Kiến nghị Bộ Công an điều tra sai phạm tại Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc

(PLVN) - Ngày 25/5, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra đối với Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, chỉ ra nhiều dấu hiệu hình sự trong thực hiện dự án cải tạo, mở rộng Nhà máy đạm Hà Bắc, đồng thời kiến nghị Bộ Công an điều tra sai phạm.

Có dấu hiệu vi phạm hình sự trong đấu thầu thầu

Theo kết luận thanh tra, Công ty Đạm Hà Bắc đã có vi phạm khi bổ sung liên danh nhà thầu WEC-CECO trái quy định (WEC-CECO thiếu các hồ sơ, tài liệu quan trọng làm căn cứ xác định tổng mức đầu tư...). Nhưng Công ty Đạm Hà Bắc vẫn nghiệm thu và thanh toán cho nhà thầu đủ số tiền theo hợp đồng đã ký. Điều này dẫn đến công ty không chọn được nhà thầu EPC và làm phát sinh chi phí. Cùng với một số nguyên nhân khác, việc giá than tăng cao, chênh lệch tỷ giá tăng làm cho Dự án thua lỗ. "Những vi phạm trên có dấu hiệu hình sự trong đấu thầu thầu (theo quy định tại Điều 222 - Bộ luật Hình sự năm 2015)" - Kết luận thanh tra nhấn mạnh.

Khi thẩm định, phê duyệt dự án năm 2008 (lần 1), Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam chỉ thẩm định tổng mức đầu tư dự án, không thẩm định các nội dung khác của Dự án là vi phạm quy định. Theo kết luận thanh tra, mặc dù tổng mức đầu tư của dự án thiếu các hồ sơ, tài liệu quan trọng để xác định nhưng vẫn được Tổng Công ty Hóa chất thẩm định phê duyệt (trên 392 triệu USD) là thiếu căn cứ, cơ sở.

Năm 2009, dự án lại được điều chỉnh tổng mức đầu tư. Công ty Đạm Hà Bắc dù không đủ điều kiện, năng lực nhưng vẫn tự lập dự án điều chỉnh và được Tổng Công ty Hóa chất thẩm định, phê duyệt. 

Việc điều chỉnh tổng mức đầu tư ở thời điểm này tuy không thay đổi về quy mô, công suất, những nội dung về chi phí thiết bị không được làm rõ nhưng vẫn được Tổng Công ty Hoá chất thẩm định, phê duyệt điều chỉnh lên mức gần 569 triệu USD, tăng trên 176 triệu USD (tăng 44,9%). Thanh tra Chính phủ kết luận việc điều chỉnh này là thiếu căn cứ, cơ sở, không đúng quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

Mặt khác, kết luận thanh tra cũng chỉ ra rằng năm 2008, khi thẩm định tổng đầu tư dự án ở mức 392,375 triệu USD, Tổ thẩm định đã nêu: “Dự án sẽ gặp khó khăn khi vốn đầu tư tăng 20% hoặc giá U rê giảm 8%”. 

Tuy vậy, năm 2009, dự án này lại được điều chỉnh tăng 44,9%, ở mức 568,646 triệu USD. Thanh tra Chính phủ kết luận: “Tổng mức đầu tư dự án tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng chi phí lãi vay, tăng chi phí sản xuất kinh doanh là một trong nguyên nhân chính dẫn đến Dự án thua lỗ”. Những vi phạm trên có dấu hiệu hình sự về thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 360 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đặc biệt, dự án này khởi công khi chưa có giấy phép xây dựng; chậm tiến độ do phải điều chỉnh dự án, đấu thầu, lựa chọn EPC, giải phóng mặt bằng chậm. Đáng chú ý, Bộ Xây dựng lúc đó đã có ý kiến về điều kiện thực tế của vị trí xây dựng dự án, nhưng Công ty Đạm Hà Bắc đã không khảo sát kỹ… Đến thời điểm thanh tra, các nội dung tranh chấp của hợp đồng EPC chưa được các bên giải quyết; chi phí đầu tư của dự án chưa được quyết toán.

Vốn đầu tư có 82,1% là đi vay, dẫn đến chi phí lãi vay lớn, thua lỗ kéo dài. Nhiều nguyên nhân khác cũng khiến cho dự án kém hiệu quả dù những năm đầu có lãi. Kết quả là đến 6/2019 lỗ lũy kế của Công ty Đạm Hà Bắc đã lên đến trên 2.887 tỉ đồng.

