Khó xử lý hình sự vụ dùng cây thuốc phiện ngâm rượu

Lá và thân cây thuốc phiện không nằm trong danh sách các vật có chứa “chất ma túy” bị xử lý hình sự.

Lá và thân cây thuốc phiện không nằm trong danh sách các vật có chứa “chất ma túy” bị xử lý hình sự.

Sáng 25/12, Đội 2 Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 6 và Đội CSĐT tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an huyện Từ Liêm (Hà Nội) phát hiện tại cơ sở kinh doanh đá phong thủy của “đại gia” Thúy “Gấu” tại Mỹ Đình (Từ Liêm) đang tàng trữ, kinh doanh nhiều mặt hàng rượu ngâm thảo dược và động vật.

Trong số các thảo dược được ngâm và chế biến “rượu thuốc” thì có cả cây anh túc (cây thuốc phiện) nên các mẫu rượu được kiểm tra và xét nghiêm đã “dương tính” với chất ma túy.

Công an kiểm tra rượu ngâm cây, cành và quả  anh túc
Công an kiểm tra rượu ngâm cây, cành và quả anh túc

Rượu ngâm cây anh túc đã được "dân nhậu" biết đến từ lâu với nhiều tên gọi khác nhau. Nhiều người biết đến rượu này với cái tên viagra, một loại thuốc tăng cường khả năng “giường chiếu” của đàn ông. Nhưng phổ biến nhất vẫn là cái tên “rượu 138” vì cái tên này gắn liền với nguồn gốc, xuất xứ và là nơi mà loại rượu này phổ biến nhất.

Rượu 138 được những người sản xuất và sử dụng lấy tên Quyết định 138 của UBND tỉnh Yên Bái ban hành kế hoạch kiểm soát, xử phạt việc trồng cây thuốc phiện trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Khi cây thuốc phiện bị triệt phá, người dân đã lấy thân, lá, dễ của cây về ngâm rượu và đặt luôn cho loại rượu ngâm cây thuốc phiện cái tên quyết định gắn với việc triệt phá loài cây sinh chất độc này.

Với tin đồn rằng rượu 138 có thể chữa bệnh hoặc tăng cường năng lực sinh lý đàn ông nên loại rượu này được "dân nhậu" truyền tai nhau mua sử dụng. Nơi cung cấp nhiều loại rượu này cũng chính là Yên Bái. Vụ việc bị phát hiện tại Hà Nội cũng thuộc cơ sở kinh doanh của bà Thúy “Gấu’, một người thuộc hàng “đại gia” nhiều năm buôn bán rượu và đá quý tại Yên Bái. Trước đó, các cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái cũng đã phát hiện và thu giữ hàng trăm lít rượu ngâm cây thuốc phiện tại huyện Trạm Tấu.

Tác dụng của loại rượu này thực hư vẫn chưa rõ nhưng theo ý kiến của một số Bác sỹ đông y thì việc dùng thân, rễ, lá cây anh túc để ngâm rượu, loại rượu này chẳng có tác dụng như những người bán thứ rượu này quảng cáo. Thậm chí, các nhà khoa học còn cảnh báo việc sử dụng loại rượu này lâu ngày có thể gây tăng nhịp tim, nặng dẫn đến tử vong và việc tăng cường khả năng sinh lý chỉ là… ảo giác.

Tác dụng hay phản tác dụng của rượu 138 có phải là do chất ma túy có trong cây thuốc phiện gây ra hay không cần được nghiên cứu và làm rõ. Nhưng trước mắt cần quan tâm làm rõ việc ngâm rượu bằng cây thuốc phiện để bán có phải là một trong các hành vi tàng trữ, sử dụng hay mua bán trái phép các chất ma túy hay không?. Bởi, nếu không làm rõ vấn đề này, sẽ có nhiều người rước tù tội vào thân vì rượu, cũng giống như hàng trăm người bán thuốc tây đã gánh tội “buôn bán ma túy” một cách oan uổng, cho đến khi việc buộc tội đã được nhận thức là sai thì số phận của họ đã được định đoạt.                        

Việc sản xuất, mua bán và sử dụng rượu ngâm cây thuốc phiện có vi phạm vào các tội liên quan đến ma túy hay không, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Việt Hùng, Trưởng Văn phòng Luật sư Trí Việt về vấn đề này:

Thưa Luật sư, việc sử dụng thân, lá và dễ cây thuốc phiện để chế biến thực phẩm là rượu có phạm các tội liên quan đến mua bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy hay không?

