Đại án Ngân hàng Xây dựng: Giám đốc bù nhìn khóc nức nở

Nhiều bị cáo làm giám đốc thuê cho Phạm Công Danh hối hận trước tòa.
Nhiều bị cáo làm giám đốc thuê cho Phạm Công Danh hối hận trước tòa.
(PLO) -Tại tòa, các giám đốc thừa nhận được thuê để thực hiện hành vi ký khống rút tiền của VNCB. Thực tế, các công ty này không hoạt động kinh doanh, không có nhân sự, không có bộ phận kế toán… chỉ có giám đốc kiểu “bù nhìn” đứng tên để ký hồ sơ.

Ngay từ phần thẩm tra lý lịch trong buổi sáng xét xử đầu tiên, nhiều bị cáo đứng tên làm giám đốc giùm Phạm Công Danh hối hận vì tham mức lương 10 triệu đồng/tháng mà tiếp tay cho Danh rút tiền của VNCB.

Vợ chồng rủ nhau làm giám đốc thuê

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (SN 23/4/1979 tại TPHCM). Bị cáo đứng tên làm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV TM&DV Hương Việt cho bị cáo Phạm Công Danh. Bị cáo Vân là người cùng tham gia thực hiện lập hồ sơ khống về việc thuê trụ sở tại 816 Sư Vạn Hạnh, rút tiền để Phạm Công Danh sử dụng, gây thiệt hại cho VNCB 400 tỷ đồng.

Do đó, Nguyễn Thị Kim Vân phải liên đới chịu trách nhiệm với số tiền là 400 tỷ đồng. Khi thẩm tra lý lịch, bị cáo Vân khóc nức nở khi đứng trước vành móng ngựa, chủ tọa phiên tòa phải trấn an nhiều lần bị cáo mới ngừng khóc để trả lời các câu hỏi.

Ngoài ra, trong số các bị cáo được bị cáo Danh “nhờ” đứng tên làm giám đốc để làm hồ sơ vay tiền từ VNCB có hai bị cáo là vợ chồng. Đó là bị cáo Bùi Thị Hà Thu và Nguyễn An Vinh. Thu vốn là nhân viên của Tập đoàn Thiên Thanh, được Chủ tịch tập đoàn nhờ đứng tên làm giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương.

Thấy công việc đơn giản mà vẫn có lương 10 triệu đồng/tháng, Thu rủ chồng là Nguyễn An Vinh nhận đứng tên làm giám đốc Công ty Nhất Nhất Vinh. Tại phiên xử, cả hai vợ chồng cùng nhau ra tòa.

Theo cáo trạng, khoảng đầu tháng 12/2010, Thu là nhân viên tại Tập đoàn Thiên Thanh được nhờ đứng tên Giám đốc Công ty Đại Hoàng Phương. Thu đồng ý ký vào các giấy tờ thành lập, đưa chứng minh thư để thành lập công ty. Khoảng đầu năm 2012, Thu được gọi về Tập đoàn Thiên Thanh để ký hồ sơ vay 280 tỷ đồng cho Danh.

Khoảng tháng 9/2013, Vinh được nhờ đứng tên giúp làm Giám đốc công ty Nhất Nhất Vinh. Khoảng đầu năm 2014, Vinh nhận được điện thoại từ Tập đoàn báo lên VNCB Chi nhánh Sài Gòn gặp Mai Hữu Khương, Giám đốc để ký hồ sơ vay tiền, số tiền vay là 420 tỷ đồng. Sau đó việc giải ngân và sử dụng tiền thế nào Vinh không biết. 

Hành vi của Nguyễn An Vinh đã cùng các bị can khác giúp sức cho Phạm Công Danh cho vay trái pháp luật 420 tỷ đồng của VNCB, gây thiệt hại cho VNCB gần 242 tỷ đồng.

Ngoài vợ chồng Thu – Vinh, trong các bị cáo còn có cặp vợ chồng (sống chung nhưng chưa có hôn thú) là Vưu Thị Diệu và Phạm Hữu Duyên.

Khoảng tháng 5/2012, Duyên đang là nhân viên rửa xe của Tập đoàn Thiên Thanh thì được đề nghị đứng tên giám đốc Công ty Quang Đại. Khoảng đầu năm 2014, Duyên đến ngân hàng để ký hồ sơ vay tiền 380 tỷ đồng của VNCB cho bị cáo Danh.

Còn Diệu sống chung với Duyên nên cũng được nhờ đứng tên làm giám đốc Công ty Toàn Tâm vào đầu năm 2014. Khoảng tháng 2/2014 (gần Tết âm lịch), Diệu đến ký vào hồ sơ vay 260 tỷ đồng cho Danh.

