Hé lộ 'luật ngầm' của phạm nhân trong phòng giam

Các bị cáo tại tòa
Các bị cáo tại tòa
(PLO) -Theo quy định ngầm trong buồng giam, khi can phạm mới nhập buồng phải ngồi “chấp hành”, tức ngồi xếp bằng, hai tay để sau lưng để trưởng buồng “sinh hoạt” (thông báo quy định và phân công công việc hàng ngày). Nếu can phạm mới phản ứng sẽ bị trưởng buồng và các can phạm “mâm trên” đánh đập, buộc phải chấp hành.

Ngày 12/10, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xử phúc thẩm vụ án. Trình bày trước tòa, mẹ của bị hại Nguyễn Thế Nhân nghẹn ngào: “Tôi đã mất con, đó là nỗi đau quá lớn, tôi không muốn gia đình nào phải rơi hoàn cảnh như tôi nữa, mong HĐXX cho các bị cáo một con đường sống”.

Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ cùng lời khai các bị cáo tại tòa, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định, bản án sơ thẩm tuyên từ có căn cứ pháp luật, đúng người đúng tội, từ đó bác đơn kháng cáo, tuyên y án tử hình đối với hai bị cáo, một án chung thân cùng về tội Giết người.

Bị đánh vì “không biết” ngồi xếp bằng

Các bị cáo trong vụ án đều có nhân thân xấu. Trong đó, Đào Trung Hậu (SN 1983, ngụ Tây Ninh) có một tiền án về tội Trộm cắp tài sản, bị tuyên phạt một năm tù, sau đó ngày 25/3/2016 bị TAND quận 6 (TP.HCM) xử phạt 3 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Châu Lễ Hiền (SN 1987, ngụ TP.HCM) có một tiền án về tội Cướp giật tài sản, bị xử phạt 3 năm tù, năm 2014 lại bị TAND quận 6 tuyên phạt 3 năm tù về tội Buôn bán trái phép chất ma túy.

Ngô Tiến Nam (SN 1975, quê quán Nam Định) năm 1999 bị TAND TP.HCM xử phạt 15 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy, năm 2016 bị TAND quận 6 xử phạt 5 năm tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Theo cáo trạng, Nguyễn Thế Nhân bị Công an quận 6 (TP.HCM) bắt khẩn cấp ngày 03/02/2015 về hành vi trộm cắp tài sản và bị đưa vào tạm giữ tại buồng nhà giam D, nhà tạm giữ Công an quận. Thời điểm này, buồng giam có 8 can phạm là Đào Trung Hậu, Châu Lễ Hiền, Ngô Tiến Nam, Lý Văn Phong, Trần Đình Minh và 3 người khác. Trước đó, các can phạm trong buồng giam tự bầu Đào Trung Hậu là trưởng buồng.

Trong sinh hoạt hàng ngày, Hậu phân chia các can phạm trong buồng giam thành 2 “mâm”: “Mâm” thứ nhất (hay còn gọi là “mâm trên”) gồm có: Hậu, Hiền, Nam, Phong. Hậu giao cho 3 người còn lại cùng “mâm” hỗ trợ mình trong việc quản lý chấp hành sinh hoạt hàng ngày của các can phạm khác. Theo đó, những can phạm thuộc chức vụ “quản lý” không phải làm bất cứ công việc gì. 

“Mâm” thứ 2 (“mâm dưới”) gồm có Trần Đình Minh, Nguyễn Thế Quân (mới nhập buồng) và ba can phạm khác. Hàng ngày các can phạm “mâm dưới” phải làm những công việc do trưởng buồng phân công như: quét dọn buồng giam, rửa chén, lau chùi khu vực vệ sinh, giặt quần áo…

Theo quy định ngầm trong buồng giam, khi can phạm mới nhập buồng phải ngồi “chấp hành”, tức là ngồi xếp bằng, hai tay để sau lưng để trưởng buồng “sinh hoạt” (thông báo quy định và phân công công việc hàng ngày). Nếu can phạm mới phản ứng sẽ bị trưởng buồng và các can phạm “mâm trên” đánh đập, buộc phải chấp hành. Quy định này có từ trước do các can phạm trong buồng giam đặt ra.

Do đó, Hậu kêu Nhân phải ngồi giữa buồng giam để “sinh hoạt”. Có thể do không không biết “luật ngầm” trong trại giam nên Nhân đã ngồi xổm thay vì ngồi xếp bằng theo như “quy định”. Đào Trung Hậu lớn tiếng: “Mày biết ngồi không?”. Cho rằng bị bắt nạt, can phạm mới định đứng dậy đánh lại trưởng buồng.

Thấy “đại ca” bị đánh, Hiền, Nam, Phong xông vào kéo Nhân ra. Đồng thời, 4 người này dùng tay chân đấm đá liên tục vào người Nhân khiến can phạm này phải bỏ chạy lên bệ xi măng (là chỗ ngủ trong buồng giam).