- Liên quan đến hành vi sản xuất, tàng trữ, mua bán các chất ma túy, pháp luật có quy định khá cụ thể tại Chương 20, Bộ luật Hình sự. Căn cứ vào các quy định này thì các hành vi như trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma túy có thể bị phạt tù. Đối với việc sử dụng thân, lá, rễ cây thuốc phiện để sản xuất thực phẩm thì không phạm vào các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Cụ thể, các Điều từ 192 đến 201 không có điều luật nào xử phạt người sử dụng, tàng trữ, mua bán thân, lá, dễ cây thuốc phiện và việc sử dụng cả các sản phẩm được chế biến từ thân, lá và rễ cây thuốc phiện. Chỉ có hành vi mua bán quả khô hoặc quả tươi của cây thuốc phiện mới bị coi là phạm tội vì các chất ma túy có thể được chiết xuất từ quả cây thuốc phiện.

Trong trường hợp rượu ngâm cây thuốc phiện “dương tính” với chất ma túy thì người sản xuất rượu này có bị coi là sản xuất chất ma túy hay không, thưa ông?

- Khi ngâm thân, lá, dễ cây thuốc phiện trong rượu thì khả năng loại rượu có chưa chất ma túy là hoàn toàn có vì không loại trừ trong thân, lá, rễ cây cũng có hoạt chất ma túy. Vì thế, nếu đem xét nghiệm thì chắc chắn tìm được chất ma túy trong rượu.

Tuy nhiên, việc tìm thấy chất ma túy trong rượu và việc có coi rượu đó là “chất ma túy” để xử lý hình sự là hai việc hoàn toàn khác nhau. Vì theo quy định của Bộ luật Hình sự, lá, thân, rễ cây thuốc phiện không nằm trong danh mục các chất chứa ma túy nên khi sử dụng các sản phẩm này chế biến thực phẩm dẫn đến thực phẩm dương tính với chất ma túy (moocphin chẳng hạn) thì cũng chỉ được tịch thu tiêu hủy sản phẩm theo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm chứ không thể xử lý hình sự về tội sản xuất hay tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy vì thiếu căn cứ pháp luật.

Trường hợp có sử dụng cả thân, rễ, lá và quả cây thuốc phiện để ngâm rượu thì người sản xuất rượu có thể bị xử lý hình sự nhưng phải tách riêng phần quả cây thuốc phiện để tính trọng lượng quả tươi hoặc quả khô làm căn cứ xử lý.

Xin cảm ơn ông!

Bình Minh

Đọc thêm

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

Hai bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án

Mê cá độ đá bóng, cửa hàng trưởng "tham ô tài sản" lĩnh án
(PLVN) - Ngày 23/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa 3 bị cáo gồm: Võ Thị Văn Chương (SN 1986, tại Bình Định. Trú tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê giữ chức vụ Kế toán kiêm thủ quỹ; Phan Hùng Thắng (SN 1976, tại Bình Định. Trú tại xã Ia Blang, huyện Chư Sê) giữ chức vụ Cửa hàng trưởng; Trần Thị Thắm (SN 1990. Trú tại thị trấn Chư Sê) giữ chức vụ Kế toán bán hàng của Công ty TNHH MTV Đ.D Chư Sê (viết tắt là Cty Đ.D), có địa chỉ tại thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai, ra xét xử về tội “tham ô tài sản”.

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả

Công an tỉnh Lai Châu phá vụ án 01 kg vàng giả
(PLVN) -   Tẩn Seo Lụ đã mua thỏi vàng giả trên mạng xã hội với giá 5 triệu đồng rồi cấu kết với đối tượng Deng Fuqiang (quốc tịch Trung Quốc) lập facebook dàn dựng kịch bản để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Từ lời khai của băng cướp tiệm vàng tại Bình Dương hé lộ hậu họa từ những “nhóm kín”

Phạm Hoàng Hưng là đối tượng chủ mưu trong vụ cướp.
(PLVN) -Đối tượng Phạm Hoàng Hưng (28 tuổi, chủ mưu, trực tiếp cầm súng cướp tiệm vàng Bích Quý ở huyện Bàu Bàng) vừa bị Công an Bình Dương cùng Bộ Công an phối hợp Cảnh sát Campuchia bắt giữ tại một casino ở nước bạn. Trước đó, Nguyễn Linh Đoan (30 tuổi, quê Quảng Nam), là nghi phạm đầu tiên trong vụ cướp bị bắt giữ. Tiếp đó, Trần Quang Triệu (31 tuổi, quê Bình Định), ra đầu thú. Hiện công an tiếp tục truy bắt nghi can còn lại là Nguyễn Hoàng Nhi (ngụ Tây Ninh), nghi vấn hiện còn lẩn trốn ở Campuchia.