Chuyến xuất ngoại nhớ đời

Bà Dung xin xử nhẹ cho bị cáo Nhung.
Bà Dung xin xử nhẹ cho bị cáo Nhung.
(PLVN) - Trước khi vượt biên, vợ chồng bà Dung phải vay mượn tiền làm lộ phí. Bị trục xuất về nước, toàn bộ tiền 4 tháng làm thuê của vợ chồng bà đều không lấy được.

Một ngày cuối tháng 3/2021, bà Vy Thị Dung (SN 1969, ngụ xã Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) tạm gác lại công việc nương rẫy, bắt xe khách từ sáng sớm đến tham dự phiên xử Xên Thị Nhung (SN 1964, ngụ xã Tam Đình). Trước đó Nhung đưa 4 người sang Trung Quốc làm “chui”, trong đó có vợ chồng bà Dung, bị xử về tội “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Nhớ lại về quyết định “đi nước ngoài”, bà Dung cho hay sống ở huyện miền núi, cuộc sống khó khăn, “liều mạng” một lần rời làng xuất ngoại kiếm tiền trang trải cuộc sống và thuốc men khi về già; nhưng vợ chồng bà đã có tuổi, không trình độ chuyên môn. Khoảng 2015, bà Dung tình cờ gặp Nhung, người có thời gian đi Trung Quốc làm việc vừa mới trở về, được Nhung hứa thực hiện cho ông bà “ước mơ” xuất ngoại.

Cần nói thêm, khoảng năm 2015, “phong trào” đi Trung Quốc làm thuê rộ lên ở nhiều nơi tại Nghệ An, trong đó có huyện Tương Dương. Theo đồn thổi, người đi làm việc ở Trung Quốc có thể kiếm được 7 - 9 triệu đồng/tháng. Với một số hộ dân miền núi như bà Dung, đó là số tiền mơ ước. Nhung hứa hẹn vợ chồng bà vì quá tuổi nên đi xuất khẩu lao động theo đường chính thống là điều không thể, chỉ còn cách đi “chui”. Nếu đồng ý đi không cần giấy tờ gì, chỉ cần đóng 6 triệu đồng, sang làm công nhân xưởng sản xuất đồ nhựa, lương tháng tới 9 triệu đồng.

Người chồng của bà cũng chán cảnh làm rẫy thu nhập bấp bênh nên gật đầu đồng ý. Vợ chồng vay mượn anh em được 6 triệu đồng đóng cho Nhung. Tháng 5/2015, vợ chồng bà Dung khăn gói theo Nhung. Cùng chuyến đi có vợ chồng bà Lương Thị Tuyết (SN 1964) ở cùng xã. Sau khi đi xe khách ra Hà Nội, nhóm người được một người đàn ông dẫn sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch.

Tại xứ người, bốn lao động được bố trí làm việc tại xưởng sản xuất dép nhựa của một người Trung Quốc. Do đã có tuổi, năng suất không được như công nhân trẻ tuổi nên họ chỉ được trả lương 7 triệu đồng/tháng/người, bao ăn ở. Khi mới vào làm, bà Dung và những người khác được ứng trước 1000 nhân dân tệ (hơn 3 triệu VNĐ) gửi về  trả nợ. Người phụ nữ cứ tưởng từ nay thoát cảnh nghèo, hàng tháng sẽ có một khoản lương, nhưng niềm vui chẳng kéo dài được bao lâu. 

Theo lời bà Dung, từ khi vào làm, người môi giới nói tiền lương hàng tháng để chủ xưởng giữ giúp, khi nào được nhiều thì lấy luôn một cục. Nghĩ được nuôi ăn nuôi ở không cần chi tiêu gì nhiều, lỡ bị trộm cắp thì mất hết nên vợ chồng bà đồng ý. “Sau bốn tháng làm thuê, tôi nhẩm tính tiền lương của hai vợ chồng cũng được kha khá, tính lấy về để gửi cho con. Nhưng khi chúng tôi hỏi thì chủ xưởng bảo đã trả hết rồi. Hoảng hốt, tôi hỏi lại người môi giới thì vẫn được nói “ông chủ” giữ hộ. Họ nói vòng quanh, chúng tôi không biết thực hư thế nào, chỉ biết khóc”, bà Dung gạt nước mắt kể lại.

