Đường dây cá độ trăm tỷ giới 'đại gia' chấn động Đà thành

Đường dây cá độ trăm tỷ giới 'đại gia' chấn động Đà thành
(PLO) -Phiên tòa thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận không chỉ bởi số tiền cá độ bóng đá lớn, tổ chức có quy mô, hết sức tinh vi mà đối tượng đa phần thuộc dạng “đại gia” trong giới kinh doanh. 

Ngày 25/8, TAND quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã đưa ra xét xử sơ thẩm trở lại vụ án Tổ chức đánh bạc và Đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng internet với số tiền gần trăm tỷ đồng. Đáng nói, dù hành vi phạm tội của các đối tượng nghiêm trọng như thế, nhưng phiên tòa sơ thẩm trước đó xử tội các bị cáo rất nhẹ, có một số bị cáo còn được tuyên hưởng án treo…

Lật lại chuyên án

Từ năm 2011, Công an TP.Đà Nẵng liên tục nắm nhiều thông tin về các đường dây tổ chức cá độ các giải bóng đá quốc tế qua mạng cũng như ghi nhận một số vụ xiết nợ, cố ý gây thương tích, bắt giữ người trái pháp luật xảy ra trên địa bàn liên quan đến con bạc.

Đỉnh điểm là sau vòng chung kết Euro 2012, trinh sát ghi nhận có tới hàng chục vụ bị giang hồ khống chế, đánh đập, buộc viết giấy biên nhận nợ hàng tỉ đồng…

Thậm chí có trường hợp, con bạc không có tiền trả, nhà cái thuê giang hồ từ Hải Phòng vào Đà Nẵng, hằng ngày kéo đến từng nhà nạn nhân uy hiếp.

Trước thực trạng cá độ bóng đá hoành hành, tháng 10/2012, Công an TP. Đà Nẵng cho xác lập Chuyên án trinh sát 412B, giao Phòng cảnh sát hình sự (PC 45) làm chủ công, tập trung lực lượng đấu tranh với các đường dây cờ bạc dưới hình thức cá độ qua mạng internet. 

Qua nhiều tháng thâm nhập vào các “ổ” cá cược và được chính những “mắt xích” của đường dây tiết lộ, Chuyên án 412B ngày một được sáng tỏ.

Các trinh sát đã làm rõ “trùm” cá độ tại Đà Nẵng có tên Nguyễn Văn Vinh (SN 1977, còn gọi là Vinh xà cừ, ngụ phường Nam Dương, quận Hải Châu, Đà Nẵng), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Vinh Quang Nguyễn, chuyên kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn hạn, có trụ sở tại quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng). 

Trên Vinh là Nguyễn Anh Cường (SN 1971, ngụ phường Bình Hưng, TP. Phan Thiết, Ninh Thuận), một đại gia hành nghề buôn bán hải sản ở Ninh Thuận.

Đồng cấp với Vinh, nhận mạng từ Cường về phân phối cho các vệ tinh ở Đà Nẵng còn có Lương Thị Anh Đào (SN 1969, ngụ quận Hải Châu, kinh doanh du lịch); Lê Kỳ Hoan (SN 1978, biệt danh Nô, ngụ phường Thạch Thang, quận Hải Châu), Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xuyên Đông Dương; Lê Đức Vũ (SN 1976, ngụ phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà); Lữ Khánh Tùng (SN 1970, biệt danh Lớn, ngụ quận Sơn Trà), nhân viên khách sạn. 

Ngoài những đại gia lắm tiền nhiều của đã nêu, ban chuyên án xác định còn có thêm 1 đường dây cực lớn, đối tượng tổ chức gồm Lê Hoàng Phước (SN 1981, biệt danh bợm Phước, ngụ Thanh Khê); Phạm Văn Tuấn Tú (SN 1985, biệt danh bi Tú, ngụ phường Bình Thuận, quận Hải Châu), Nguyễn Đức Sỹ (SN 1983, biệt danh bé Rỗ, ngụ phường Hòa Thuận Đông, quận Hải Châu), đều là thành phần có máu mặt, mang tiền án, tiền sự.

