Hai người đàn bà phấp phỏng trước phiên phúc thẩm Vinalines

lTừ trái sang: Bà Phạm Thị Mai Phương, bà Ngô Thị Vân.
lTừ trái sang: Bà Phạm Thị Mai Phương, bà Ngô Thị Vân.
(PLO) - Một ngày trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm đại án tại Vinalines, bà Phạm Thị Mai Phương (vợ bị cáo Dương Chí Dũng) và bà Ngô Thị Vân (vợ bị cáo Mai Văn Phúc) đã cùng nhau đến Tòa Phúc thẩm, TANDTC tại Hà Nội để gửi đơn đề nghị Tòa cho một số người thân trong gia đình  được vào phòng xử án.
Với vẻ mặt đượm buồn,  lộ rõ sự mệt mỏi, cả bà Phương và bà Vân đều cho hay: “Chúng tôi đã phải chạy vạy nhiều nơi, vay mượn họ hàng để có được khoản tiền nộp khắc phục hậu quả như vừa qua (bị cáo Dũng 4,7 tỷ; bị cáo Phúc 3,5 tỷ- pv), mong có tình tiết giảm nhẹ cho chồng…”.
Dương Chí Dũng được gặp vợ con hai lần
Khá e dè trước phóng viên báo chí, cả bà Vân và bà Phương đều chung tâm sự rằng: “Trước vụ việc này, chúng tôi khá sốc và chịu áp lực rất lớn về tâm lý, nhất là sau khi Tòa sơ thẩm kết án tử hình đối với chồng chúng tôi. Cũng chỉ mong dư luận hiểu rõ, có cái nhìn đúng và khách quan về vụ án”.
Vợ của hai “đại gia” một thời đều thừa nhận, mối quan hệ giữa ông Dũng và ông Phúc ở Vinalines không tốt đẹp, hai ông có nhiều bất hòa và không ưa gì nhau, đúng như lời khai của cả hai người tại phiên tòa phúc thẩm. 
Chính vì vậy nên khi hai ông này chưa rơi vào vòng lao lý thì chúng tôi cũng không quen biết nhau. Nhưng kể từ sau phiên tòa sơ thẩm thì chúng tôi thường xuyên liên lạc với nhau hơn, cùng động viên nhau chăm sóc gia đình và cố gắng hết mình để giúp chồng minh oan, giảm tội”.
Về tình hình của chồng, bà Phương cho hay: “Sau phiên tòa phúc thẩm, gia đình tôi đã được tạo điều kiện vào trại thăm gặp ông Dũng hai lần. Nói chung, tình hình sức khỏe và tinh thần của ông Dũng tương đối tốt. Chế độ ở trại giam cũng đầy đủ và ở trong đó, ông ấy vẫn được đọc báo, nghe đài nên cũng nắm được tình hình thời sự bên ngoài”.
Khắc phục hậu quả, mong chồng được giảm án
Lý giải về việc lo tiền để “khắc phục hậu quả” cho chồng, bà Phương cho biết: “ông Dũng vẫn khẳng định mình bị oan, không có việc thỏa thuận “lại quả” cũng như không có việc nhận 10 tỷ từ bị cáo Sơn. 
Tuy nhiên, ông ấy cũng thừa nhận trách nhiệm khi nôn nóng muốn triển khai dự án sửa chữa tàu biển cũng như trách nhiệm khi để cấp dưới của mình nâng giá, gửi giá, nhận tiền “lại quả” khi mua ụ nổi 83M. 
Xuất phát từ nhận thức trên, mẹ con tôi đã vay mượn tiền để nộp cho cơ quan thi hành án, mong Tòa xem xét tình tiết giảm nhẹ cho chồng tôi”.
Cùng xuất phát từ mong muốn khắc phục một phần hậu quả của vụ án, bà Ngô Thị Vân vẫn tin rằng chồng mình không có hành vi tham ô. Trước đó, bà Vân cũng đã có đơn gửi đến Tòa và một số cơ quan “xin cứu xét” cho chồng với nội dung việc quy kết bị cáo Phúc nhận 10 tỷ chỉ căn cứ vào lời khai của bị cáo Sơn và lời khai của anh chị em Sơn là chưa thỏa đáng, cần làm rõ nhiều mâu thuẫn trong những lời khai này. 
“Nộp tiền khắc phục hậu quả và gửi đơn kêu oan cho chồng là tất cả những gì tôi có thể làm để giúp chồng tôi được minh oan và giảm nhẹ tội trong lúc này”- bà Vân chia sẻ.  

Đọc thêm

Gặp tổ công tác 141, hai thanh niên tự nguyện giao nộp... ma túy

Các tổ công tác 141-CATP tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố.
(PLVN) - Khi tổ công tác 141 thực hiện công tác tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng ngừa tội phạm đường phố trên đường Lê Trọng Tấn - Hà Đông (Hà Nội), hai thanh niên tỏ ra lúng túng, lo sợ, tự giác giao nộp 01 túi nilon kích thước 01x01 cm bên trong chứa chất tinh thể màu trắng cho lực lượng chức năng. Tại chỗ, các đối tượng khai là ma túy đá.

Gia Lai: Giao xe máy cho con chưa đủ tuổi rồi gây tai nạn giao thông, người mẹ lãnh án

Bị cáo Rơ Mah Pil tại phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 27/3, TAND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, trú tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, Gia Lai, mẹ của Rơ Mah Tinh) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 264 Bộ luật Hình sự.