Ký cả giấy trắng

Sáng 22/7, vụ án thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB) bước vào ngày làm việc thứ tư, HĐXX đã xét hỏi các bị cáo làm rõ việc ký hợp đồng khống rút hàng trăm tỷ đồng từ VNCB để cho Phạm Công Danh, Chủ tịch HĐQT VNCB, Tổng giám đốc Công ty TNHH tập đoàn Thiên Thanh trả nợ, chi tiêu.

Tại tòa, HĐXX gọi Nguyễn Thị Kim Vân (37 tuổi, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV TM&DV Hương Việt) lên xét hỏi. Chưa kịp nghe hết câu hỏi của chủ tọa, bị cáo Vân đã khóc nức nở khi đứng trước vành móng ngựa buộc chủ tọa phải cho bị cáo về chỗ và giải lao để bị cáo lấy lại bình tĩnh.

Khi đã lấy lại bình tĩnh, bị cáo Vân vừa khóc vừa trả lời: “Bị cáo làm giám đốc Công ty Hương Việt từ năm 12/2010. Bị cáo được Trung (em bị cáo Danh) nhờ làm giám đốc, trước đó làm nhân viên tập đoàn Thiên Thanh với mức lương 7triệu đồng/tháng.

Tháng 3/2013, bị cáo được chị Thúy bên tổ kế toán gọi lên ký hồ sơ, chứ bị cáo không biết nội dung trong đó là cái gì. Sau đó bị cáo Danh nhờ bị cáo ký hồ sơ cho thuê mặt bằng với tư cách giám đốc, thời gian sau thì bị cáo mới biết hợp đồng với ngân hàng VNCB thuê tại 816 Sư Vạn Hạnh trong thời gian 10 năm với giá 400 tỷ đồng. Bị cáo chỉ được ký chứ không được xem nội dung mình ký là gì.

Bị cáo không biết tập đoàn làm ăn phi pháp, bị cáo chỉ làm giám đốc thuê hoàn toàn tin tưởng vào việc làm ăn công ty, nhiều khi bị cáo ký vào tờ giấy trắng. Bị cáo xin nhận toàn bộ hành vi của mình”.

Nhiều "án con" được tách xử riêng

Theo cáo trạng, vụ án này chỉ truy tố 36 bị cáo về các tội danh là “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”. Còn nhiều cá nhân đã khởi tố với các tội danh khác sẽ được tách ra thành các vụ án khác để tiếp tục điều tra và xử riêng vì đã hết thời gian điều tra mà không thể hoàn thành hết việc điều tra.

Cũng với nhu cầu cần tiền, Phạm Công Danh đã phân công Mai Hữu Khương (giám đốc chi nhánh VNCB Sài Gòn) và Lưu Trung Kiên (phó giám đốc VNCB Sài Gòn) làm hợp đồng thuê trụ sở cho công ty Quản lý nợ và quản lý khai thác tài sản của VNCB (viết tắt là TrustAsset, do Bạch Quốc Hào làm giám đốc).

Chủ trương này đã được Phan Thành Mai, Tổng giám đốc VNCB phê duyệt, đặt tiền cọc với công ty Trung Dung (do Trần Văn Bình làm Tổng giám đốc).

Thửa đất được thuê làm trụ sở của VNCB nằm tại địa chỉ 268 Tô Hiến Thành (phường 15, quận 10) với số tiền thuê 5,6 tỷ đồng/tháng, thời hạn thuê là 20 năm. Sau khi ký hợp đồng vào tháng 7/2013, VNCB đã chuyển 201 tỷ đồng vào tài khoản của công ty Trung Dung.

Số tiền này được Trần Văn Bình chuyển sang 3 tài khoản cá nhân để trả nợ cho các công ty thuộc tập đoàn Thiên Thanh. Hiện số tiền này không thu hồi được.

Tổng Giám đốc học hết lớp 7 "không biết làm Tổng giám đốc để làm gì"

Trần Văn Bình khai trước khi được làm Tổng Giám đốc của Trung Dung, Bình chỉ học hết lớp 7 và làm lái xe tại tập đoàn Thiên Thanh với mức lương 4,5 triệu/tháng.

Bị cáo Bình cũng nói không nhớ rõ mình được làm Tổng giám đốc từ khi nào, cũng không biết làm Tổng giám đốc để làm gì, không biết chức năng của công ty là gì, công ty cũng không có nhân viên nào mà chỉ biết làm giám đốc thì được trả lương 10 triệu/tháng và Bình cũng không biết thửa đất cho thuê ở chỗ nào.

