Vẫn còn nhiều uẩn khúc vụ người nghiện bị đánh chết trong Cơ sở xã hội

Các bị cáo được cho là đã đánh chết bị hại Nam.
Các bị cáo được cho là đã đánh chết bị hại Nam.
(PLO) - Cho rằng anh Nam không có nơi cư trú rõ ràng, lại là người nghiện ma túy nên phường lập danh sách đưa anh vào cơ sở xã hội để cắt cơn. Thế nhưng sau mấy ngày vào đây, anh Nam đã bị các học viên “đàn anh” thay nhau đánh đến chết. Sau hơn 2 năm xảy ra cái chết đau lòng đó, vụ án vẫn chưa có hồi kết vì còn nhiều uẩn khúc.

Nhập phòng vài giờ đã bị “đại bàng” “mổ” chết

Hồ sơ vụ án thể hiện, ngày 4/4/2015, UBND phường Tân Thới Hiệp, quận 12, TP.HCM ra quyết định đưa Trần Vũ Nam (sinh năm 1979, quê tỉnh Nam Định) là đối tượng nghiện ma túy, không có nơi ở nhất định vào Cơ sở xã hội Nhị Xuân để quản lý, cắt cơn và chờ quyết định của tòa án đưa đi cai nghiện bắt buộc.

Khoảng 8h ngày 10/4/2015, Trần Vũ Nam cùng Phạm Văn Thao (cũng là người nghiện ma túy) được cán bộ giáo dưỡng khu cắt cơn chuyển qua khu phục hồi sức khỏe (khu 1) để theo dõi.

Sau khi làm thủ tục tiếp nhận ban đầu, các cán bộ khu 1 gồm có: Nguyễn Hồng Luận (phó khu), Phan Thanh Bình, Phạm Văn Ngoan và Phạm Văn Quân (trực ban) bố trí đưa Nam và Thao vào phòng 8 của khu 1. Tại thời điểm này phòng 8 đã có hơn 20 người ở và đang chờ quyết định của tòa án để đưa đi cai nghiện bắt buộc.  

Tại phòng này các học viên được chia làm 3 mâm với các nguyên tắc của “dân anh chị”, ai vào sau đều có những “bài tập dượt” nhập phòng nhất định, cụ thể ở đây là phải làm theo lệnh của mâm 1 (mâm có quyền lực cao nhất). Ngoài việc chịu sự đánh đập, sai khiến, hai mâm còn lại cũng bị mâm 1 bắt thực hiện nhiều công việc hầu hạ khác.

Khi Nam và Thao vừa vào phòng đã bị Thái Ngọc Dũng (trưởng phòng và được xếp ở mâm 1) dùng tay đánh và yêu cầu cúi đầu xuống nhưng Nam phản ứng. Do Nam không chịu làm theo luật lệ này nên các đàn em trong mâm 1 của Dũng xông vào đấm, đá Nam chúi đầu vào xô nước tiểu gần đó khiến Nam phản ứng, chửi lại và bị các đối tượng này đánh đến ngất xỉu.

Sau đó các đối tượng này kêu một số người ở mâm 2 dội nước vào mặt để Nam tỉnh lại. Khi Nam tỉnh lại, ngước mắt nhìn lên thì tiếp tục bị các đối tượng xông vào thay nhau đấm đá, dẫm đạp vào đầu, lưng, ngực, bụng, chân… cho đến lúc Nam ngất xỉu lần thứ hai.

Thấy vậy, Dũng yêu cầu các đàn em dừng lại và ra lệnh cho một số người mâm dưới đưa Nam vào nhà vệ sinh, tắm rửa, thay đồ rồi đưa Nam ra phía ngoài nằm. Lúc này Dũng cùng một số đàn em quay qua đánh Thao, nhưng do quá sợ với cảnh chúng vừa đánh Nam nên chúng yêu cầu, đánh thế nào Thao cũng cố cắn răng chịu đựng.

Sau khi đánh Nam và Thao, cả phòng cùng ăn trưa, riêng Nam không thể nào ăn được vì quá đau đớn.

