Lời khai bất nhất của các bị cáo trong vụ lật tàu du lịch trên sông Hàn

Bị cáo Chí  tại phiên tòa và tham gia phần xét hỏi
Bị cáo Chí tại phiên tòa và tham gia phần xét hỏi
(PLO) - Hôm qua (3/4), TAND TP Đà Nẵng đã phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ lật tàu Thảo Vân 2 trên sông Hàn khiến 3 người thiệt mạng. 

Trong phiên xét hỏi đầu tiên, 4 bị cáo Lê Công Chí (ngụ quận Sơn Trà- thuyền trưởng tàu Thảo Vân 2); Võ Quốc Hùng (SN 1972, ngụ  quận Hải Châu - chủ tàu Thảo Vân 2); Nguyễn Ngọc Quân (ngụ 126 Trần Phú, quận Hải Châu - người bán vé, hướng dẫn và giới thiệu khách lên tàu Thảo Vân 2) và Lê Sáu (ngụ quận Hải Châu - nguyên Giám đốc Cảng vụ Đà Nẵng) đều khai quanh co và đổ lỗi cho nhau…

Tàu Thảo Vân 2 đã từng bị lật

Theo cáo trạng, tàu Thảo Vân 2 được hoán cải từ tàu cá, chỉ được phép vận chuyển 28 người. Tàu không có giấy phép hoạt động, không được cấp lệnh xuất bến. Năm 2014, tàu Thảo Vân 2 đã từng bị lật trên sông Hàn nhưng may mắn không xảy ra thương vong.

Đặc biệt, từ tháng 12/2014 đến ngày 4/6/2016, tàu neo đậu trái phép tại cầu Cảng sông Hàn - khu vực thuộc quản lý của Cảng vụ đường thủy nội địa Đà Nẵng. Vào ban đêm, tàu vẫn hoạt động chở khách tham quan sông Hàn bất chấp vi phạm. Về sau, Hùng giao cho em rể là Võ Ngọc Quân tổ chức bán vé, thu tiền; thuê Lê Công Chí làm nhiệm vụ điều khiển tàu.

Như thường lệ, tối  4/6/2016, Võ Ngọc Quân theo lời Hùng tổ chức bán vé đưa khách tham quan sông Hàn. Đến khoảng 20h30 cùng ngày, tàu ĐNa 0016 đến cầu Thuận Phước và hướng về cầu Rồng, đến vị trí cách bờ sông đường Bạch Đằng 200 mét, bất ngờ tàu chao đảo, nghiêng hẳn về bên trái rồi lật úp.

Khi phát hiện sự việc, nhiều tàu gần đó đã tích cực tham gia cứu vớt hành khách. 26 người được đưa vào cấp cứu tại các bệnh viện; 3 người tử vong được xác định là anh Phạm Tấn Cương (SN 1970, ngụ TP Quy Nhơn, Bình Định), 2 chị em ruột Trịnh Kim Phượng (SN 2009), Trịnh Huy Hoàng (SN 2011) ở TP Bắc Cạn, tỉnh Bắc Cạn.

Ngay sau đó, CQĐT khởi tố Chí về hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy; Quân và Hùng bị khởi tố hành vi “đưa vào sử dụng phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”. Riêng bị cáo Lê Sáu bị khởi tố vì tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Tại phiên tòa sáng 3/4, bị cáo Lê Công Chí và Võ Quốc Hùng chỉ thừa nhận một phần tội danh đã nêu; bị cáo Nguyễn Ngọc Quân và Lê Sáu phủ nhận hoàn toàn cáo trạng của VKS.

Riêng với bị cáo Lê Sáu, cáo trạng nêu, thời điểm trên giữ chức Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa Đà Nẵng, người điều hành trực tiếp hoạt động của Cảng. Thế nhưng, Sáu đã thiếu trách nhiệm, không triểm tra, xử lý nghiêm phương tiện tàu Thảo Vân 2 hoạt động trái phép giữa năm 2015 đến tháng 6/2016.

Mặt khác, từ ngày 2/6/2016, Sở Giao thông Vận tải TP Đà Nẵng đã tổ chức họp chỉ đạo lai dắt tàu Thảo Vân 2 về neo đậu, quản lý tại Trạm Biên phòng không cho hoạt động nhưng Lê Sáu tổ chức không triệt để, “du di” cho tàu này hoạt động trái phép. Đêm 4/6/2016, Lê Sáu cũng không tiến hành kiểm tra, xử lý vi phạm tàu Thảo Vân 2 dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, Lê Sáu khẳng định, CQĐT và cáo trạng của VKS đã truy tố không đúng tội danh.

Nhiều bị cáo chối tội!

Chiều cùng ngày, Tòa tiếp tục với phiên xét hỏi. Đáng nói, trong phần này, bị cáo Hùng và Chí, Quân lại có những lời khai quanh co, không đồng nhất, liên tục đổ lỗi cho nhau.

