Làm cho dân… “hoang mang”, nguyên chủ tịch xã lĩnh án tù

Làm cho dân… “hoang mang”, nguyên chủ tịch xã lĩnh án tù
(PLO) - Bị xác định “gây mất trật tự trị an, gây tâm lý hoang mang cho nhân dân, gây mất lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước”, Nguyễn Thành Tôn nguyên Chủ tịch UBND xã Vũ Xã (Kim Động, Hưng Yên) đã bị TAND huyện Kim Động tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 

Bị cáo đã “nể nang” như thế nào?
Theo Cáo trạng, năm 2011 bà Phạm Thị Nga mua phần đất ven sông Cửu An từ ông Trần Văn Viễn. Tuy diện tích đất này là đất công, do UBND xã cho ông Viễn “thầu dài hạn” nhưng bị cáo Tôn lúc đó là Chủ tịch xã vẫn chỉ đạo cán bộ địa chính Nguyễn Đức Nhượng làm hồ sơ và ký xác nhận trong giấy mua bán là “đất ONT” (ở nông thôn), đủ điều kiện chuyển nhượng. Sau này, bà Nga bán tiếp diện tích đất này cho một số người khác và cũng được bị cáo Nhượng xác nhận. Một số trường hợp còn được bị cáo xác nhận khi không còn là Chủ tịch UBND xã.
Truy tố bị cáo Tôn và Nhượng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, VKSND huyện Kim Động cho rằng, trong quá trình xác nhận trên thì bị cáo Tôn được bà Nga “bồi dưỡng” 3,5 triệu đồng, bị cáo Nhượng được “bồi dưỡng” 3 triệu đồng. Nhưng qua thẩm vấn tại phiên tòa, Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm đã bác bỏ tình tiết này và khẳng định không có chứng cứ nào về việc bà Nga đưa tiền và bị cáo nhận tiền “bồi dưỡng” như trên.
Tuy không đủ chứng cứ chứng minh bị cáo được hưởng lợi về vật chất nhưng Tòa sơ thẩm lại cho rằng: “Bị cáo xác nhận sai nguồn gốc đất vì nể nang, vì có quan hệ tình cảm cá nhân, quan hệ thân thiết với bà Nga từ trước”. 
Nhận định này vô lý ở chỗ, nếu thân thiết và nể nang bà Nga thì tại sao bị cáo Tôn lại xác nhận sai nguồn gốc đất, gián tiếp đẩy bà Nga vào cảnh mất tiền oan, bị thiệt hại khi mua phải đất thầu của xã? Cả bị cáo Tôn và bà Nga đều khẳng định giữa hai người chỉ có quan hệ xã giao, công việc thông thường chứ không có quan hệ thân thiết, quan hệ cá nhân, tức là bị cáo Tôn đều không có lợi ích vật chất hay phi vật chất nào trong vụ việc này.
Lý giải cho hành động của mình, bị cáo Tôn khai ký xác nhận là đất ở nông thôn vì thấy khu vực xung quanh mọi người đều đã xây nhà, chuyển thành đất ở và xã cũng đã có đề nghị UBND huyện chuyển khu đất này thành đất ở. Hơn nữa, cho dù bị cáo có xác nhận như trên thì cũng không đủ điều kiện để hai bên chuyển nhượng đất vì đây chỉ là thủ tục ban đầu. Hai bên còn cần làm thủ tục ở nhiều cơ quan khác như Thuế, Tài nguyên và Môi trường và UBND huyện….  
Mơ hồ về thiệt hại phi vật chất
Tại phiên tòa sơ thẩm, một lần nữa Kiểm sát viên bị “hớ” khi HĐXX không chấp nhận quan điểm về “thiệt hại vật chất” của vụ án (có “nhiều công trình xây dựng trên đất đã bị cưỡng chế, đập bỏ” hoặc “gây thiệt hại cho người mua đất khi họ bỏ ra một khoản tiền mà không được sử dụng đất”). Thực tế, trên đất không có công trình xây dựng kiên cố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, xét xử cũng không có một cá nhân nào đưa ra chứng cứ để cho rằng mình bị thiệt hại, yêu cầu bị cáo phải bồi thường.
Tương tự như việc xác định “lợi ích của bị cáo”, HĐXX sơ thẩm cũng đã không thể định lượng rõ thiệt hại của vụ án như thế nào mà chỉ đánh giá về “thiệt hại phi vật chất” để kết án các bị cáo. “Vẽ” ra thiệt hại là “mất trật tự trị an, gây tâm lý hoang mang cho nhân dân, gây mất lòng tin của dân đối với với Đảng và Nhà nước” nhưng HĐXX lại không đưa ra được các chứng cứ cụ thể để chứng minh như: vụ mất trật tự xảy ra ở địa điểm nào, kéo dài bao lâu, ai là người bị hoang mang, ai là người đã mất lòng tin với Đảng, với Nhà nước và nếu có thì việc mất lòng tin này có đúng là do việc xác nhận sai nguồn gốc đất của bị cáo gây ra.
Kết tội bị cáo bằng 2 căn cứ “phi vật chất” như trên liệu có thỏa đáng khi cả hai yếu tố “phi vật chất” này đều là những nhận định “trời ơi”, mơ hồ và đầy sự cảm tính, chủ quan?/.

Đọc thêm

Thanh Hóa: Tổ chức sử dụng ma túy trong đám cưới

Các đối tượng: Chung, Minh, Ba, Nam (từ phải qua trái)
(PLVN) - Một số đối tượng có biểu hiện tổ chức sử dụng ma túy tại đám cưới của Phùng Văn Chung nên đã triệu tập lên Công an xã làm việc và test nhanh ma túy. Qua test nhanh nước tiểu trong cơ thể của Phùng Văn Chung, Đặng Trọng Minh kết quả đều dương tính với ma túy.

Nghệ An: Khởi tố đối tượng gây ra hơn 10 vụ trộm cắp

Đối tượng Lê Sỹ Đào
(PLVN) - Ngày 24/4, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An, Công an huyện Yên Thành vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng Lê Sỹ Đào (SN 1986, trú tại xóm 7, xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn). Đây là đối tượng đã gây ra hàng chục vụ trộm cắp tài sản.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.