Thực phẩm chức năng dễ gây họa khi thiếu chế tài xử lý

GS.TS Trịnh Quân Huấn (Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế)
GS.TS Trịnh Quân Huấn (Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế)
(PLO) - Kể từ khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực (1/7 /2011 đến nay) chưa có hướng dẫn cụ thể nào về quản lý thực phẩm chức năng ở Việt Nam. Lợi dụng “khoảng trống” pháp lý này, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu TPCN đua nhau nở rộ...

Tính trung bình, mỗi năm Việt Nam lại xuất hiện thêm 1000 sản phẩm TPCN mới được “đổ” ra thị trường, “móc túi” người tiêu dùng, thậm chí “gây họa” cho sức khỏe người bệnh.

“Sự phát triển quá nhanh của TPCN đã gây ra nhiều thách thức và nguy cơ lớn cho người tiêu dùng. Trên thị trường TPCN đã xuất hiện những cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh sản phẩm không đảm bảo chất lượng, lợi dụng người tiêu dùng, đặc biệt là người bệnh cả tin, thiếu hiểu biết về TPCN để trục lợi”, GS.TS Trịnh Quân Huấn (Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế) khẳng định trong cuộc trò chuyện với PLVN.
Cụ thể, người tiêu dùng đối diện với những nguy cơ gì khi thị trường TPCN nhộn nhạo như hiện nay, thưa giáo sư?
Tôi thấy, thứ nhất là thị trường xuất hiện nhiều loại TPCN giả, kém chất lượng. Hiện nay, có nhiều sản phẩm TPCN được lưu hành trên thị trường nhưng chưa được đánh giá về chất lượng, độ an toàn và tính hiệu quả.  Đặc biệt là các sản phẩm TPCN đang được sản xuất trong điều kiện không đạt vệ sinh; Không có quy trình sản xuất theo quy định của Bộ Y tế. Ví dụ như một số loại rượu tự sản xuất, chế biến không công bố tiêu chuẩn chất lượng vẫn được bày bán ở các nhà hàng như rượu bổ, rượu thuốc hoặc hàng loạt các sản phẩm TPCN giả.
Thứ 2 là quảng cáo sai sự thật. Nhiều sản phẩm TPCN được đăng quảng cáo không đúng sự thật, khiến người tiêu dùng lầm tưởng đây là “thần dược” có thể chữa được bách bệnh. Ngoài ra, còn có khá nhiều quảng cáo không theo quy định của Bộ Y tế về công dụng của sản phẩm TPCN như:  Quảng cáo TPCN chữa được bệnh tiểu đường, chữa trị tận gốc bệnh gút hoặc bệnh ung thư…Những quảng cáo này không chính xác, bởi TPCN chỉ là sản phẩm hỗ trợ, làm giảm nguy cơ gây bệnh chứ không có tác dụng chữa bệnh.

Theo thống kê của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF), hiện nay Việt Nam có tới 10.000 sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) các loại và có 1.800 doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất các mặt hàng TPCN. Đặc biệt số lượng TPCN được nhập vào Việt Nam từ nhiều nước khác nhau ngày càng tăng và rất khó kiểm soát chất lượng cũng như đánh giá về hiệu quả của các loại TPCN này, theo giáo sư việc quản lý TPCN ở nước ta hiện nay đã đáp ứng được yêu cầu hay chưa?

Thực phẩm chức năng là lĩnh vực còn rất mới ở nước ta, mới cả về tên gọi, hình thức, phương thức, và cả quản lý. Vì vậy, từ năm 2000 đến 2004 đã có 3 văn bản của Bộ Y tế đã được ban hành để quản lý thực phẩm chức năng:

Thông tư số 17/2000/TT-BYT ngày 27/9/2000 về việc “Hướng dẫn đăng ký các sản phẩm dưới dạng thuốc – thực phẩm”.

Thông tư số 20/2001/TT-BYT ngày 11/9/2001 “Hướng dẫn quản lý các sản phẩm thuốc – thực phẩm”

Thông tư số 08/2004/TT-BYT ngày 23/8/2004 “Hướng dẫn việc quản lý các sản phẩm thực phẩm chức năng”.

Sau khi Luật An toàn thực phẩm có hiệu lực từ 1/7 năm 2011, cho đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể nào về quản lý thực phẩm chức năng ở Việt Nam ngoài các văn bản kể trên. Do thiếu chế tài xử lý nên thời gian qua một số cơ sở làm ăn không chân chính, vì chạy theo lợi nhuận đã cố tình vi phạm các quy định, đặc biệt là vi phạm quy định về  ghi nhãn và quảng cáo thực phẩm chức năng.

Một số vi phạm trong kinh doanh thực phẩm chức năng như: Ghi nhãn sản phẩm có công hiệu như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo sản phẩm thực phẩm chức năng nhưng không đăng ký nội dung quảng cáo, hoặc có đăng ký nội dung quảng cáo nhưng khi quảng cáo lại quảng cáo với nội dung không đúng như đã đăng ký. Đặc biệt có một số trường hợp tiến hành quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng như thuốc chữa bệnh dẫn đến tình trạng một số người tiêu dùng sản phẩm hiểu nhầm về công dụng của nhóm sản phẩm này.

Để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng và việc quản lý sản phẩm TPCN đi vào nề nếp, Bộ Y tế đang khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này để sớm ban hành. Hiện nay  Bộ Y tế  đang  soạn thảo và sẽ ban hành thông tư  về  thực phẩm chức năng với nội dung mang tính hội nhập và kiểm soát TPCN toàn diện hơn.

