Ông lão “gàn” làm thay đổi 2.000 số phận bất hạnh

“Đằng nào tôi chả chết! Nếu tôi nằm xuống cũng đã có 2.000 bông hồng trắng cắm lên mộ. Lúc ấy, tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”. Ông lão 82 tuổi vẫn thường bảo thế mỗi khi vợ ông ngăn cản không cho ông rong ruổi đạp xe khắp đó đây làm cái việc mà thiên hạ cho là “vô công rồi nghề”.


“Đằng nào tôi chả chết! Nếu tôi nằm xuống cũng đã có 2.000 bông hồng trắng cắm lên mộ. Lúc ấy, tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”. Ông lão 82 tuổi vẫn thường bảo thế mỗi khi vợ ông ngăn cản không cho ông rong ruổi đạp xe khắp đó đây làm cái việc mà thiên hạ cho là “vô công rồi nghề”. Bao nhiêu bông hoa hồng là bấy nhiêu số phận bất hạnh được ông đưa về Hợp tác xã(HTX) Ngọ Hạ (Chuyên Mỹ - Hà Tây), tạo công ăn việc làm, mở ra một tương lai mới cho các em.

Chiếc xe đạp cà tàng và 10 năm rong ruổi

Ông được những đứa trẻ tôn xưng là “ông tiên”. Với người làng họ gọi ông là lão “gàn dở”, vì ông làm cái việc “vô công rồi nghề”. Còn với ông: Thiên hạ nói gì không quan trọng, miễn là ông được làm những việc ông thích và việc ấy không trái với lương tâm, đạo đức.

Dáng người nhỏ thó, khuôn mặt đăm chiêu, cả hàm răng chỉ còn lưa thưa vài cái, ông rong ruổi trên chiếc xe đạp cà tàng khắp thành phố Hà Nội. Công việc của ông là đi tìm những mảnh đời lang thang cơ nhỡ, những số phận bất hạnh, kém may mắn để giúp họ thoát ra khỏi sự bế tắc, tuyệt vọng trong cuộc sống. Người ấy chính là ông Hà Xuân Định, quê ở thôn Thượng – xã Vân Từ (Phú Xuyên – Hà Nội).
Ông Định và chiếc xe cà tàng.
Ông Định và chiếc xe cà tàng.
Chiếc xe đạp đã hoen rỉ nhưng vẫn lăn bánh trên khắp mọi nẻo đường, ròng rã suốt 10 năm qua ông cùng chiếc xe đạp ấy đã đổi thay biết bao nhiêu phận người. Phần lớn số trẻ này đều đã có công việc ổn định, nhiều em hiện đã thành ông chủ, bà chủ của các cơ sở sản xuất khảm trai.

Ông còn nhớ chuyến đi đầu tiên về huyện Ba Vì, biết bao nhiêu khó khăn và sự tủi hờn. Ông ngỏ ý giúp đỡ cho một gia đình có hai em bị tật nguyền, họ đã không tin, vì làm gì có ai lại tốt như thế. Có gia đình còn nghi ngại, cho rằng ông buôn bán trẻ em hoặc buôn bán nội tạng gì đấy đuổi ông ra khỏi nhà. Ông tìm tới chính quyền xã nhờ trợ giúp nhưng nhiều gia đình vẫn không tin. Thất bại trong chuyến đi đầu tiên, ông tiếp tục tìm tới những bãi rác, những ngôi miếu hoang, bến xe, khu chợ… để tìm những đứa trẻ đi ăn xin, trẻ lang thang cơ nhỡ. Nhờ sự kiên trì thuyết phục cuối cùng cũng có những đứa trẻ theo ông về HTX Sơn khảm Ngọ Hạ.

Năm tháng dần qua đi, với sự cần mẫn thuyết phục của ông nhiều gia đình đã chấp thuận. Số lượng trẻ em mà ông đưa về HTX cứ thế nhiều lên, nhiều cháu chỉ sau mấy tháng được ông đưa về HTX đã có công ăn việc làm và gửi tiền về cho gia đình. Tên tuổi và uy tín của ông cũng nhờ thế được nhiều người biết đến.

Ông tâm sự: “Nhiều lần đến thăm các cháu ở HTX, đứa bíu chân, đứa nhảy lên cổ, có đứa sụt sịt khóc... Chúng dấu xe, dấu dép, thu mũ của tôi vì không muốn cho tôi về. Những lần như thế tôi nấn ná chơi với chúng thêm một tiếng. Khi ra về, chúng ùa theo, đứa nào, đứa nấy mặt rười rượi buồn nhưng những đứa trẻ khác đang chờ tôi ở một nơi nào đó vì thế tôi không thể ở lại thêm được”.

