Ủy ban Kiểm tra Trung ương 'vào cuộc' vụ cựu Bí thư Bến Cát

Lời nói sau cùng, ông Khanh vẫn khẳng định bị oan sai.
Lời nói sau cùng, ông Khanh vẫn khẳng định bị oan sai.
(PLVN) - Hôm qua (18/12), trong ngày xét xử cuối cùng, luật sư cho rằng cơ quan tố tụng Bình Dương áp dụng sai hướng dẫn trong áp dụng Bộ luật Hình sự (BLHS), dẫn đến khởi tố, truy tố, xét xử sai thẩm quyền; đề nghị HĐXX chuyển trả hồ sơ về cơ quan tố tụng có thẩm quyền theo lãnh thổ. Cùng ngày, Đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng vào Bình Dương làm việc về vụ án liên quan ông Nguyễn Hồng Khanh.

Dấu hiệu áp dụng sai BLHS 

Như PLVN đã phản ánh, trong vụ án này, ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, trước khi bị bắt là Bí thư Thị ủy Bến Cát) bị cáo buộc “giúp sức cho tội phạm” khi mua tài sản thế chấp của cụ Hồ Thị Hiệp (SN 1945, đã mất). VKS cho rằng việc mua bán này là cơ sở để ông Nguyễn Huy Hùng (SN 1968) và Nguyễn Quang Lộc (SN 1970, cán bộ BIDV Tây Sài Gòn) “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Tại phiên tranh luận cuối cùng, Luật sư (LS) Nguyễn Hoài Nghĩa (Đoàn LS TP HCM) bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bà Huỳnh Thị Phương Anh (vợ ông Khanh), đặt vấn đề: Hành vi của các bị cáo phải bị xử lý theo Điều 165 BLHS 1999 về tội “Cố ý làm trái” hay theo Điều 219 BLHS 2015 về “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”? 

“Hành vi của các bị cáo thực hiện từ 2012 - 2015. Căn cứ điểm e khoản 2 Nghị quyết 41, hành vi trên bị phát hiện sau 1/1/2018 thì áp dụng Điều 219. Còn nếu xảy ra trước và được phát hiện trước 1/1/2018 mà đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì phải áp dụng Điều 165.

“Hành vi của các bị cáo bị phát hiện trước 1/1/2018. Tôi xin chứng minh bằng cách viện dẫn ngay trong hồ sơ vụ án. Ngày 16/10/2016, ông Nguyễn Hiệp Hòa (con cụ Hiệp) có đơn tố giác tội phạm và được CQĐT Công an Bình Dương tiếp nhận, phân công điều tra viên. VKS cũng phân công kiểm sát viên để xử lý. Việc điều tra kéo dài từ 2016 - 2018. 

Như vậy, hành vi của các bị cáo bị tố giác và bị phát hiện trước 1/1/2018. Do đó, bắt buộc phải áp dụng Điều 165 BLHS 1999 để xử lý hành vi của các bị cáo mới đúng theo hướng dẫn tại Nghị quyết 41 của Quốc hội. Không thể áp dụng Điều 219 BLHS 2015”, LS Nghĩa nói. 

Vụ án không thuộc thẩm quyền Bình Dương?

LS Nghĩa tiếp tục nêu ra dẫn chứng để cho rằng vụ án này theo quy định, không thuộc thẩm quyền cơ quan tố tụng Bình Dương: “Về tài sản, còn có diện tích đất 5,6ha của bà Nguyễn Hiệp Hảo (con cụ Hiệp) đã được cụ Hiệp sử dụng làm tài sản đảm bảo cho các khoản vay và sau khi thế chấp không có đăng ký giao dịch bảo đảm.

Theo Điều 11, Nghị định 163/2006/NĐ –CP về Giao dịch bảo đảm, không có thế chấp thì việc ngân hàng cầm cố với tài sản này là không đúng quy định pháp luật. Hành vi này sai phạm dẫn đến thiệt hại tài sản ngân hàng hay không thì thuộc vụ án “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Vụ án này CQĐT Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố và tách ra để xử lý”.

Theo LS Nghĩa, từ việc áp dụng sai BLHS và xác định sai tài sản thế chấp, dẫn đến việc áp dụng sai thẩm quyền theo lãnh thổ với việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử.

“BIDV Tây Sài Gòn nằm ở TP HCM và trực thuộc Hội sở tại Hà Nội. Hành vi của các bị cáo lẽ ra phải bị xử lý theo Điều 165 BLHS năm 1999 như đã nói trên; và vụ án “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” mà CQĐT Công an Bình Dương đã khởi tố không thuộc thẩm quyền khởi tố, truy tố, xét xử của cơ quan tố tụng Bình Dương. Hai vụ án này do cơ quan tố tụng tại TP HCM hoặc Hà Nội giải quyết. Nếu thiệt hại quá lớn thì do CQĐT của Bộ Công an giải quyết”.

“Do không đúng thẩm quyền theo lãnh thổ nhưng vụ án đã được đưa ra xét xử nên tôi đề nghị HĐXX trả hồ sơ cho VKS để chuyển cho VKS có thẩm quyền truy tố. Và việc tranh chấp thẩm quyền điều tra, truy tố của TP HCM hay Hà Nội sẽ do Viện trưởng VKSND Tối cao quyết định”, LS Nghĩa nêu rõ.