Điều đặc biệt của chuyên án 412B mà sau này nhắc lại, đại tá Trần Mưu, Phó giám đốc Công an TP. Đà Nẵng (thời điểm trên làm Trưởng phòng PC45, Trưởng Ban chuyên án 412B), không quên nhấn mạnh chính là tính bí mật, bất ngờ mỗi trinh sát được duy trì đến sát giờ ban chuyên án phát lệnh phá án và mỗi người phải tự chịu trách nhiệm với chính nguồn thông tin mình thu thập. 

Đầu năm 2013, 5 đối tượng nằm trong Chuyên án 412B gồm: Lữ Khánh Tùng, Lê Kỳ Hoan, Lê Đức Vũ, Phạm Văn Tuấn Anh và Lương Thị Anh Đào bị bắt khẩn cấp.

 Bất ngờ cộng với chứng cứ quá thuyết phục, cả 5 đối tượng phải cúi đầu thừa nhận hành vi phạm tội. Từ thông tin khai thác, chỉ vài ngày sau, một tổ công tác vào TP. Phan Thiết thực hiện lệnh bắt, khám xét khẩn cấp đối với Nguyễn Anh Cường. 

Vụ án thời điểm mới khám phá (ảnh tư liệu Công an cung cấp)
Vụ án thời điểm mới khám phá (ảnh tư liệu Công an cung cấp)

Sau Cường, Ban chuyên án tiếp tục truy lùng Nguyễn Văn Vinh khi đối tượng này đã bỏ trốn khỏi Đà Nẵng. Tuy nhiên, vì chưa có sự chuẩn bị để “cao chạy xa bay”, Vinh lén lút quay về nhà và bị tóm gọn sau 5 ngày.

Ngoài ra, có 4 đối tượng bị phát lệnh truy nã đặc biệt trên toàn quốc gồm Phước, Tú, Sỹ và Tuấn về hành vi Tổ chức đánh bạc. Phước, Sỹ, Tuấn sau một thời gian ngắn đã ra đầu thú, riêng Tú, đến cuối tháng 6/2013 mới bị bắt tại TP. Nha Trang khi đang chuẩn bị tổ chức đám cưới.

Thủ thuật ăn tiền cá độ 

Theo chia sẻ của Đại tá Mưu cũng như kết quả điều tra, từ năm 2010, thông qua các trang cá độ bóng đá trực tuyến trên mạng internet như Ibet888 và m88, Cường trực tiếp nhận các giải bóng đá quốc tế như: VĐQG Anh, Italia, Tây Ban Nha, Đức... phân phát cho Vinh, Đào, Vũ, Anh, Hoan. Tại Đà Nẵng, các đối tượng này tiếp tục phân phát cho hàng trăm người chơi tại Huế, TPHCM, Hà Nội... 

Với hàng chục “chân rết” cấp dưới nữa đã tạo thành đường dây khép kín, với số tiền ăn thua xác định lên đến cả nghìn tỷ đồng. Để đường dây cá cược hoạt động trơn tru, nhóm còn thuê người trực tiếp đi thu tiền nợ và chung độ các con bạc, gây ra tình trạng đòi nợ thuê, xiết nợ, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự. 

Đại tá Mưu ví von, đường dây giống như một con bạch tuộc có nhiều vòi, xuyên suốt từ đầu đến cuối, thu hút hàng ngàn lượt người chơi theo cấp số nhân. Nếu đại lý nào đó bị công an phát hiện, chủ cái lập tức khóa mạng nên không thể lần ra cấp trên.

Hình thức cá cược cũng rất giản đơn, chỉ cần đại lý tin tưởng, chuyển cho một tài khoản trên mạng với một lượng tiền USD nhất định cùng mật khẩu, người chơi có thể mở máy vi tính, truy cập Internet vào mạng Ibet888 và m88 tha hồ cá độ hàng trăm trận thi đấu bóng đá khắp thế giới. 

