Đường dây làm giả giấy tờ cực lớn vừa bị triệt phá: Công nghệ tinh vi dùng máy soi hiển vi kiểm tra chất lượng

Một số giấy tờ các đối tượng làm giả.
Một số giấy tờ các đối tượng làm giả.
(PLVN) - Như PLVN đã phản ánh trong số báo trước, tối 25/8, Cục Cảnh sát hình sự phối hợp Phân viện Khoa học Hình sự tại TP HCM, Tiểu đoàn Cảnh sát đặc nhiệm số 2 và các đơn vị nghiệp vụ liên quan đồng loạt khám xét 8 địa điểm tại TP HCM và Đồng Nai; bắt quả tang các đối tượng trong đường dây chuyên làm giả giấy tờ, con dấu, biển số xe, bằng cấp các loại.

Tại căn nhà ở phường Phước Tân, TP Biên Hòa, Công an bắt quả tang hai đối tượng Dương và Đạt đang sản xuất nhiều loại giấy tờ giả. Công an thu giữ tại chỗ hàng nghìn tang vật gồm: bằng lái xe, biển số xe các loại; chứng minh nhân dân, thẻ căn cước; bằng đại học, bằng ngoại ngữ; giấy đăng kiểm, thẻ nhà báo…

Công an cũng thu giữ 50 loại máy móc các loại phục vụ cho việc làm giả như: máy in màu, máy dập biển số xe, máy sơn biển số, máy ép thủy lực ép biển số xe, máy dập con dấu chìm... con dấu các loại và hàng nghìn phôi giấy tờ giả. Cùng thời điểm, các tổ công tác khác cũng ập vào các địa điểm còn lại, đã áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 18 đối tượng liên quan đưa về trụ sở Bộ Công an khu vực phía Nam để đấu tranh làm rõ.

Cùng thời điểm, tại một căn hộ giáp ranh huyện Bình Chánh và quận Bình Tân của TP HCM, công an cũng bắt giữ các đối tượng khác trong đường dây, thu giữ hàng trăm các loại giấy tờ, biển số xe giả chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Tổng cộng gần 20 đối tượng liên quan đã bị bắt giữ.

Đường dây này do Nguyễn Trọng Dương (SN 1989, ngụ TP Biên Hòa) cầm đầu, hoạt động từ 2017 đến nay. Dương lôi kéo đồng phạm, đầu tư máy móc và thuê thêm người để hoạt động; nguồn cung cấp phôi Dương lấy từ Phạm Văn Phi. 

Sau thời gian hoạt động, đồng phạm của Dương là Trần Đức Toàn (SN 1990, ngụ quận Bình Tân, TP HCM) và Nguyễn Thanh Phong (SN 1976, ngụ Vĩnh Long) tách ra làm riêng, mở rộng phạm vi hoạt động. 

Thủ đoạn hoạt động của đường dây này rất tinh vi, kín kẽ. Xưởng sản xuất của Dương có nhiều loại máy móc hiện đại, cam kết làm mọi loại giấy tờ theo yêu cầu với độ giống gần như 100%. Dương không nhận đặt hàng trực tiếp mà thông qua nhiều đối tượng trên toàn quốc làm “đại lý”. 

Các “đại lý” sẽ quảng bá thông tin trên mạng xã hội rồi “gom đơn” yêu cầu với số lượng nhất định và đặt hàng Dương làm, sau đó bán cho khách hàng ăn chênh lệch. 

Các nhóm của Toàn và Phong nhận đặt hàng trực tiếp qua mạng, với những loại giấy tờ khó thì đặt Dương làm. 

Theo một cán bộ tham gia phá án, thời gian thu thập chứng cứ của chuyên án này kéo dài do các đối tượng rất cảnh giác. Các đối tượng cầm đầu như Dương, Toàn, Phong luôn giấu mặt, thường không bao giờ xuất hiện tại xưởng mà thuê các đối tượng quản lý. Các đối tượng quản lý đứng ra thuê nhân viên. Ngoài ra, các đối tượng sử dụng giấy tờ nhân thân giả nên nhiều người làm thuê không biết tên thật của “ông chủ” mình. 

