Giao dịch vàng miếng một chiều có khả thi?

 Nếu Nhà nước thực hiện việc quản lý thị trường vàng dựa trên các quy tắc, mệnh lệnh hành chính thay vì dựa vào quy luật thị trường thì quả thật tính hiệu quả của chính sách tới sẽ là không khả thi.

Nếu Nhà nước thực hiện việc quản lý thị trường vàng dựa trên các quy tắc, mệnh lệnh hành chính thay vì dựa vào quy luật thị trường thì quả thật tính hiệu quả của chính sách tới sẽ là không khả thi.

Nghị quyết 11/NQ-CP (“NQ”) giao cho Ngân hàng nhà nước (“NHNN”) soạn thảo Nghị định trình Chính phủ để quản lý thị trường vàng theo hướng “tập trung đầu mối nhập khẩu vàng, tiến tới xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”. NQ thì quy định như vậy nhưng chưa biết được nghị định sẽ cụ thể hóa, luật hóa như thế nào. Nhưng cho dù nghị định diễn dãi theo cách nào đi nữa thì cũng phải đạt được mục đích là “xóa bỏ việc kinh doanh vàng miếng trên thị trường tự do”, hay nói một cách khác người dân sẽ không được phép mua bán vàng miếng trên thị trường tự do như bấy lâu nay.

Điều gì sẽ xảy ra?

Sẽ “không ổn” nếu chúng ta xem xét dưới góc độ của các quy định trong Hiến pháp và Bộ luật dân sự.

Hiến pháp và Bộ luật dân sự quy định quyền bình đẳng trước pháp luật cũng như quyền tự do sở hữu của cá nhân. Theo đó, nếu sắp tới CP ban hành qui định chỉ cho phép một số tổ chức như NHTM hay một số doanh nghiệp nhất định có quyền nhập khẩu, kinh doanh (trong đó có tích trữ, mua bán, …) vàng miếng, các cá nhân khác trong xã hội chỉ được bán vàng miếng thông qua các tổ chức này chứ không được mua, như vậy rõ ràng đã có sự phân biệt nhất định giữa các chủ thể trong xã hội.

Vàng là tài sản quý hiếm, là công cụ cất giữ quan trọng, có giá trị cao, thuận tiện trong việc cất giữ và khả năng bị giảm sút giá trị thấp. Do vậy việc sở hữu và tích trữ vàng là nhu cầu thiết yếu, dĩ nhiên của bất kỳ ai. Họ có quyền tích trữ, trao đổi, mua bán tùy theo nhu cầu. Tại sao lại hạn chế quyền đó của người dân?. Ngay cả Ngân hàng cũng rất muốn có được một lượng lớn vàng dự trữ, các NHTM hay các công ty kinh doanh vàng cũng vậy, tại sao lại đi cấm người dân không được mua vàng miếng?.

Đó cũng là nguyên nhân giải thích vì sao có sự phản ứng trái chiều giữa các chủ thể về tinh thần của NQ 11. Theo đó, trong khi đa số người dân, nhất là người dân đang tích trữ vàng đang thấp thỏm lo sợ vì qui định này trong khi đó một số lãnh đạo của các NHTM và các doanh nghiệp kinh doanh vàng lại tỏ ra hớn hở, trông đợi Nghị định ra đời.

Có một cụm từ mà ai cũng quen thuộc trong thời gian qua khi thị trường vàng nóng bỏng chính là “vàng miếng”. Vàng miếng được đưa vào danh sách “tiến tới xóa bỏ” của CP. Vậy thế nào là “vàng miếng”. Theo Nghị định 174/1999/NĐ-CP về quản lý kinh doanh vàng thì "Vàng miếng" là vàng đã được dập thành miếng dưới các hình dạng khác nhau, có đóng chữ số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của nhà sản xuất”.

Như vậy với khái niệm này thì cũng chưa thể phân biệt được vàng miếng là vàng như thế nào. Bắt nguồn từ chỗ không rõ ràng này mà các quy định của CP sắp tới nếu không khéo sẽ bị các đơn vị kinh doanh vàng vô hiệu hóa. Hoặc tạo ra một cơn sốt giá vàng mới do người dân đổ xô đi mua vàng dưới hình dạng khác như vàng cục hình tròn, hình trụ, …. thay vì mua vàng miếng như trước đây. Hệ quả là hiệu quả QLNN sẽ kém, không phát huy hiệu quả, tình trạng thị trường vẫn đâu vào đấy.