Thông thường, mỗi trận đấu, nhà cái đưa ra rất nhiều tỷ lệ cá cược để con bạc chọn cửa chơi. Sẵn có tài khoản trên mạng và điều đặc biệt nguy hiểm nằm ở chỗ, các con bạc đặt cược theo cảm tính, số tiền ăn thua tính bằng USD nên trong lúc chơi không ý thức được, mỗi lần đặt cược quy đổi ra tiền Việt Nam đồng sẽ rất lớn.

Khi đã say máu đỏ đen, nhiều con bạc mất bình tĩnh, đánh cược hết số tiền USD có trong tài khoản và kết quả cuối cùng là mất hết tài sản từ nhà cửa, xe máy, đất đai…. Rất ít trường hợp nhà cái thua con bạc.

Hầu hết các đại lý chuyển mạng cho con bạc chơi theo kiểu tín chấp, nên thừa hiểu rằng, nếu con bạc thua độ “chạy làng” thì sẽ nhận “hậu quả” ngay lập tức… Qua đấu tranh mở rộng, đến tháng 2/2013, ban chuyên án 412B ra quyết định khởi tố hơn 20 bị can, xác định số tiền tham gia trong đường dây này lên đến gần 100 tỉ đồng.

Tại phiên sơ thẩm ngày 24/8/2014, TAND quận Hải Châu đã tuyên 4 bị cáo cầm đầu đường dây tổ chức đánh bạc gồm: Nguyễn Anh Cường: 30 tháng tù; Nguyễn Văn Vinh: 24 tháng tù; Trần Đình Tuấn: 24 tháng tù; Lương Thị Anh Đào: 24 tháng tù và 18 bị cáo khác với nhiều hình phạt khác nhau, trong đó phần lớn nhận án treo.

Tháng 12/2015, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã có quyết định giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, giao TAND quận Hải Châu xét xử lại. 

Các bị cáo tại phiên tòa

Các bị cáo tại phiên tòa

“Các bị cáo tổ chức đường dây cá độ lớn cho nhiều đối tượng tham gia, thực hiện trong thời gian dài từ năm 2009 đến tháng 12/2012.

Tổng số tiền đánh bạc của các bị cáo trên 83 tỷ đồng…nên xác định là có quy mô lớn và thu lợi bất chính đặc biệt lớn. Do đó thuộc trường hợp rất nghiêm trọng (có khung hình phạt cao nhất 10 năm tù) (quyết định giám đốc thẩm nêu). 

Ngày 24 và 25/8, TAND quận Hải Châu đưa vụ án ra xét xử lại. Sau 2 ngày làm việc, tòa đã tuyên bản án mới, với mức án tăng cao hơn đối với tất cả bị cáo.

Trong đó, bị cáo Lương Thị Anh Đào phạm tội Tổ chức đánh bạc chuyên nghiệp với số tiền hơn 16,8 tỷ đồng, thu lợi bất chính lớn, bị tuyên 48 tháng tù giam và phạt số tiền 20 triệu đồng; bị cáo Nguyễn Anh Cường tổ chức đánh bạc chuyên nghiệp với số tiền hơn 70 tỷ đồng, bị tuyên mức án 48 tháng tù và nộp phạt 20 triệu đồng; bị cáo Nguyễn Văn Vinh bị tuyên mức án 48 tháng tù và nộp phạt 20 triệu đồng, bị cáo Trần Đình Tuấn cũng bị tuyên mức án 48 tháng tù và nộp phạt 20 triệu đồng…

Ngoài ra, các “chân rết” khác của đường dây này cũng lãnh từ 9-36 tháng tù.

Mặc dù vậy, nhiều người dân tham dự phiên tòa vẫn chưa thỏa mãn với mức án được tuyên và cho rằng, các đối tượng đã gieo hậu họa lớn cho xã hội, khiến bao gia đình tan nát, vợ bỏ chồng, cha con ly tán... nên cần răng đe nặng hơn.

Đọc thêm

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo

Gia Lai: Nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh lĩnh 12 tháng tù treo
(PLVN) - Sáng 22/4, TAND tỉnh Gia Lai đã đưa bị cáo Trương Quý Sửu, nguyên Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính Sở GD&ĐT ra xét xử về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí”; bị cáo Nguyễn Tư Sơn, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Gia Lai về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.