Theo bị báo Lê Công Chí, do số người trên mui tàu quá đông lại đổ xô chụp hình, còn dưới khoang chỉ có 4 người dẫn đến việc mất thăng bằng và lật úp. Chí thừa nhận từng bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy.

Đối với vấn đề kiểm soát người lên tàu, Chí khai, trước khi tàu Thảo Vân 2 chạy, Trí đếm được 28 hành khách và báo với quản lý tàu: “Đủ người rồi, đừng bắt thêm khách nữa”. Thế nhưng, theo bị báo Chí, việc xuất bến thuộc quản lý của Quân. Trước khi tàu xuất bến, tàu không có thợ máy, Chí phải xuống dưới khởi động máy. Song song, Quân thừa cơ hội, tiếp tục bán vé, đón tổng cộng 51 người, trong đó có 4 người ngoại quốc; Chí không kiểm soát được. Đến khi nào Quân gọi xuất bến, Chí cho tàu chạy và lúc này không có quyền can thiệp tăng hay bớt người. 

Khi Tòa đặt câu hỏi, bị cáo biết tàu Thảo Vân 2 liên tục vi phạm pháp luật nhưng tại sao vẫn nhận lời lái, Chí cho biết, bị cáo đã nhiều lần nhắc Hùng làm các thủ tục với Cơ quan chức năng, nhưng Hùng không nghe. 

Chí nhắc đi nhắc lại, mình chỉ làm thuê 2,5 triệu/ tháng. Tàu đông khách hay không, mức lương đó vẫn cố định. Đặc biệt, khi anh Hùng (bị cáo Hùng) yêu cầu gì, Chí phải làm theo. 

Trong khi đó, bị cáo Hùng khi được xét hỏi lại bác lại toàn bộ lời khai của Chí. Hùng luôn miệng cho rằng, thời gian trên, Hùng bị đau phải nằm viện nên không hay biết gì và giao toàn bộ quá trình in vé, thu tiền cho Quân. Riêng kiểm soát người lên tàu, Hùng giao cho Chí toàn quyền quyết định. “Tôi thuê Chí lái tàu và trong các cam kết, Chí phải chịu trách nhiệm về việc này. Chí để nhiều người lên tàu mới dẫn đến các sự cố lật tàu”, Hùng nói.

HĐXX đặt câu hỏi về việc Hùng mua lại tàu cá ĐNa0016 để hoạt động kinh doanh đưa đón khách du lịch không có các giấy tờ đăng ký liên quan, liên tục vi phạm về thuế, đăng kiểm, xuất bến…Hùng vòng vo nói “không nhớ rõ”. Khi HĐXX truy lại cụ thể từng việc, Hùng mới bao biện: “Do tôi bị bệnh thời gian dài, tôi không nắm hết. Bản thân tôi lại không biết làm báo cáo thuế, không hiểu biết pháp luật nên các thủ tục liên quan cũng “chây ì” luôn. 

Trong phần xét hỏi của mình, Quân khai, bản thân không có bằng cấp gì, chỉ giữ vai trò nhân viên bán vé, bán trà nước cho khách. Khi Hùng đau, Quân thay Hùng thu tiền bán vé và đi in vé “theo lời anh Hùng”. Số tiền này, Quân giao lại cho chị gái (vợ Hùng-PV) giữ.

Hôm nay (4/4), phiên tòa tiếp tục xét hỏi đối với bị cáo Lê Sáu.

Đọc thêm

Xét xử vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Hưng Yên

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) -Ngày 26/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức xét xử 9 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào (nay là Phường Dị Sử, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) về các hành vi: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản.

Vụ án liên quan cựu Bí thư Thị xã Bến Cát: 3/3 yêu cầu giám định của Công an Bình Dương đều bị từ chối

Ông Khanh tiếp tục gửi đơn kêu oan, đề nghị đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can với ông. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Sau hơn 5 tháng tạm đình chỉ điều tra, ngày 18/3/2024, Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương (CQĐT) có Quyết định 969/QĐ-CSKT(P4) phục hồi điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và Quyết định phục hồi điều tra bị can với 7 người; ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX Bến Cát, người mua đất trong vụ án) tiếp tục có đơn yêu cầu đình chỉ điều tra vụ án vì cho rằng ông bị oan trong vụ án đã kéo dài hơn 7 năm.

Hai phạm nhân trốn trại nhận thêm án

Hai bị cáo Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng tại phiên tòa xét xử. Ảnh: PV
(PLVN) - Đang chấp hành án tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) 2 phạm nhân Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng đã bỏ trốn, sau đó bị bắt giữ và vừa đưa ra xét xử.

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh
(PLVN) - VKSND cấp cao đánh giá, suốt quá trình giải quyết vụ án, Cty Phúc Thanh Vinh không cung cấp được chứng cứ chứng minh khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong khi đó, khách cung cấp được các chứng cứ chứng minh Cty Phúc Thanh Vinh đã vi phạm nghĩa vụ, tự ý đơn phương bán lại các căn nhà cho người khác.