Hôm nay, xét xử vụ “sử dụng trái phép tài sản” tại PVC-SG

Khu đất tại 44-46 Lê Thánh Tôn Nha Trang đã được xây dựng thành cao ốc.
Khu đất tại 44-46 Lê Thánh Tôn Nha Trang đã được xây dựng thành cao ốc.
(PLVN) - Có thể thấy, liên quan đến những sai phạm xảy ra tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) dưới thời ông Đinh La Thăng đã kéo theo nhiều hệ lụy kéo dài chưa có hồi kết. Trong đó, Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) dưới thời Chủ tịch HĐQT Trịnh Xuân Thanh cũng “tiếp nối” những sai phạm với vô số những phiên tòa luận tội đến nay cũng chưa vãn hồi. 

Hôm nay (31/3), theo dự kiến TAND TP HCM sẽ đưa ra xét xử vụ án “Sử dụng trái phép tài sản” đối với Phan Trí Trung-Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Sài Gòn (PVC-SG).

Được biết, sau khi thực hiện chủ trương tái cấu trúc các đơn vị thành viên của PVN về việc sắp xếp lại các hoạt động kinh doanh cho đúng với ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn cho phù hợp với những thế mạnh của từng đơn vị thành viên.

Ngày 4/6/2010, Đinh La Thăng-Chủ tịch HĐTV PVN chủ trì cuộc họp, thành phần gồm PVN, PVC, Tổng Công ty Cổ phần tài chính dầu khí (PVFC) để xử lý các tồn tại của PVFC và thống nhất chỉ đạo: “PVC nhận lại các dự án theo đề nghị của PVFC và thanh quyết toán cho PVFC”.

Do không có tiền, lúc này Trịnh Xuân Thanh-Chủ tịch HĐQT PVC đã ký Công văn số 830 ngày 17/8/2021 gửi PVN xin vay số tiền bán bớt phần vốn góp của PVN tại PVC và được PVN đồng ý cho vay ủy thác. Sau khi nhận số tiền hơn 793 tỷ đồng từ Oceanbank, cùng ngày PVC thanh toán vào tài khoản của PVFC hơn 564 tỷ đồng (gồm hơn 179 tỷ đồng mua cổ phần của Cty Hải Đăng; hơn 60 tỷ đồng mua cổ phần Cty PetroLand; hơn 22 tỷ đồng mua cổ phần Cty Xi măng Dầu khí 12/9 và hơn 301 tỷ đồng mua cổ phần Cty Phú Đạt) và thanh toán vào tài  khoản hơn 350 tỷ đồng của PVFC; số tiền hơn 54 tỷ đồng mua cổ phần của Cty Cổ phần chứng khoán Dầu khí.

Ngày 21/6/2021, Nguyễn Ngọc Quý-Phó Chủ tịch thay mặt HĐQT PVC ký nghị quyết về việc giao PVC-SG và Cty Cổ phần đầu tư dầu khí Nha Trang  (PVIN) thực hiện việc chuyển nhượng lại phần vốn góp từ PVFC tại Cty Hải Đăng…Ngày 21/7/2010, Trịnh Xuân Thanh ký nghị quyết giao cho PVC-SG và PVIN mua lại toàn bộ phần vốn góp của PVFC tại Cty Hải Đăng. 

Theo đó, Phan Chí Trung-Giám đốc PVC-SG là người đại diện phần vốn của PVC tại PVC-SG nhận chuyển nhượng, quản lý cổ phần của PVFC tại Cty Hải Đăng…

Ngày 24/2/2011, Trịnh Xuân Thanh ký Nghị quyết số 125/NQ-XLDK yêu cầu PVIN chuyển nhượng toàn bộ cổ phần đang sở hữu tại Cty Hải Đăng cho PVC-SG và yêu cầu PVC-SG nhận lại toàn bộ số cổ phần và khoản nợ mà PVIN nợ PVC là hơn 139 tỷ đồng (đây là số tiền PVC nhận nợ tại Oceanbank để bảo lãnh cho PVC Nha Trang nhận chuyển nhượng dự án từ PVFC).

Như vậy, tính đến ngày 24/3/2011, PVC-SG đã nhận chuyển nhượng hơn 16 triệu cổ phần Cty Hải Đăng (tương đương với 80% vốn điều lệ của Hải Đăng) và nhận nợ của PVC từ khoản vay ủy thác số tiền hơn 179 tỷ đồng.

Ngày 30/5/2011, Phan Chí Trung-người đại diện phần vốn của PVC tại PVC-SG, Ủy viên HĐQT thay mặt HĐQT PVC-SG ký nghị quyết thống nhất phương án vay vốn tại Vietinbank-CN8 số tiền 150 tỷ đồng mục đích bổ sung vốn lưu động.

