Huyền Như tiếp tục “bê” nguyên cả dàn lãnh đạo Navibank vào vòng lao lý

Cố ý làm trái, nguyên dàn lãnh đạo Navibank hầu tòa.
Cố ý làm trái, nguyên dàn lãnh đạo Navibank hầu tòa.
(PLO) - Tin tưởng, hám lãi cao nên nguyên bộ sậu Ngân hàng Nam Việt Navibank (nay là Ngân hàng Quốc Dân NCB) đã đem hơn 1,5 ngàn  tỷ đồng gửi vào Vietinbank. Tuy nhiên việc gửi này được xác định là hành vi sai trái khiến Navibank thiệt hại hơn 200 tỷ đồng, dàn lãnh đạo Navibank đối diện với vòng lao lý.

Luật sư tranh cãi kịch liệt ngay ở phần thủ tục

Ngày 28/2, Tòa án Nhân dân TP.HCM đưa vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” diễn ra tại Ngân hàng  Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank) nay là Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Dân (NCB) ra xét xử.

Mười bị can bị đưa ra xét xử, trong đó có Lê Quang Trí (nguyên Tổng giám đốc Navibank), Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn (đều là nguyên Phó giám đốc Navibank). 6 bị can còn lại nguyên là trưởng các phòng ban của Navibank. Riêng Ngân hàng Navibank được xác định là nguyên đơn dân sự.

Bị án Huỳnh Thị Huyền Như và Võ Anh Tuấn cũng bị trích xuất tới tòa để làm sáng tỏ một số vấn đề.

Ngay ở phần thủ tục, các luật sư đã tranh cãi gay gắt. Nhiều luật sư đề nghị phải triệu tập bằng được nguyên lãnh đạo Ngân hàng Vietinbank chi nhánh TP.HCM. Có luật sư đề nghị phải triệu tập bằng được điều tra viên, kiểm sát viên trong vụ án này vì cho rằng có sự mâu thuẫn giữa kết luận điều tra và cáo trạng. Có luật sư lại đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung…

Tuy nhiên, một số luật sư lại cho rằng không cần thiết vì hồ sơ đã rõ nên đề nghị HĐXX bác bỏ những đề xuất của các luật sư đồng nghiệp.

Việc đôi bên luật sư đối lập nhiều lúc lên đến đỉnh điểm, tranh cãi gay gắt khiến HĐXX buộc phải điều chỉnh vì vấn đề quyết định là ở HĐXX.

Sau giờ hội ý, HĐXX đã quyết định tiếp tục phiên tòa, nhưng HĐXX cũng nhấn mạnh, tùy thuộc vào diễn biến tại phần xét hỏi cũng như tranh luận, nếu xét thấy cần thiết triệu tập những người liên quan thì HĐXX sẽ quyết định. Bên cạnh đó, HĐXX cũng xác định thêm tư cách tố tụng của ngân hàng Navibank trong vụ án này ngoài nguyên đơn dân sự còn tham gia với tư cách đơn vị có quyền và nghĩa vụ liên quan. 

“Sập bẫy” vì hám lãi cao

Hồ sơ vụ án thể hiện, do làm ăn thua lỗ, cần tiền trả nợ nên chỉ trong thời gian ngắn, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank chi nhánh TP.HCM) đã dùng nhiều thủ đoạn chiếm đoạt gần 4 ngàn tỷ đồng của các tổ chức, trong đó có 200 tỷ đồng của Ngân hàng Nam Việt Navibank. 

Hành vi nêu trên của Huyền Như đã bị tuyên mức án chung thân. Bên cạnh đó, bản án phúc thẩm năm 2015 cũng đã đề nghị cơ quan điều tra làm rõ hành vi của những người có trách nhiệm tại Navibank khi đã cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế. 

Theo đó, sau quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định,  từ tháng 4/2011, biết Navibank có chủ trương gửi tiền nhàn rỗi vào các tổ chức tín dụng để lấy lãi cao, Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ - Vietinbank chi nhánh TP.HCM) thông qua Võ Anh Tuấn (phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè) thỏa thuận với Đoàn Đăng Luật (Trưởng phòng nguồn vốn của Navibank) gửi tiền vào Vietinbank với lãi suất 16,5 - 22,5%/năm, nhưng ghi trên hợp đồng là 14%. Phần lãi suất ngoài hợp đồng, Như sẽ trả trước cho Navibank ngay khi ngân hàng này chuyển tiền vào tài khoản được mở tại Vietinbank.

Luật báo cáo với một số lãnh đạo Navibank và thống nhất chủ trương chọn một số nhân viên tại Hội sở đứng tên gửi tiền vào Vietinbank. Lúc bấy giờ, ông Lê Quang Trí là TGĐ Navibank đã chủ trì cuộc họp Hội đồng tín dụng, thống nhất chủ trương lách luật, cấp tín dụng 1.543 tỷ đồng cho 14 nhân viên đứng tên hợp đồng tiền gửi vào Vietinbank nhằm hưởng lãi suất cao.

Sau khi Navibank gửi tiền vào Vietinbank, Như chỉ đạo Trần Thị Tố Quyên (người giúp việc cho Như) mang hồ sơ mở tài khoản của 14 nhân viên giao cho Luật. Các nhân viên sau khi ký một số chứng từ đã giao lại cho Như mà không đến Vietinbank làm thủ tục mở tài khoản. 

Nhận được 14 bộ hồ sơ do Luật đưa lại, Như đã thay bằng hồ sơ do mình ký giả chữ ký của các nhân viên Navibank rồi đưa Quyên mang đến phòng giao dịch Võ Văn Tần mở tài khoản tiền gửi. Huyền Như đã chuyển cho Luật 9,4 tỷ đồng lãi suất ngoài hợp đồng ngay khi ký hợp đồng.

Như làm giả 47 hợp đồng tiền gửi bằng cách giả chữ ký của Võ Anh Tuấn và đóng dấu giả Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, giao cho Navibank một bản. Khi tiền của Navibank chuyển vào tài khoản của 14 nhân viên lập tại Vietinbank, Huyền Như liền lập chứng từ, giả chữ ký của chủ tài khoản nhằm chiếm đoạt sử dụng riêng.

Tất toán hết các hợp đồng cũ, ông Lê Quang Trí chủ trì Hội đồng tín dụng Ngân hàng Navibank tiếp tục cấp tín dụng cho nhân viên mang 500 tỷ sang gửi tại Vietinbank chi nhánh Nhà Bè. Huyền Như chuyển lại ngay cho Navibank 15 tỷ đồng tiền lãi ngoài và tiếp tục rút tiền của Navibank để chiếm đoạt. Đến tháng 9/2011, đến hạn tất toán hợp đồng, Như chỉ trả lại cho Navibank 300 tỷ, còn lại chiếm đoạt hơn 200 tỷ đồng. Trên thực tế, Navibank đã nhận lãi ngoài hợp đồng là 24 tỷ đồng, đây được xem là hành vi sai trái của dàn lãnh đạo Ngân hàng này.

Vụ án dự kiến sẽ kéo dài từ nay đến ngày 16/3/2018./.

Tin cùng chuyên mục

Hai bị cáo tại phiên xét xử.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đọc thêm

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.