Kiến nghị Bộ Công an điều tra, xác minh

Theo kết luận thanh tra, dự án đầu tư cải tạo mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc đã có vi phạm quy định pháp luật trong tổ chức đấu thầu chọn nhà thầu tư vấn lập dự án, trong thẩm định, quyết định phê duyệt dự án, điều chỉnh dự án, tăng tổng mức đầu tư dự án. Những vi phạm này có dấu hiệu hình sự, gây hậu quả nghiêm trọng, cần phải được xác minh, điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an điều tra, xác minh, xử lý những vi phạm có dấu hiệu hình sự tại Dự án đầu tư cải tạo, mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc. Những vi phạm bao gồm: vi phạm trong tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án; thiếu trách nhiệm trong việc lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án.

Bên cạnh đó, kết luận thanh tra nhấn mạnh, trách nhiệm đối với những vi phạm, khuyết điểm trên thuộc về: Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Ban Lãnh đạo Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam), người đại diện phẩn vốn nhà nước tại Công ty Đạm Hà Bắc; Hội đồngthành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban Lãnh đạo Công ty Đạm Hà Bắc; các đơn vị, phòng, ban, cá nhân có liên quan thuộc Tổng Công ty Hóa chất Việt Nam (Tập đoàn Hóa chất Việt Nam) và Công ty Đạm Hà Bắc. Bên cạnh đó còn có phần trách nhiệm của Bộ Công Thương với trách nhiệm quản lý ngành.

Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc tiền thân là Nhà máy sản xuất phân đạm được xây dựng từ năm 1960 tại tỉnh Bắc Giang. Ngày 10/10/1988, Nhà máy đổi tên thành Xí nghiệp Liên hợp Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Ngày 13/2/1993, đổi tên thành Công ty Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc.

Ngày 20/10/2006, Bộ Công nghiệp có Quyết định số 38/2006/QĐ-BCN thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc. Ngày 1/1/2016, công ty hoạt động theo mô hình cổ phần, với tên Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (dưới đây gọi tắt là Công ty Đạm Hà Bắc).

Năm 2015-2016, khi dây chuyền mới vận hành công ty đã từng bước tiếp cận, làm chủ công nghệ mới, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Nhà máy cơ bản vận hành ổn định, các chỉ tiêu kỹ thuật công nghệ về cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý vốn, tài sản của công ty, trong đầu tư Dự án cải tạo mở rộng Nhà máy phân đạm Hà Bắc đã có những vi phạm, khuyết điểm.

Đọc thêm

Thâu tóm gần 140ha đất rừng, cựu bí thư huyện ở Bình Định bị khởi tố

Hiện, hơn 138ha rừng phòng hộ của gia đình ông Nguyễn Đình Kim đã bị thu hồi (Ảnh: DT).
(PLVN) - Ngày 29/3, Công an tỉnh Bình Định cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Định đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Đình Kim - cựu Bí thư Huyện ủy Vĩnh Thạnh để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Liên tiếp giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông gọi điện để lừa đảo, hù dọa

Liên tiếp giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông gọi điện để lừa đảo, hù dọa
(PLVN) - Ngày 29/3, ông Bùi Thanh Toàn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu (TTTT) thông tin, thời gian gần đây, Sở TTTT liên tục nhận được phản ánh có một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở TTTT gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân có dấu hiệu lừa đảo.

Đường dây khai thác cát lậu tại ven biển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh): Đề nghị truy tố 24 đối tượng

Tàu khai thác cát lậu bị bắt quả tang. (Ảnh trong bài: Công an cung cấp)
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), đề nghị VKSND truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát lậu và các hoạt động phạm pháp khác do Trương Văn Chinh (39 tuổi, quê Lâm Đồng) cầm đầu. 3 bị can khác cũng liên quan đến ổ nhóm tội phạm này nhưng CQĐT đang điều tra trong vụ án độc lập khác, sẽ tiến hành xử lý sau.

Bắt 3 đối tượng thu giữ hơn 6,5kg ma túy đá

Các đối tượng (từ trái qua phải): Hiệp, Anh, Dũng và số ma túy thu giữ. Ảnh: CACC
(PLVN) - Công an huyện Hà Trung (tỉnh Thanh Hóa) vừa bắt giữ 3 đối tượng mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với số lượng lớn, thu giữ 148 viên hồng phiến và hơn 6,5 kg ma túy đá.

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.