Tuy nhiên, 4 người trên tiếp tục vây đánh, dồn Nhân ngồi xuống góc tường chịu trận. Lúc này, Đào Trung Hậu thể hiện uy quyền “trưởng buồng” của mình bằng các dùng cùi chỏ đánh trên xuống đầu, dùng chân đá vào ngực “kẻ làm loạn”. 

Sau đó, Châu Lễ Hiền đứng bên cạnh dùng đầu gối đánh vào trán khiến Nhân ngã bật ra phía sau đập vào tường buồng giam. Tiếp theo, đối tượng cùng “mâm trên” là Nam và Phong tiếp tục dùng chân đá liên tục vào người nạn nhân. 

Bốn can phạm trên tiếp tục đấm đá vào người Nhân sau đó bỏ mặc nạn nhân ngồi ở góc tường.

Khoảng 2h sau, Minh kêu Nhân dậy, nhưng can phạm mới này rất mệt mỏi, xin “trưởng buồng” cho nằm nghỉ, xong Hậu không đồng ý. Nhân ngồi dậy với thái độ miễn cưỡng, thì bị Minh ngồi đánh vào bả vai. 

Sau đó Phong, Nam, Hiền cũng lao vào đấm đá. Một lúc thấy Nhân thở nấc, Hậu báo cáo cán bộ nhà tạm giữ đưa đi cấp cứu. Chưa tới 1h sau, nạn nhân tử vong tại bệnh viện.

Hình phạt nghiêm khắc

Trung tâm pháp y TP.HCM xác định: Nguyên nhân chết của Nguyễn Thế Nhân là chấn thương sọ não do té ngã va đập đầu vùng chẩm vào vật cứng. Đồng thời giải thích về nguyên nhân cái chết như sau:

Tư thế đứng và hành động của Châu Lễ Hiền dùng gối đánh vào trán của làm nạn nhân bật ra sau va đập vào tường, phù hợp để gây ra tình trạng trấn thương sọ não làm Nhân tử vong. Tư thế và hành động của Hậu đánh gót chân vào đầu Nhân, cũng góp phần gây nên chấn thương sọ não.

Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện VKSND TP.HCM cho rằng chỉ vì lý do nạn nhân ngồi xổm, không xếp bằng theo ý của Hậu mà các bị cáo đánh nạn nhân đến chết, nên các bị cáo phạm tội có tính chất côn đồ. Từ đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX xử phạt các bị cáo với mức hình phạt: Đào Trung Hậu: Tù chung thân, các bị cáo còn lại bị đề nghị từ 12-16 năm tù về tội giết người.

Tuy nhiên, HĐXX cấp sơ thẩm nhận định: Việc bị cáo Hậu được tôn làm trưởng buồng giam và tự lập ra “mâm trên, mâm dưới” để ép buộc các nạn nhân phải tuân thủ theo ý của Hậu và nhóm “mâm trên”, đặc biệt là các phạm nhân mới nhập buồng giam.

Nguyễn Thế Nhân là người mới nhập trại bị Hậu và các đồng phạm tấn công hành hạ đến chết, thể hiện ý thức coi thường pháp luật, coi thường tính mạng và sức khỏe của người khác, thể hiện tính côn đồ. 

Theo HĐXX, trong vụ án này, Châu Lễ Hiền và Ngô Tiến Nam đã có tiền án về tội rất nghiêm trọng, nay lại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, là tái phạm nguy hiểm, cần áp dụng thêm tình tiết định khung tăng nặng.

HĐXX xét về vai trò vị trí, tính chất, mức độ hành vi phạm tội của từng bị cáo: Đào Trung Hậu là người chỉ huy và trực tiếp đánh vào đỉnh đầu nạn nhân, góp phần dẫn đến cái chết của bị hại. Bị cáo nhân thân xấu, có một tiền án là tình tiết tăng nặng. Trong đó, Châu Lễ Hiền là kẻ thủ ác trực tiếp dùng chân, đầu gối đánh vào mặt, đầu nạn nhân gây chấn thương sợ não trực tiếp dẫn đến cái chết cho Nguyễn Thế Nhân. 

Xét thấy hành vi phạm tội của hai bị cáo này là đặc biệt nghiêm trọng, không thể cải tạo thành công dân có ích cho xã hội, HĐXX cho rằng cần loại trừ vĩnh viễn ra khỏi đời sống xã hội.

Trong đó, bị cáo Ngô Tiến Nam đã dùng tay đánh nhiều nhát vào thái dương gián tiếp gây ra cái chết cho nạn nhân. Nam đã có một tiền án về tội rất nghiêm trọng, lại tái phạm nguy hiểm cũng cần phải có mức hình phạt nghiêm khắc cách ly vĩnh viễn ra khỏi cuộc sống xã hội. 

