Bất ngờ lời khai cán bộ đội thanh tra trong vụ 'bảo kê' logo 'xe vua'

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 11/5, TAND TP Hà Nội đưa 7 bị cáo trong vụ án “bảo kê” logo “xe vua” ở Hà Nội ra xét xử về tội “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”. Tại tòa, nhiều bị cáo là cán bộ đội thanh tra đã có lời khai bất ngờ.
Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm Nguyễn Ánh Hào (ở Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Lê Văn Cường (nguyên cán bộ Chi cục Quản lý đường bộ I.6 thuộc Cục Quản lý đường bộ I - Tổng cục Đường bộ Việt Nam), Phạm Văn Vinh (nguyên TGĐ Cty cổ phần đầu tư thương mại và vận tải Tuấn Vinh), Lê Bá Dũng (nguyên cán bộ Đội Thanh tra Giao thông Vận tải quận Hoàng Mai, Hà Nội), Trần Sỹ Cương (nguyên cán bộ Đội Thanh tra cơ động thuộc Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội), Nguyễn Quốc Cương (nguyên cán bộ Đội Thanh tra Giao thông Vận tải quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và Hoàng Văn Lân (nguyên cán bộ Đội Thanh tra Vận tải huyện Phú Xuyên, Hà Nội).
Sau bục khai báo, bị cáo Nguyễn Ánh Hào thừa nhận có hành vi như cáo trạng truy tố. Theo lời khai của Hào, anh ta và Lê Văn Cường là người nghĩ ra việc đưa tiền cho người của cơ quan chức năng để xử lý xe vi phạm.
Bị cáo Hào khai bản thân có đưa tiền cho Hoàng Văn Lân, Nguyễn Quốc Cường nhưng không nhớ số tiền. Khi đưa tiền, Hào đến gần cơ quan của Lân và Quốc Cường hoặc gặp ngoài đường. “Bị cáo đưa bằng tiền mặt”, bị cáo Hào khai tại tòa.
Cũng trong quá trình thẩm vấn, bị cáo Hào còn khai nhận ngoài các bị cáo tại tòa, Hào còn đưa tiền cho nhiều người khác, trong đó có cả lực lượng cảnh sát giao thông. “Khoảng bao nhiêu người”, chủ tọa hỏi. Bị cáo Hào đáp: “Bị cáo không nhớ”. “Có đến trên chục người không”, chủ tọa truy vấn. Bị cáo Hào nói “hơn”.
Đến lượt mình, bị cáo Lê Văn Cường thừa nhận có được bị cáo Hào bàn bạc về việc làm logo, thu tiền của các chủ xe. “Bị cáo được thu lợi hàng tháng bao tiền”, chủ tọa truy vấn. Bị cáo Cường khai có tháng có, tháng không và thừa nhận đã nhận tổng số tiền 180 triệu đồng.
Bị cáo Phạm Văn Vinh thì khai trước khi gia nhập đường dây “bảo kê”, Vinh từng đi mua logo công ty khác dán vào xe công ty mình để tránh bị xử lý khi vi phạm với mức đóng khoảng 35 đến 40 triệu đồng/tháng cho 10 xe. Sau khi tham gia đường dây “bảo kê”, Vinh vẫn phải đóng tiền hàng tháng cho Cường và Hào là 35 triệu đồng.
Bị cáo Vinh cũng thừa nhận đã trực tiếp thu tiền của chủ xe khác với khoảng 40-50 đầu xe, thu 2,5 – 4,5 triệu/tháng/xe. Trước khi thu, Vinh có hỏi qua Hào và Cường. Ngoài ra, Vinh cũng thừa nhận đã đưa tiền cho Lê Bá Dũng, Sỹ Cương khoảng hơn 100 triệu đồng. Lý giải về việc đưa tiền “bảo kê” của mình, bị cáo Vinh nói do lúc đó thiếu hiểu biết pháp luật và do xuất phát từ mong muốn hoạt động kinh doanh, bán hàng của mình được thuận lợi.
Đến lượt mình, nhiều cán bộ đội thanh tra cũng thừa nhận đã nhận tiền từ Vinh và Hào. Cụ thể, bị cáo Lê Bá Dũng thừa nhận đã nhận tiền do bị cáo Vinh đưa. “Vinh nói nhận giúp, đây chỉ là tiền thuốc nước”, bị cáo Dũng khai tại tòa và cho biết số tiền nhận từ Vinh, ông ta không chia cho người trong đội mà sử dụng cho mục đích cá nhân. “Bị cáo nhận khoảng 11, 12 lần”, bị cáo Dũng nói và cho biết mỗi lần nhận tiền, Vinh đều hẹn ra quán nước ngoài cơ quan hoặc nhận bên đường.
Bị cáo Dũng khai mỗi tháng Vinh đưa cho ông ta khoảng 5, 6 triệu đồng. “Theo cáo trạng, bị cáo nhận nhiều lần tổng số 96 triệu đúng không?”, chủ tọa hỏi, Bị cáo Dũng đáp khoảng trên 90 triệu đồng. Lý giải cho việc nhận tiền, Dũng bảo do lo lắng về kinh tế, vợ mới mất, phải nuôi 2 con chưa trưởng thành nên nảy sinh lợi ích cá nhân.
Bị cáo Trần Sỹ Cương cũng thừa nhận đã nhận của Hào và Vinh tổng số hơn 130 triệu đồng. “Nhận tiền để giúp đỡ xe Tuấn Vinh lưu thông trên đường”, bị cáo Sỹ Cương khai và lấy ví dụ khi xe của Tuấn Vinh bị giữ lại, lái xe gọi cho bị cáo, bị cáo nói chuyện với người nào đó trong tổ công tác lúc bấy giờ xin giúp.
Đến lượt mình, bị cáo Quốc Cương khai có nhận tiền từ bị cáo Hào nhưng không nhớ nhận bao nhiêu lần. Khi bị chủ tọa truy vấn: “Bị cáo có hiểu Hào đưa tiền làm gì không”, bị cáo Quốc Cương nói bị cáo Hào nhờ giúp đỡ công ty, giúp đỡ về xe của công ty chạy trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. 
Là người cuối cùng bị HĐXX thẩm vấn, bị cáo Lân cũng thừa nhận có nhận tiền Hào đưa. “Lúc đó Hào nói “em ở Công ty Tuấn Vinh, các anh tạo điều kiện cho”. Bị cáo nói xe chú thì chú cứ chạy nhưng vi phạm anh xử lý”, bị cáo Lân khai.
Về số tiền đã nhận 11 triệu đồng theo cáo buộc, bị cáo này nói do Hào nói biếu đội cây quất, cây đào nhân dịp tết và nhờ ông ta mua giúp. Ngoài nhờ mua cây quất, cây đào, Hào còn nhờ Lân mua bia, nước ngoại cho đội khi đi nghỉ mát. “Có lần bị cáo cùng chú ấy mua, có lần bị cáo mua giúp chú ấy”, bị cáo Lân nói và khẳng định chỉ sử dụng tiền cho tập thể, không tư lợi cá nhân.