Bộ Y tế  cũng đang chỉ đạo quyết liệt các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.  Cục An toàn thực phẩm cũng đã thường xuyên phối hợp với Thanh tra Bộ Y tế và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra, phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định.  
Hàng loạt các mặt hàng TPCN không nhãn mác, xuất xứ, TPCN giả đã bị bắt và tiêu hủy tại Hà Nội và nhiều địa phương khác. Cùng với việc xử phạt hành chính, Cục An toàn thực phẩm đã kiên quyết thu hồi giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm, giấy xác nhận nội dung quảng cáo đối với những trường hợp vi phạm nghiêm trọng. Bên cạnh các hành vi vi phạm về quảng cáo, Cục An toàn thực phẩm cũng phát hiện một số trường hợp vi phạm về chất lượng sản phẩm do cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng cố tình đưa một số chất không có trong thành phần công bố vào sản phẩm, buộc thu hồi, tiêu hủy các sản phẩm không đạt.
Từ thực tiễn trên thị trường TPCN hiện nay, để có thể tìm được sản phẩm tốt và an toàn theo giáo sư người tiêu dùng cần chú ý những gì?
TPCN không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên việc sử dụng TPCN cũng cần theo nguyên tắc để tránh các nguy cơ có hại cho sức khỏe. Khi dùng TPCN kèm theo các loại thuốc đang điều trị bệnh cần xem kỹ tác dụng cũng như các hoạt chất có trong thuốc và TPCN có làm tăng hàm lượng hoạt chất của thuốc đó lên không? Hoặc loại TPCN đó có tác dụng đối kháng với loại thuốc đang điều trị không? Vấn đề này chắc chắn phải có tư vấn chuyên môn của Bác sỹ.
Ngoài ra khi dùng TPCN cần phải xem kỹ 3 tiêu chí: Chất lượng, an toàn và hiệu quả. Để biết được các tiêu chí trên thì xem sản phẩm TPCN có được Bộ Y tế cấp phép lưu hành không; Các sản phẩm được sản xuất từ các nhà sản xuất có uy tín; Nhãn mác ghi  theo quy định, có địa chỉ và hạn sử dụng rõ ràng trên bao bì.
Tôi xin nhấn mạnh rằng, để bảo đảm quyền lợi cho người tiêu dùng trong tình hình hiện nay, các cơ quan quản lý cần tăng cường kiểm sóat chặt chẽ và xử lý nghiêm sản phẩm TPCN không bảo đảm chất lượng và hiệu quả. Tư vấn chuyên môn đầy dủ cho người tiêu dùng để sản phẩm TPCN được sử dụng đúng nghĩa của nó là "Vacxin" phòng bệnh ngày nay.
Trân trọng cảm ơn GS.TS!
Việt Nam sẽ quản lý TPCN như thực phẩm thường?
Để kiểm soát chất lượng và hiệu quả của TPCN được sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu, Bộ Y tế đang dự thảo để ban hành Thông tư  quản lý về TPCN.
Theo dự thảo thông tư, có mấy điểm đáng chú ý như sau:
- Đối với TPCN sản xuất trong nước: Các Doanh nghiệp, Công ty muốn sản xuất TPCN thì cơ sở phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của Luật An toàn thực phẩm. Các sản phẩm TPCN phải được chứng nhận về chất lượng, hiệu quả và an toàn cho người sử dụng tại Cục An Toàn Thực Phẩm Bộ Y tế.
 - Đối với TPCN nhập khẩu: Sản phẩm TPCN phải được công bố tiêu chuẩn và được chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm tại Cục ATTP - Bộ Y tế.
 - Đối với thực phẩm chức năng mới, có thành phần mới cũng như có công bố hỗ trợ điều trị các bệnh  thì  phải đánh giá lâm sàng về hiệu quả và độ an toàn  thông qua các  nghiên cứu được phê duyệt bởi  Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở do Bộ Y tế chỉ định.
Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế có trách nhiệm tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra, thanh tra và giám sát việc thực hiện các quy định của Luật Thực phẩm đã ban hành. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành có trách nhiệm tổ chức thực hiện, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra và giám sát các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thực hiện các qui định của Thông tư này.
Tuy nhiên, việc Bộ này giao Cục An toàn vệ sinh thực phẩm là đơn vị “hậu kiểm” khi thực hiện thông tư nói trên khiến dư luận lo ngại bởi nếu được quản lý như thực phẩm thông thường, TPCN vẫn có kẽ hở để “bóp méo, thổi phồng”, thậm chí lừa đảo người mua.
Thực tế, tại nhiều nước trên thế giới, việc quản lý thực phẩm chức năng cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Tại Nhật Bản, lần đầu tiên quy định về TPCN trong “Luật cải thiện dinh dưỡng” vào năm 1991. Năm 1996 đã sửa đổi cách phân loại TPCN và đã ban hành được tiêu chuẩn 13 loại Vitamin là thực phẩm dinh dưỡng. Năm 2001 quy định hệ thống TPCN công bố về y tế và năm 2005 sửa đổi bổ sung. Tại Mỹ, luật về TPCN được ban hành từ năm 1994. Cũng như các nước phát triển đang sản xuất nhiều TPCN như:  Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc ...; TPCN cũng được chia làm làm nhiều loại với mức độ kiểm soát về chất lượng cũng như hiệu quả, độ an toàn có khác nhau. Có loại chỉ đăng ký tiêu chuẩn và công bố tác dụng, nhưng có loại phải qua thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả và độ an toàn .
Thiết nghĩ, Bộ Y tế cần cân nhắc kinh nghiệm quốc tế trong quá trình soạn thảo và thực thi thông tư quản lý TPCN trong giai đoạn đầu như hiện nay. 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.