Ngoài ra, theo LS Nghĩa, việc tách vụ án “vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ án 

mà ông Hùng, ông Lộc, ông Khanh đang bị xét xử, không giải quyết triệt để vụ án, giá trị tài sản bị thiệt hại. LS Nghĩa nói rằng VKS có thẩm quyền nên nhập hai vụ án làm một.

“Do vụ án phức tạp nên cần nghị án kéo dài”

Vấn đề thứ ba mà LS Nghĩa phản bác là VKS cho rằng “CQĐT làm đúng quy định pháp luật” khi vợ ông Khanh không có trong thành phần giao hoặc tống đạt các quyết định kê biên tài sản. “Lập luận này là hoàn toàn sai, không có căn cứ. Điều luật mà VKS áp dụng để trả lời là kê biên tài sản với bị can bị cáo chứ không phải với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”, LS Nghĩa nói.

“Tài sản này là của vợ ông Khanh, là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Công an tỉnh Bình Dương lấy căn cứ nào, cơ sở nào xác định tài sản trên là của ông Khanh mà kê biên? Từ cái sai đó, ảnh hưởng quyền lợi của vợ ông Khanh. Ngoài ra luật nêu rõ sau khi kê biên thì giao cho chủ sở hữu hoặc người thân bị can bị cáo quản lý.

Trong trường hợp này, CQĐT giao cho ai quản lý? Nếu có thất thoát ai chịu trách nhiệm. Vợ ông Khanh không được tống đạt kê biên thì có bán được không, nhận đặt cọc được không? Quy định đặt cọc không cần công chứng, lúc đó thiệt hại cho người thứ 3 ai chịu trách nhiệm?  Ngoài ra, vợ ông Khanh có quyền khiếu nại quyền tố cáo hành vi tố tụng và các quyền liên quan đến sử dụng đất nhưng không được tống đạt thì lấy quyền gì khiếu nại, tố cáo?”.

“Tôi cho rằng vụ án hôm nay xét xử tại TAND tỉnh Bình Dương là không đúng thẩm quyền, vi phạm nghiêm trọng tố tụng. Đề nghị HĐXX xem xét để đảm bảo quyền lợi cho các bên, đặc biệt là vợ chồng ông Khanh”.

Kết thúc phần tranh luận, HĐXX vào phòng nghị án và sau đó quay ra tuyên bố “do vụ án phức tạp nên cần nghị án kéo dài”. Thời gian tuyên án là vào chiều ngày 24/12.

Ông Khanh trao đổi tình hình con cái với vợ trước khi bị đưa về trại giam.
Ông Khanh trao đổi tình hình con cái với vợ trước khi bị đưa về trại giam.

Cũng trong ngày hôm qua, Đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng vào Bình Dương làm việc, tiến hành thẩm tra, xác minh, thu thập, nghiên cứu các văn bản, tài liệu, chứng cứ; làm việc với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật với ông Khanh.

Kế hoạch làm việc do ông Tô Quang Ngọc, Trưởng Đoàn kiểm tra, ký, cho biết, từ 18 - 20/12, Đoàn kiểm tra dự kiến làm việc với Công an tỉnh, VKSND tỉnh, TAND tỉnh, Ban Thường vụ Thị ủy Bến Cát, Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Thường trực Tỉnh ủy.

Nội dung làm việc “theo chức năng nhiệm vụ chuyên môn của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án “vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” liên quan đến đồng chí Nguyễn Hồng Khanh”.

Đọc thêm

Xét xử vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Hưng Yên

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) -Ngày 26/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức xét xử 9 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào (nay là Phường Dị Sử, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) về các hành vi: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản.

Vụ án liên quan cựu Bí thư Thị xã Bến Cát: 3/3 yêu cầu giám định của Công an Bình Dương đều bị từ chối

Ông Khanh tiếp tục gửi đơn kêu oan, đề nghị đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can với ông. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Sau hơn 5 tháng tạm đình chỉ điều tra, ngày 18/3/2024, Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương (CQĐT) có Quyết định 969/QĐ-CSKT(P4) phục hồi điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và Quyết định phục hồi điều tra bị can với 7 người; ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX Bến Cát, người mua đất trong vụ án) tiếp tục có đơn yêu cầu đình chỉ điều tra vụ án vì cho rằng ông bị oan trong vụ án đã kéo dài hơn 7 năm.

Hai phạm nhân trốn trại nhận thêm án

Hai bị cáo Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng tại phiên tòa xét xử. Ảnh: PV
(PLVN) - Đang chấp hành án tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) 2 phạm nhân Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng đã bỏ trốn, sau đó bị bắt giữ và vừa đưa ra xét xử.

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh
(PLVN) - VKSND cấp cao đánh giá, suốt quá trình giải quyết vụ án, Cty Phúc Thanh Vinh không cung cấp được chứng cứ chứng minh khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong khi đó, khách cung cấp được các chứng cứ chứng minh Cty Phúc Thanh Vinh đã vi phạm nghĩa vụ, tự ý đơn phương bán lại các căn nhà cho người khác.