Tuy nhiên, ngày 5/6/2012, do PVC-SG đang vay Vietinbank-CN8 146 tỷ đồng (được PVC bảo lãnh) chưa trả, trong khi PVC lại thông báo vô hiệu thư bảo lãnh và từ chối nghĩa vụ bảo lãnh nên Vietinbank-CN8 khởi kiện yêu cầu PVC-SG bổ sung tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Ngày 21/8/2012, Phan Chí Trung đã ký hợp đồng thế chấp 10 triệu cổ phần (tương đương 100 tỷ đồng-hình thành từ vốn vay ủy thác giữa PVC, Oceanbank và PVN) của Cty Hải Đăng cho Vietinbank-CN8 mà không báo cáo và không xin ý kiến của PVC về việc thế chấp trên. 

Ngày 15/11/2013, TAND TP HCM ra Bản án số 1467/2013/KDTM-PT, nội dung: Nếu PVC-SG không thể trả số tiền còn nợ Vietinbank-CN8 thì PVC phải có trách nhiệm trả cho Vietinbank-CN8 số nợ gốc do PVC bảo lãnh…

Sau khi thống nhất phương án xử lý nợ, Vietinbank-CN8 đã giới thiệu Cty Cổ phần tập đoàn địa ốc Phú Thái liên doanh hợp tác với Cty Hải Đăng thực hiện Dự án tại 44-46 Lê Thánh Tôn, TP Nha Trang, nhưng sau đó không thực hiện được.

Ngày 2/10/2015, Cty Hải Đăng (gồm 03 cổ đông là PVC-SG 73,8% vốn điều lệ, Tổng Công ty thương mại Sài Gòn 19% vốn điều lệ và PVC Đông Đô 6,5% vốn điều lệ) tổ chức Đại hội cổ đông bất thường để thông qua chủ trương chuyển nhượng Dự án 44-46 Trần Thánh Tôn với giá 210 tỷ đồng, đồng thời tái cơ cấu giảm vốn điều lệ hoàn trả cho các cổ đông theo tỷ lệ vốn góp.

Tuy nhiên, Phan Chí Trung với tư cách là người đại diện phần vốn của PVC tại PVC-SG đã không báo cáo và không xin chủ trương của PVC. Bên cạnh đó,  theo nghị quyết của PVC yêu cầu PVC-SG thoái vốn khỏi Cty Hải Đăng, nhưng Phan Trí Trung cũng không báo cáo mà đã bán tài sản tại là khu đất 44-46 Lê Thánh Tôn. Như vậy, Phan Trí Trung đã liên tiếp làm trái quy định về quản lý tài sản của Nhà nước với số tiền hơn 142 tỷ đồng mà PVC đã vay của PVN.

Ngày 9/12/2015, sau khi đã chuyển nhượng dự án và tái cơ cầu lại vốn điều lệ Cty Hải Đăng, PVC-SG đã thanh toán cho Vietinbank-CN8 toàn bộ nợ gốc và  Vietinbank-CN8 cũng đã có công văn thông báo giải tỏa nghĩa vụ bảo lãnh của PVC cho PVC-SG tại Vietinbank-CN8.

Phạn Chí Trung với cương vị là Giám đốc kiêm Ủy viên HĐQT của PVC-SG và là người đại diện phần vốn của PVC tại PVC-SG. Trong quá trình thực hiện chủ trương của PVC về việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, quyền góp vốn của PVC-SG tại Cty Hải Đăng sau khi nhận được số tiền chuyển nhượng Dự án 44-46 Lê Thánh Tôn, TP Nha Trang thì Phan Chí Trung đã tự ý sử dụng số tiền hơn 13 tỷ đồng để trả tiền thuê trụ sở và đầu tư vào Dự án Vị Thanh-Hậu Giang mà không trả lại cho PVC theo quy định và được sự đồng ý của PVC.

Theo đó, với hành vi phạm tội của Phan Chí Trung là rất nghiêm trọng và nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến quyền của chủ sở hữu trong việc khai thác và sử dụng tài sản. Do đó, cần phải được xử lý nghiêm để có tác dụng giáo dục với bị can và răn đe, phòng ngừa chung.

Được biết, Phan Trí Trung ban đầu bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghêm trọng”, sau đó có quyết định thay đổi quyết định khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, nhưng sau đó Phan Trí Trung tiếp tục được thay quyết định khởi tố bị can về tội “Sử dụng trái phép tài sản”.

Diện tích 6500m2 tại 44-46 Lê Thanh Tôn có vị trí đắc địa bậc nhất TP Nhà Trang được đánh giá có giá trị nhiều trăm tỷ đồng, nhưng lại được bán với giá 210  tỷ đồng, khiến giới đầu tư bất động sản hoài nghi có sự “đi đêm”.

Đọc thêm

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.