Một khi CP thực hiện việc quản lý theo kiểu “nước tràn chỗ nào, chặn chỗ đó” thì quả thật gánh nặng quản lý thị trường sẽ đặt lên vai của Cơ quan công an, quản lý thị trường. Cũng giống như đô la thời gian qua, cơ quan công an cũng đã vả mồ hôi để dẹp các điểm giao dịch trái phép, các chợ đen đô la trên thị trường. Sắp tới, tình trạng này sẽ lặp lại với thị trường vàng. Vừa đô la, vừa vàng – hai phương tiện thanh toán đang sốt trên thị trường hiện nay sẽ là gánh nặng oằn vai đối với lực lượng áo xanh này.

Liệu có khả thi với chính sách mới?

Như đã phân tích, nếu NN thực hiện việc quản lý thị trường vàng dựa trên các quy tắc, mệnh lệnh hành chính thay vì dựa vào quy luật thị trường thì quả thật tính hiệu quả của chính sách tới sẽ là không khả thi. Bởi lẽ, cũng như các tài sản khác, vàng vận động tuân theo quy luật cung cầu. Có cầu ắt sẽ có cung, cung không đáp ứng đủ cầu thì giá trị sẽ vượt quá mức bình thường, đó là quy luật hiển nhiên đã được minh chứng mà hiện nay chưa người nào có thể bác bỏ nó.

Nên chăng NN nên dựa trên quy luật này để đưa ra phương án điều tiết thị trường thích hợp. Từ đó sẽ có phương án thích hợp để điều tiết thị trường vàng. Bất kỳ vấn đề gì cũng vậy, chỉ có thể giải quyết triệt để nó nếu chúng ta giải quyết tận gốc vấn đề đó. Không thể ngăn dòng chảy bằng cách dùng vật cản chắn nó mà phải tìm xem dòng chảy bắt nguồn từ đâu và tìm cách chia rẽ dòng chảy nơi thượng nguồn.

Nếu xét thấy nhu cầu, hành vi của người dân là có thật và không trái pháp luật thì NN không nên dùng biện pháp hành chính để can thiệp

Nếu xét thấy nhu cầu, hành vi của người dân là có thật và không trái pháp luật thì NN không nên dùng biện pháp hành chính để can thiệp. Bài học về việc cơ quan QLNN về lĩnh vực văn hóa thông tin khi không quản lý được tệ nạn mại dâm tràn lan nên có dự định cấm kinh doanh dịch vụ âm nhạc với hình thức karaoke hay việc cấm lưu thông đối với xe ba gác vẫn còn đó.
Còn nhớ cách đây không lâu khi cơ quan NN không quản lý nỗi tình trạng mại dâm, mại dâm xuất hiện dưới nhiều hình thức trá hình trong đó có việc lợi dụng các điểm kinh doanh dịch vụ Karaoke thì cơ quan QLNN có ý định cấm luôn việc kinh doanh dịch vụ Karaoke. Hay vì không kìm được tình trạng tai nạn giao thông ngày một tăng nên cơ quan NN cho rằng các loại xe ba bánh nói chung và ba gác nói riêng là đối tượng dễ gây tai nạn, do vậy họ đề xuất phương án tịch thu, cấm xe ba gác hoạt động. Trong khi đó, việc nhập khẩu xe gắn máy ba gác từ các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường, thậm chí còn nhộn nhịp hơn, xe ba bánh vẫn ào ạt vào Việt Nam.…

Nói tóm lại, nếu NN thực hiện việc điều tiết thị trường mà không tuân theo các quy luật của thị trường thì nhất định các chính sách đó sẽ không phát huy tác dụng. Kinh nghiệm vừa qua cho thấy không thể tư duy quản lý nhà nước theo kiểu quản lý không nỗi thì cấm cho xong. Điều này là phản khoa học và đi ngược lại quy luật tự nhiên, ở đây là quy luật tự nhiên, quy luật giá trị, quy luật cung cầu.

Võ Công 

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.