Khoảng 13h30 cùng ngày, Mâm 1 thấy Nam mệt nên yêu cầu mâm dưới đưa Nam đi tắm rửa để Nam tỉnh lại. Nhưng sau khi tắm xong thì Nam ngày càng yếu, thở dốc nên một số người có pha nước đường cho Nam uống, nhưng Nam không uống được. Thấy Nam có biểu hiện bất thường, Dũng đã báo với cán bộ để đưa Nam ra trạm xá của cơ sở này cấp cứu, sau đó thấy nguy cấp nên Nam được chuyển tới bệnh viện Hóc Môn. Tuy nhiên đến nơi thì bác sĩ chẩn đoán, Nam đã chết trước đó.

Tại cơ quan điều tra, 5 bị cáo thành khẩn khai báo. Riêng bị cáo Thái Ngọc Dũng được gọi là “trưởng phòng” và bị cáo Nguyễn Ngọc Quý không chịu thừa nhận hành vi của mình. Với hành vi nêu trên, các bị cáo bị truy tố về tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người.

 Sau nhiều lần trả hồ sơ, ngày 9/5/2017, TAND TP.HCM đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Tuy nhiên tại phần thủ tục, các luật sư bảo vệ cho phía bị hại đã có phản ứng mạnh mẽ, đề nghị HĐXX phải triệu tập một số nhận chứng, nhất là các cán bộ có trách nhiệm trong thời điểm xảy ra vụ án để đối chất, làm sáng tỏ vụ án.

Xét thấy đề nghị của các luật sư là chính đáng nhằm bảo đảm tính khách quan của vụ án nên HĐXX quyết định hoãn phiên tòa.

Qua tìm hiểu hồ sơ vụ án còn cho thấy, do thấy đủ dấu hiệu về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng nên cơ quan cảnh sát điều tra đã 2 lần có quyết định khởi tố bị can và ra lệnh bắt giam đối với bốn cán bộ này. Tuy nhiên sau khi xem xét, Viện kiểm sát Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã không phê chuẩn vì cho rằng các cán bộ này không chịu thừa nhận và cơ quan điều tra không chứng minh được việc thiếu trách nhiệm của các cán bộ này, do đó cơ quan điều ra đã đình chỉ điều tra với các cán bộ này.

Luật sư Nguyễn Tiến Mạnh- Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh- người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại cho rằng, trong vụ án này hành vi của các bị cáo đã cấu thành tội giết người theo Điều 93 Bộ luật Hình sự, chứ không phải là tội cố ý gây thương tích như cáo trạng truy tố.

Theo lập luận của luật sư Mạnh thì các bị cáo đều nhận thấy trước khi nhập phòng thì sức khỏe bị hại không được tốt, vậy mà các bị cáo còn thay nhau dùng chân, tay đấm đá vào các vùng trọng yếu cơ thể nạn nhân như đầu, ngực, bụng, cổ… Với lực tác động vô cùng mạnh từ tay chân thì có thể gây tử vong cho bị hại Nam bất cứ lúc nào.

“Rõ ràng đây là hình thức tra tấn vô cùng dã man của các bị cáo khiến bị hại vừa nhập phòng được vài tiếng đồng hồ thì tử vong. Do vậy, đây là hành vi giết người, chứ không thể là cố ý gây thương tích được…”- luật sư Mạnh nhấn mạnh.

Vụ án còn nhiều uẩn khúc?

Chưa hết, luật sư này còn cho rằng vụ án còn bỏ lọt tội phạm vì các cán bộ giáo dưỡng tại cơ sở Nhị Xuân không bị khởi tố khi mà cơ quan cảnh sát điều tra đã 2 lần đề nghị. Theo đó trong quá trình lấy lời khai, nhiều bị cáo cũng như học viên trong cơ sở xã hội Nhị Xuân khai, nhận dạng ra các án bộ này có mặt vào thời gian bị hại bị đánh, nhưng các cán bộ này không ngăn chặn.

Thậm chí có bị cáo còn khai chính một số cán bộ này còn nhờ học viên dạy cho Nam “ngoan” vì cho rằng Nam không chịu nghe lời.

Có lời khai còn cho thấy, sau khi chứng kiến Nam bị đánh một lúc thì các cán bộ này bỏ đi, sau đó có người quay lại hỏi xem Nam đã “ngoan” chưa?

iện nay các cán bộ này dù đã bị xử lý kỷ luật, chuyển công tác… Tuy nhiên dư luận vẫn cho rằng cần phải làm rõ trách nhiệm của những cán bộ này để vụ án được khách quan, đúng người đúng tội, đúng pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Hai bị cáo tại phiên xét xử.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đọc thêm

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.