Chiều nay, phiên tòa tiếp tục diễn ra.

Theo cáo trạng để thuận lợi trong việc lưu hành xe tải chở hàng quá tải, hoặc bị vi phạm trong lĩnh vực giao thông nhưng để không bị xử lý hoặc xử lý với lỗi nhỏ hơn lỗi vi phạm nên Nguyễn Ánh Hào, Lê Văn Cường đã bàn với Phạm Văn Vinh sử dụng tên Công ty CPĐT TM và VT Tuấn Vinh (Công ty Tuấn Vinh) do Vinh làm TGĐ lập ra đường dây bảo kê logo “xe vua”. 

Họ đã thiết kế logo có dòng chữ “Công ty Tuấn Vinh”, sau đổi thành logo “AN TOÀN LÀ BẠN, TAI NẠN LÀ THÙ”. Sau đó, họ tìm kiếm, mời các chủ xe ô tô tải thường chở hàng quá trọng tải cho phép nộp tiền cho mình để đi “quan hệ” hàng tháng với các cán bộ nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Từ tháng 6/2016 đến tháng 10/2018 nhóm người trên đã thu được hơn 6,2 tỷ đồng để thực hiện việc hối lộ các cán bộ công tác trong lĩnh vực giao thông đường bộ. 

Cơ quan chức năng xác định Lê Bá Dũng đã nhận 96 triệu đồng, Nguyễn Quốc Cương  đã nhận 63 triệu đồng, Trần Sỹ Cương đã nhận 136 triệu đồng, Hoàng Văn Lân đã nhận 11 triệu đồng và 1 chai rượu từ Vinh và Hào. Nguyễn Ánh Hào được hưởng lợi 250 triệu đồng, Lê Văn Cường được hưởng lợi 180 triệu đồng, Phạm Văn Vinh được hưởng lợi 140 triệu đồng.

