Hình sự hóa quan hệ kinh tế vụ " Công trình đường 600" Đồng Nai?

Sau khi phiên tòa xét xử vụ tiêu cực tại “Công trình đường 600”, Đồng Nai bị hoãn, bị can Lê Văn Kính (nguyên Phó giám đốc Ban quản lý Dự án - BQLDA);bị can Võ Quang Thái cùng hai luật sư của mình đã kiến nghị đình chỉ vụ án, vì hành vi của họ không cấu thành tội phạm như cáo trạng quy kết.

Vụ tiêu cực tại “Công trình đường 600”, Đồng Nai lẽ ra được xét xử vào ngày 27/4, nhưng sau đó phiên tòa bị hoãn. Bị can Lê Văn Kính (nguyên Phó giám đốc Ban quản lý Dự án - BQLDA); bị can Võ Quang Thái được tại ngoại.

Giám định: Không giá trị pháp lý

Thực hiện việc cải tạo nâng cấp đường 600, Sở GTVT Đồng Nai giao BQLDA chuyên ngành GTVT lập hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi và được UBND tỉnh Đồng Nai duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và tổng dự toán là 14,7 tỉ đồng. Năm 1998 - 2000, BQLDA lập hồ sơ mời thầu, tổ chức đấu thầu, chấm thầu và ký hợp đồng với các đơn vị thi công. Khi đưa vào sử dụng, công trình  đã cho kết quả tốt.

Theo quy định, sau 2 năm mà công trình chưa triển khai xây dựng, phải xem xét và trình duyệt lại. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình đường 600 được duyệt từ tháng 3/1998 đến 7/2001 là trên 3 năm, nhưng bà Nguyễn Thị Bạch Mai (Giám đốc BQLDA) vẫn ký hợp đồng để Cty Công trình GTVT Đồng Nai (Cty Công trình) lập lại tổng dự toán trên thiết kế cũ và Cty xây dựng giao thông Sài Gòn (Cty XD) trúng thầu với giá hơn 4,1 tỉ đồng. Đơn vị này chuyển thầu cho Phạm Thanh Hải, Nguyễn Nhựt Hưởng; Hải và Nhựt chuyển lại cho Nguyễn Hữu Huynh (Giám đốc Cty TNHH Đại Việt) bằng cách để Huynh đưa nhân công, nguyên vật liệu vào thi công. Cáo trạng xác định: Bà Mai thiếu trách nhiệm, giao phó hết cho thuộc cấp là nguyên nhân khiến công trình chưa bàn giao đã hỏng. Thế nhưng, bà Mai lại nằm ngoài vòng tố tụng với lý do chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.

1
Theo ông Thái, đường hư hỏng là do một phần xe quá trọng tải chạy nhiều

Luật sư Ngô Chí Đan, Đoàn Luật sư Bà Rịa – Vũng Tàu, khẳng định: Sự cố đường 600 thuộc lĩnh vực xây dựng, không phải lĩnh vực quản lý kinh tế, cáo trạng truy tố theo Điều 165 BLHS là thiếu cơ sở: Điều 11, 12 của Hợp đồng 46 (ký giữa BQLDA và Cty XD) nêu: Bên thi công làm không đủ số lượng, chất lượng công trình phải làm lại cho đúng; Nếu có tranh chấp sẽ giải quyết bằng thương lượng, hoặc tại Tòa án kinh tế Đồng Nai.


Luật sư Đan dẫn: Sau nghiệm thu, đường bị nứt, Sở GTVT và UBND tỉnh đẫ cho phép Cty XD chi gần 800 triệu đồng sửa chữa và được nghiệm thu ngày 2/8/2006. Khi vụ việc bị khởi tố, Cty XD không được thanh toán số tiền trên, nên thiệt hại nếu có là thuộc Cty XD. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng dựa vào kết quả giám định tính thiệt hại là không có giá trị pháp lý, bởi đây không phải là kết luận giám định tư pháp. Thậm chí, cơ quan được trưng cầu giám định không có chức năng giám định tư pháp...

Hình sự hóa quan hệ kinh tế


Luật sư Phan Trung Hoài, Đoàn Luật sư TP.HCM, bào chữa cho ông Võ Quang Thái (nguyên PGĐ Cty XD) cho biết: Đơn vị giám định (Phân viện Khoa học Công nghệ GTVT phía Nam, Bộ GTVT) được CQĐT, Công an Đồng Nai trưng cầu giám định về chất lượng công trình giao thông, trình tự thủ tục, hồ sơ đấu thầu, thiết kế kỹ thuật, xác định thiệt hại đối với các hạng mục công trình đã được nghiệm thu... là không hợp pháp. Đơn vị giám định trong Văn bản số 87 và số 192 cũng khẳng định: “Phân viện không có chức năng giám định tư pháp...”

Cục Giám định và Quản lý chất lượng công trình giao thông, Bộ GTVT trong văn bản số 732 (30/7/2007) nêu: Đến nay, ngành GTVT chưa có đơn vị, tổ chức nào có chức năng giám định tư pháp các công trình giao thông. Như vậy, cơ quan được trưng cầu giám định trong vụ án này không phải là đơn vị có chức năng giám định tư pháp, n0ên các kết quả yêu cầu giám định của CQĐT chưa đủ căn cứ, thẩm quyền giám định về thiệt hại được xác định như là mặt hậu quả nghiêm trọng của vụ án. Đó là chưa nói, nếu so sánh phần giá trị thiệt hại như báo cáo giám định (hơn 600 triệu đồng), với phần giá trị chủ đầu tư còn giữ lại chưa thanh toán cho nhà thầu hơn 1,2 tỷ đồng liệu Nhà nước có bị thiệt hại?

Chưa hết, kết quả điều tra cho thấy: Ông Thái tuy là phó giám đốc nhưng không trực tiếp chỉ đạo, tham gia đấu thầu, ký kết hợp đồng kinh tế và lao động. Chỉ đến khi ông Lê Trọng (nguyên GĐ Cty XD) bị bệnh và ủy quyền thì ông Thái mới thay mặt chỉ đạo, nhưng không có quyết định nào giao ông Thái theo dõi, chỉ đạo.

Như vậy, CQĐT cho rằng, ông Thái biết việc mua bán thầu, hợp thức hóa nhân sự, đồng lõa tích cực là không đúng – Luật sư Hoài khẳng định. Việc khởi tố vụ án hình sự vụ án này chưa đảm bảo căn cứ pháp lý, có dấu hiệu hình sự hóa các tranh chấp về kinh tế.


Trần Phong

Đọc thêm

Bắt tạm giam người điều khiển tàu khách gây tai nạn trên sông Tiền

Lực lượng chức năng tống đạt các Quyết định và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được.
(PLVN) - Liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thuỷ trên sông Tiền, đoạn thuộc ấp 1, xã Vĩnh Xương, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làm 1 người chết và 2 người bị thương. Chiều ngày 22/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và Lệnh bắt tạm giam đối với Phan Thành Được (SN 1982, trú xã Khánh Hoà, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) về tội “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ”.

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.