ cồn “thông chốt” kiểm tra tại Hạ Long

Lái xe và phương tiện vi phạm tại Hạ Long.
(PLVN) -Đêm 18/4, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ (CSGTĐB) số 2, Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bàn giao lái xe Sú Văn Đông sinh năm 1988 và các đối tượng liên quan tới Công an TP Hạ Long để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra nồng độ cồn.

Đồng Nai khởi tố 3 vụ gian lận bảo hiểm

Đồng Nai khởi tố 3 vụ gian lận bảo hiểm
(PLVN) - Liên quan đến hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai thời gian qua đã gửi 39 hồ sơ kiến nghị khởi tố sang Cơ quan điều tra. Trong đó đã khởi tố điều tra 3 vụ.

Mâu thuẫn đất đai đứa cháu giết cô ruột dã man

Nguyễn Minh Trường đến cơ quan Công an đầu thú.
(PLVN) -  Sáng ngày 18/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Minh Trường (SN 1990 , trú ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.

Bắt tạm giam chủ tịch UBND xã và kế toán ở Bắc Giang

Cơ quan Cảnh sát điều tra tống đạt các quyết định và lệnh đối với Nguyễn Văn Quang.
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo bà Vi Thị Thắm, Kế toán UBND thị trấn An Châu thực hiện trái công vụ, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước số tiền 340 triệu đồng.