Ngoài ra, các bị cáo Lý Văn Phong, Trần Đình Minh cũng có nhân thân xấu dùng tay chân gây ra cái chết cho nạn nhân. 

Từ đó HĐXX cấp sơ thẩm tuyên phạt Đào Trung Hậu, Châu Lễ Hiền mức án tử hình. Ngô Tiến Nam mức án chung thân, Lý Văn Phong 14 năm tù, Trần Đình Minh mức án 12 năm tù.

Sau đó, Đào Trung Hậu, Châu Lễ Hiền, Ngô Tiến Nam làm đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bên cạnh đó, gia đình bị hại cũng đã làm đơn xin giảm nhẹ hình phạt cho cả ba bị cáo.

Ngày 12/10, TAND Cấp cao tại TP.HCM mở phiên xử phúc thẩm. Trình bày trước tòa, mẹ của bị hại Nguyễn Thế Nhân nghẹn ngào: “Tôi đã mất con, đó là nỗi đau quá lớn, tôi không muốn gia đình nào phải rơi hoàn cảnh như tôi nữa, mong HĐXX cho các bị cáo một con đường sống”.

Tuy nhiên, khi xem xét hồ sơ cùng lời khai các bị cáo tại tòa, HĐXX cấp phúc thẩm nhận định, bản án sơ thẩm tuyên từ có căn cứ pháp luật, đúng người đúng tội, từ đó bác đơn kháng cáo, tuyên y án tử hình đối với Đào Trung Hậu (SN 1983), Châu Lễ Hiền (SN 1987); tù chung thân Ngô Tiến Nam (SN 1975) cùng về tội giết người.

Các bị cáo trong vụ án đều có nhân thân xấu. Trong đó, Đào Trung Hậu (SN 1983, ngụ Tây Ninh) có một tiền án về tội Trộm cắp tài sản, bị tuyên phạt một năm tù, sau đó ngày 25/3/2016 bị TAND quận 6 (TP.HCM) xử phạt 3 năm tù về tội tàng trữ trái phép chất ma túy.

Châu Lễ Hiền (SN 1987, ngụ TP.HCM) có một tiền án về tội Cướp giật tài sản, bị xử phạt 3 năm tù, năm 2014 lại bị TAND quận 6 tuyên phạt 3 năm tù về tội Buôn bán trái phép chất ma túy.

Ngô Tiến Nam (SN 1975, quê quán Nam Định) năm 1999 bị TAND TP.HCM xử phạt 15 năm tù về tội Mua bán trái phép chất ma túy, năm 2016 bị TAND quận 6 xử phạt 5 năm tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy.

Đọc thêm

Gia Lai: Giao xe máy cho con chưa đủ tuổi rồi gây tai nạn giao thông, người mẹ lãnh án

Bị cáo Rơ Mah Pil tại phiên tòa.
(PLVN) - Sáng 27/3, TAND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã mở phiên tòa xét xử lưu động đối với bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, trú tại xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, Gia Lai, mẹ của Rơ Mah Tinh) về tội "Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 264 Bộ luật Hình sự.

Xét xử vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Hưng Yên

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) -Ngày 26/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức xét xử 9 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào (nay là Phường Dị Sử, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) về các hành vi: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản.

Vụ án liên quan cựu Bí thư Thị xã Bến Cát: 3/3 yêu cầu giám định của Công an Bình Dương đều bị từ chối

Ông Khanh tiếp tục gửi đơn kêu oan, đề nghị đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can với ông. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Sau hơn 5 tháng tạm đình chỉ điều tra, ngày 18/3/2024, Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương (CQĐT) có Quyết định 969/QĐ-CSKT(P4) phục hồi điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và Quyết định phục hồi điều tra bị can với 7 người; ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX Bến Cát, người mua đất trong vụ án) tiếp tục có đơn yêu cầu đình chỉ điều tra vụ án vì cho rằng ông bị oan trong vụ án đã kéo dài hơn 7 năm.

Hai phạm nhân trốn trại nhận thêm án

Hai bị cáo Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng tại phiên tòa xét xử. Ảnh: PV
(PLVN) - Đang chấp hành án tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) 2 phạm nhân Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng đã bỏ trốn, sau đó bị bắt giữ và vừa đưa ra xét xử.

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh
(PLVN) - VKSND cấp cao đánh giá, suốt quá trình giải quyết vụ án, Cty Phúc Thanh Vinh không cung cấp được chứng cứ chứng minh khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong khi đó, khách cung cấp được các chứng cứ chứng minh Cty Phúc Thanh Vinh đã vi phạm nghĩa vụ, tự ý đơn phương bán lại các căn nhà cho người khác.