Vậy là, sau 4 tháng làm thuê, vợ chồng bà chỉ nhận được 3 triệu đồng tạm ứng trước đó. Bà quyết định gặp môi giới và chủ xưởng để “ba mặt một lời”. Nhưng chưa kịp làm điều đó thì cảnh sát ập vào. Bốn lao động bị tạm giữ vì nhập cảnh bất hợp pháp, lao động “chui”. Sau 2 tháng 15 ngày bị giữ, họ được thả, bị trục xuất về nước qua đường hàng không. 

Về đến sân bay Nội Bài (Hà Nội) cả bốn người không còn một xu dính túi. Bà Dung nghẹn ngào kể: “Vay nợ để đi, làm việc không công bốn tháng, bị giam hai tháng rưỡi, khi về không còn một cắc bạc. Con tôi phải gửi ra 1 triệu đồng để bố mẹ bắt xe về quê. Tưởng xuất ngoại thoát nghèo, nào ngờ phải ôm thêm khoản nợ. Cứ mỗi lần nghĩ đến quãng thời gian này, nước mắt cứ trào ra, ức lắm. Nhưng mình dại, đi “chui” thì phải chịu”. 

Dù mất tiền, lâm vào cảnh khổ cực, nhưng tại phiên tòa, bà Dung vẫn xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho Nhung: “Chúng tôi đều người cùng quê, quen biết nhau cả. Không phải vì Nhung muốn lừa chúng tôi đâu mà cũng vì cả tin người ta quá, nhận đưa đi để lấy tiền công 300 nghìn đồng/người. Tôi đã đến tận nhà Nhung rồi, cũng không có của nả gì đâu, bản thân Nhung lại mang bệnh, nên xin tòa xử bị cáo bản án thật nhẹ”. 

Với tội Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, bị cáo Nhung bị tuyên phạt 18 tháng tù giam.

Sau chuyến xuất ngoại nhớ đời, phải mất thời gian dài bà Dung mới ổn định tâm lý trở lại. Được sự động viên của người thân, bà phần nào lấy lại tinh thần, lại lên rẫy làm việc, tiếp tục cuộc sống. Còn người chồng, vào Nam làm thuê tại các công trình xây dựng. Với bà, dù cuộc sống hiện tại còn khó khăn, nhưng việc không phải trốn chạy, không phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ là điều hạnh phúc. “Trải qua những ngày tháng làm chui ở xứ người, tôi mới thấy quý cuộc sống bình yên ở quê mình. Thôi thì cứ trồng trọt, chăn nuôi thêm con gà, con dê, kiếm được đồng nào hay đồng ấy. Vợ chồng tôi giờ tuổi xế chiều, chẳng mộng làm giàu nữa”, bà nói. 

Tin cùng chuyên mục

Hai bị cáo tại phiên xét xử.

Bản án của 2 người đàn ông làm thuê cho "trà xanh"

(PLVN) - Ngày 23/4, Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng mở phiên xét xử và tuyên phạt Lê Văn Sinh Nhật (49 tuổi, trú quận Sơn Trà) 4 năm 6 tháng tù; Nguyễn Quang Nam (29 tuổi, trú quận Cẩm Lệ) 4 năm tù cùng về tội Cố ý làm hư hỏng tài sản.

Đọc thêm

Cựu Giám đốc CDC Khánh Hòa bị phạt 42 tháng tù

Bị cáo Huỳnh Văn Dõng, cựu Giám đốc CDC tỉnh Khánh Hòa bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù.
(PLVN) - Sau 7 ngày xét xử và nghị án, bị cáo Huỳnh Văn Dõng (cựu Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Khánh Hòa) bị TAND tỉnh tuyên phạt 42 tháng tù; Trần Quốc Huy (cựu Trưởng phòng Tổ chức - hành chính) bị phạt 19 tháng tù; Phan Phương Ngọc (cựu nhân viên Khoa Dược - Vật tư y tế) bị phạt 1 năm 3 tháng tù cùng về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” theo Điều 222 BLHS.

Xét xử đường dây làm giả giấy tờ, chiếm đoạt tiền của ngân hàng

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) -  Ngày 16/4, TAND TP Hà Nội đưa bị cáo Nguyễn Mai Hương (SN 1985, ngụ Bắc Giang) và Vương Thị Bích Phượng (SN 1991, ngụ Hòa Bình) ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Sau khi nghị án, HĐXX phạt Hương 12 năm tù, Phượng 7 năm tù.

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.