Lời khai của Phạm Công Danh trong hồ sơ cho thấy, Danh lập lên công ty Trung Dung chỉ để lấy tư cách pháp nhân. Thực tế, hai công ty này không hoạt động kinh doanh gì, không có nhân sự, không có bộ phận kế toán… chỉ có giám đốc đứng tên để ký hồ sơ.

Bị cáo Phạm Công Danh (SN 1965 tại Quảng Ngãi, HKTT số 90 Cư xá Lữ Gia, phường 15, quận 11, TP.HCM), từng bị TAND tỉnh Quảng Ngãi tuyên phạt 20 năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Sau đó VKSND tối cao kháng nghị bản án sơ thẩm, TAND tối cao tại Đà Nẵng xử phúc thẩm tuyên bị cáo sáu năm tù về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Đến dự tòa với chai nước lọc trên tay và mắt kính vừa cắt trong túi, bị cáo Phạm Công Danh khá bình thản và mạnh khỏe. Tuy nhiên, đến phần thẩm vấn lý lịch thì bị cáo trả lời chậm chạp các câu hỏi của HĐXX.

Nhiều câu hỏi Phạm Công Danh trả lời không được với lý do "trí nhớ kém", không nhớ rõ việc mình làm và cũng không nhớ rõ năm sinh của các con của mình. Bị cáo Danh than: “Xin hội đồng xét xử cho tôi trả lời từ từ vì trí nhớ kém”. Sau đó, bị cáo kêu mệt, được dẫn ra sau phòng xét xử nghỉ ngơi.

Tin cùng chuyên mục

Tàu khai thác cát lậu bị bắt quả tang. (Ảnh trong bài: Công an cung cấp)

Đường dây khai thác cát lậu tại ven biển Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh): Đề nghị truy tố 24 đối tượng

(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa hoàn tất kết luận điều tra (KLĐT), đề nghị VKSND truy tố 24 bị can trong đường dây khai thác cát lậu và các hoạt động phạm pháp khác do Trương Văn Chinh (39 tuổi, quê Lâm Đồng) cầm đầu. 3 bị can khác cũng liên quan đến ổ nhóm tội phạm này nhưng CQĐT đang điều tra trong vụ án độc lập khác, sẽ tiến hành xử lý sau.

Đọc thêm

Xét xử vụ án vi phạm trong quản lý đất đai tại Hưng Yên

Các bị cáo tại phiên tòa.
(PLVN) -Ngày 26/3, Tòa án Nhân dân tỉnh Hưng Yên tổ chức xét xử 9 bị cáo nguyên là cán bộ, công chức xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào (nay là Phường Dị Sử, Thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên) về các hành vi: Lạm quyền trong khi thi hành công vụ; thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; tham ô tài sản.

Vụ án liên quan cựu Bí thư Thị xã Bến Cát: 3/3 yêu cầu giám định của Công an Bình Dương đều bị từ chối

Ông Khanh tiếp tục gửi đơn kêu oan, đề nghị đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can với ông. (Ảnh trong bài: Bùi Yên)
(PLVN) - Sau hơn 5 tháng tạm đình chỉ điều tra, ngày 18/3/2024, Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương (CQĐT) có Quyết định 969/QĐ-CSKT(P4) phục hồi điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” và Quyết định phục hồi điều tra bị can với 7 người; ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967, cựu Bí thư TX Bến Cát, người mua đất trong vụ án) tiếp tục có đơn yêu cầu đình chỉ điều tra vụ án vì cho rằng ông bị oan trong vụ án đã kéo dài hơn 7 năm.

Hai phạm nhân trốn trại nhận thêm án

Hai bị cáo Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng tại phiên tòa xét xử. Ảnh: PV
(PLVN) - Đang chấp hành án tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) 2 phạm nhân Phan Công Thành và Nguyễn Đắc Hoàng đã bỏ trốn, sau đó bị bắt giữ và vừa đưa ra xét xử.

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh

VKSND cấp cao kháng nghị hủy bản án phúc thẩm vụ án Công ty Phúc Thanh Vinh
(PLVN) - VKSND cấp cao đánh giá, suốt quá trình giải quyết vụ án, Cty Phúc Thanh Vinh không cung cấp được chứng cứ chứng minh khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Trong khi đó, khách cung cấp được các chứng cứ chứng minh Cty Phúc Thanh Vinh đã vi phạm nghĩa vụ, tự ý đơn phương bán lại các căn nhà cho người khác.