Để giao hàng, băng nhóm này đặt các ứng dụng giao hàng, xe ôm công nghệ để giao trong nội thành TP HCM, mỗi lần lại đặt lấy hàng ở một địa điểm khác nhau. Nếu khách ở xa, nhóm này cũng sẵn sàng đóng gói hàng hóa và “ship cod” qua đường bưu điện. Tinh vi hơn, để tránh bị phát hiện, các đối tượng thường thuê địa điểm để sản xuất trong một thời gian rồi chuyển, tới mỗi nơi nhanh chóng làm thân những hộ xung quanh chỉ với một yêu cầu “có người lạ lảng vảng xung quanh thì báo ngay”.  

Đường dây của Dương đầu tư rất nhiều trang thiết bị, máy móc, có thể nói là hiện đại nhất từ trước đến nay trong các đường dây làm giả bị phát hiện. Mỗi máy làm một công đoạn, sau khi thành phẩm thì dùng máy soi hiển vi để kiểm tra chất lượng và phát hiện lỗi.  

Khi khám xét các xưởng sản xuất, Ban chuyên án cũng bất ngờ khi phát hiện đủ loại giấy tờ được làm giả như sổ đỏ, chứng minh nhân dân, thẻ nhà báo, giấy phép kinh doanh nhà thuốc, giấy đăng ký kết hôn,... đã thành phẩm và chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Còn hơn 1.000 con dấu treo, được chia thành từng tỉnh thành, từng bộ, ban ngành từ Trung ương đến địa phương. Các đối tượng cũng thường xuyên cập nhật tin tức, lên mạng internet tìm chữ ký các cán bộ lãnh đạo để sao chép, từ đó làm giả các giấy tờ liên quan.

Các đối tượng khai nhận bán các giấy tờ có giá từ 300-500 ngàn đồng. Với các giấy tờ như bằng cấp chứng chỉ, giấy tờ xe thì bán theo bộ, ví dụ một bộ giấy tờ xe bao gồm biển số, GPLX, giấy đăng ký xe… có giá khoảng 10 triệu đồng/bộ. 

Đọc thêm

Lái xe vi phạm nồng độ cồn “thông chốt” kiểm tra tại Hạ Long

Lái xe và phương tiện vi phạm tại Hạ Long.
(PLVN) -Đêm 18/4, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ (CSGTĐB) số 2, Phòng CSGT, Công an tỉnh Quảng Ninh đã bàn giao lái xe Sú Văn Đông sinh năm 1988 và các đối tượng liên quan tới Công an TP Hạ Long để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe kiểm tra nồng độ cồn.

Đồng Nai khởi tố 3 vụ gian lận bảo hiểm

Đồng Nai khởi tố 3 vụ gian lận bảo hiểm
(PLVN) - Liên quan đến hành vi chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội tỉnh Đồng Nai thời gian qua đã gửi 39 hồ sơ kiến nghị khởi tố sang Cơ quan điều tra. Trong đó đã khởi tố điều tra 3 vụ.

Mâu thuẫn đất đai đứa cháu giết cô ruột dã man

Nguyễn Minh Trường đến cơ quan Công an đầu thú.
(PLVN) -  Sáng ngày 18/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cho biết đang tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Minh Trường (SN 1990 , trú ấp Phú Hòa 2, xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Giết người”.

Bắt tạm giam chủ tịch UBND xã và kế toán ở Bắc Giang

Cơ quan Cảnh sát điều tra tống đạt các quyết định và lệnh đối với Nguyễn Văn Quang.
(PLVN) - Ông Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND thị trấn An Châu đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn chỉ đạo bà Vi Thị Thắm, Kế toán UBND thị trấn An Châu thực hiện trái công vụ, gây thiệt hại tài sản cho Nhà nước số tiền 340 triệu đồng.