Đọc thêm

Hoãn phiên xử đường dây tội phạm Jibian

Các bị cáo tại tòa.
(PLVN) - Sáng nay, TAND TP Hà Nội đưa 21 bị cáo ra xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” thuộc đường dây tội phạm Jibian. Tuy nhiên, phiên tòa đã phải hoãn vì bị cáo đi cấp cứu.

Cảnh báo về đường dây tội phạm xuyên quốc gia Jibian

Hình minh họa.
(PLVN) - Từ lời trình báo của người phụ nữ bị chiếm đoạt gần 20 tỷ đồng, công an đã bắt được nhiều “mắt xích” trong Jibian - một tổ chức tội phạm hoạt động về lĩnh vực rửa tiền cho các app đánh bạc hoặc các đối tượng lừa đảo như một cổng thanh toán trung gian.

Ông Đỗ Hữu Ca bị tuyên 10 năm tù

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Sau 3 ngày xét xử và nghị án, chiều 12/4, HĐXX TAND tỉnh Quảng Ninh đã tuyên án với bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị tuyên 10 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Lời xin lỗi của ông Đỗ Hữu Ca

Dự kiến, hôm nay (12/4) HĐXX TAND Quảng Ninh sẽ tuyên án. (Ảnh trong bài: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm nay(11/4), TAND tỉnh Quảng Ninh tiếp tục phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo khác về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong đó, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Đánh phóng viên gãy răng, chủ quán nhậu và nhân viên lãnh án

Các bị cáo tại phiên toà
(PLVN) - Toà án nhân thành phố Huế vừa đưa ra xét xử bị cáo Hoàng Trọng Nam (SN 1981, ngụ phường Thuỷ Biều, TP. Huế) và Nguyễn Đắc Lành (SN 2000, ngụ phường Phước Vĩnh, TP. Huế) - đây là ông chủ và nhân viên quán nhậu đã đánh một phóng viên gãy răng.

Phiên xử bị cáo Đỗ Hữu Ca: "Vợ Đước đến nhà tôi khóc lóc nhờ giúp lo cho chồng"

Phiên xử diễn ra tại TAND tỉnh Quảng Ninh. (Ảnh: Đông Bắc)
(PLVN) - Hôm qua (10/4), TAND Quảng Ninh mở phiên sơ thẩm bị cáo Trương Xuân Đước cùng 12 bị cáo về các tội "Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước", "Đưa hối lộ", "Nhận hối lộ", "Trốn thuế". Trong vụ án này, ông Đỗ Hữu Ca (cựu Giám đốc Công an TP Hải Phòng) bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Dự kiến, phiên tòa diễn ra đến 12/4/2024.

Một quyết định thu hồi sổ đỏ tại Tân An bị người dân khởi kiện: Cần tham khảo các ý kiến trong báo cáo của Thanh tra Long An

Một quyết định thu hồi sổ đỏ tại Tân An bị người dân khởi kiện: Cần tham khảo các ý kiến trong báo cáo của Thanh tra Long An
(PLVN) - Ngày 8/4/2024, TAND cấp cao tại TP HCM đã đưa vụ án hành chính ông Nguyễn Thanh Phong (SN 1964) và 5 anh chị em là người khởi kiện; người bị kiện là UBND TP Tân An và UBND tỉnh Long An; ra xét xử. Trong vụ án này, nguyên đơn yêu cầu bị đơn hủy quyết định thu hồi sổ đỏ ban hành hồi năm 2022. Liên quan vụ việc, Thanh tra tỉnh đã có văn bản trình bày ý kiến quan điểm rất rõ ràng, tuy nhiên nội dung này vẫn chưa được tòa xem xét.

Đâm chết bạn nhậu do hát karaoke gây ồn ào

Bị cáo Trần Văn Thuận tại phiên tòa.
(PLVN) - Ngày 10/4, TAND tỉnh Kiên Giang mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt bị cáo Trần Văn Thuận (41 tuổi, ngụ phường Dương Đông, TP. Phú Quốc, Kiên Giang) 19 năm tù về tội "Giết người". Bị hại trong vụ án này là Võ Văn Quý (SN 1982, ngụ thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long).

Gia Lai: 9x lãnh 18 năm tù vì mua bán ma tuý

Gia Lai: 9x lãnh 18 năm tù vì mua bán ma tuý
(PLVN) - Ngày 10/4, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với Hà Vũ Đình Kha (SN 1992, trú tại làng Chuét 02, phường Thắng Lợi, TP. Pleiku, Gia Lai ) về tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.