Chủ tịch HTX Ngọ Hạ nhiều lần ngỏ ý đề xuất mua cho ông một chiếc xe đạp điện để ông công tác cho thuận tiện. Nhưng lần nào ông cũng khất lần, khất lượt với lí do chiếc xe đạp của ông vẫn còn tốt, hơn nữa ông không quen dùng những thứ hiện đại.

Từ cơ duyên đến sự đồng cảm      

Ông vẫn còn nhớ, năm 2001, một tổ chức của nước ngoài tìm về làng để tuyển tình nguyện viên với công việc đi tìm các trẻ lang thang, trẻ mồ côi, tật nguyền về để dạy nghề, tạo việc làm bền vững cho trẻ em bất hạnh và những trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Nhiều người tham dự buổi tuyển cộng tác viên đó nghi ngại vì họ biết rằng sẽ không có lương bổng, duy nhất có một cánh tay của ông đưa lên. Họ nhìn nhau lo ngại: Không biết ông lão có đủ sức hay không?

Mọi người đọc bức thư ông viết mới hiểu hết hoàn cảnh và tâm sự của ông rồi họ quyết định giao việc cho ông. Tất thảy đều ngạc nhiên một ông lão sinh năm 1930 vẫn ham hố làm chuyện từ thiện. Nhưng rồi họ đã hiểu ra, vì họ biết: Ông Định mồ côi cha từ bé, phải đi ở đợ, làm thuê làm mướn. Chính những vất vả cực nhọc của tuổi thơ đã khiến cho ông có sự đồng cảm sâu sắc với những số phận không may mắn.

Ông Định lể lại.
Ông Định lể lại.
Sinh ra trong một gia đình nhà nông nhưng ông vẫn cố gắng kiếm tiền ăn học tử tế. Vì học hết lớp 12, lại biết tiếng Pháp nên ông tham gia công tác chính quyền từ năm 17 tuổi, lúc đó là nhân viên văn phòng Ủy ban Kháng chiến Hành chính huyện Tùng Thiện, tổng Sơn Tây. 

Và rồi câu chuyện ông Định đi tìm trẻ em mồ côi, cơ nhỡ, kém may mắn đã trở thành một giai thoại. Cứ tảng sáng khi người trong thôn xóm còn chưa kịp ra đồng, họ đã thấy ông đạp xe lóc cóc trên con đường làng. Càng đi ông càng nghiệm ra cuộc sống còn nhiều mảnh đời bất hạnh quá. Có những hôm đạp xe hơn trăm cây số, tối không kịp về nhà ông đành xin ngủ tạm ở nhà dân.

Vợ ông cùng các con thấy ông tuổi đã cao, sức đã yếu khuyên ông nên ở nhà kẻo ra đường biết bao nhiêu chuyện bất trắc. Ông chậc lưỡi: “Giời thương tôi nên tôi vẫn còn khỏe lắm!”. 

“Còn sức ngày nào tôi còn đạp xe đi tìm các cháu ngày ấy!”

Dù năm nay đã bước sang tuổi 82 nhưng ông vẫn ham đi lắm. Dù mưa hay nắng người dân Phú Xuyên vẫn thấy ông mải miết đạp xe đi dọc các con đường quốc lộ, rồi vào tận từng làng, từng ngõ, từng nhà để hỏi xem những gia đình nghèo có muốn cho con em mình đi học nghề hay không?

Nếu khi ông ngã xuống chắc chắn ông sẽ có 2000 bông hồng bạch, đó cũng là ước nguyện của ông. Ông thường nói với những đứa trẻ rằng: Khi ông về bên kia thế giới cũng là lúc ông không còn được rong ruổi khắp đó đây nữa thì mỗi đứa hãy cắm cho ông một bông hồng bạch, đừng nhang khói, phúng viếng làm chi cho mệt.

Nếu ngày hôm nay tôi đến muộn một chút có lẽ cũng đã không gặp được ông. Ông chuẩn bị xong xuôi giấy tờ để đi một chuyến đi dài hạn. Lần này vợ ông cản không cho ông đi. Ông khăng khăng: “Ở nhà cũng có làm được việc gì có ích đâu. Bà không cho tôi đi, tôi cũng sẽ đi, không cho tôi về thì tôi sang ở cùng các cháu. Tôi biết bà lo cho tôi, nhưng bà cũng phải hiểu tâm nguyện tuổi già của tôi mới chứ!”. Thế là bà Định đành để ông rong ruổi khắp đó đây.

Dù chẳng có một đồng lương nào nhưng ông vẫn làm. Với ông làm việc thiện mà vì tiền có lẽ ông sẽ không làm được. Điều làm ông vui nhất là những đứa trẻ được ông đưa về không chỉ có một công việc ổn định mà chúng còn thay đổi cả cách sống. Nhiều đứa trước kia mặc cảm với số phận, ra ra vào vào như người không hồn. Giờ được sống trong một môi trường đồng cảnh ngộ chúng lúc nào cũng tươi cười và sống có ích hơn.

Chia tay tôi ông vội vã dắt chiếc xe cà tàng để tiếp tục cuộc hành trình không mệt mỏi của mình. Ông với tay lấy chiếc túi quen thuộc, đội chiếc mũ cối bạc màu, rồi nói thêm: “Sống đến ngần này tuổi tôi cũng chẳng mong gì hơn, thôi thì khi nào còn sức thì tôi còn tham gia làm việc từ thiện”.

Nhìn dáng ông lão liêu xiêu trong cái nắng chiều cùng chiếc xe đạp cũ kỹ, tôi tự hỏi: Không biết cái thân già còm cõi ấy có đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình đi tìm những đứa trẻ bất hạnh nữa hay không? Với niềm tin soi sáng và tình yêu bao la dành cho những đứa trẻ kém may mắn so với xã hội mong rằng ông sẽ làm thay đổi được nhiều số phận nữa.

Tự Lập

Đọc thêm

Tạo sự đồng thuận, thống nhất trong tổ chức thực hiện biên chế

Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế đánh giá kết quả đạt được và hạn chế, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm đến năm 2026. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Hôm qua (24/4), tại Trụ sở Văn phòng Trung ương Đảng đã diễn ra Hội nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế (Phiên họp thứ 3). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế Trương Thị Mai chủ trì Hội nghị.

Cần xây dựng lộ trình kiểm soát giá

Phó Thủ tướng - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái chỉ đạo tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Hằng)
(PLVN) - Ngày 24/4, khi chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả công tác quản lý, điều hành giá quý I/2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá Lê Minh Khái đề nghị các Bộ, ngành cần xây dựng lộ trình tăng giá các mặt hàng dịch vụ một cách hợp lý, nhịp nhàng.

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'

Lễ xuất quân Hành trình 'Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông'
Sáng 24/4, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn tổ chức Lễ xuất quân hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" với chuỗi các hoạt động thăm, tặng quà, tri ân các gia đình cựu chiến sĩ Điện Biên, các thương - bệnh binh, gia đình có công với cách mạng, Mẹ Việt Nam anh hùng, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ

Báo chí Uruguay và Argentina khẳng định ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ
Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), trang El Popular của Đảng Cộng sản Uruguay và tờ Resumen Latinoamericano của Argentina đã đăng bài phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, trong đó khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử; là chiến thắng của đường lối kháng chiến, đường lối quân sự độc lập, đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Phát triển mạng lưới đường sắt đô thị: tạo đà cho những bước tiến xa. Kỳ 3: Cần khung khổ pháp lý mới để hiện thực hóa mục tiêu đường sắt đô thị

Dự án tuyến ĐSĐT số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội vừa hoàn thành tuần thứ tư của giai đoạn vận hành thử nghiệm. (Ảnh: Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội)
(PLVN) - Các chuyên gia cho rằng, mục tiêu xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vào năm 2035 là khả thi nếu có tư duy mới, thực sự đột phá cùng một khung khổ pháp lý mới, “may đo” riêng cho 2 TP tiệm cận với cơ chế phổ biến của các nước đã phát triển thành công hệ thống đường sắt đô thị.

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc

84 giải pháp đoạt giải Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc
Tối 23/4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Trung ương Ðoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức tổng kết và trao giải thưởng Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 17 (2022-2023).

Quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu không chịu thuế giá trị gia tăng

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 23/4, tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến về dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) (sửa đổi), các đại biểu đề nghị Chính phủ tính toán, cân nhắc các yếu tố liên quan để quy định cụ thể mức ngưỡng doanh thu hàng năm thuộc diện không chịu thuế GTGT trong Luật để xác lập căn cứ pháp lý rõ ràng.

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu trong chuyển đổi số toàn cầu

Toạ đàm với doanh nghiệp ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”. Ảnh: Dương Giang/TTXVN.
Ngày 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone, nước Chủ tịch ASEAN 2024 đồng chủ trì tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN và các đối tác với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN gắn kết, tự cường và bền vững: Nắm bắt thời cơ trong thời đại số”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu TNXP tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Các cựu chiến binh, cựu TNXP dự buổi gặp mặt. Ảnh: Trọng Đức/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp cùng Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội, trang trọng tổ chức cuộc gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ.