Giảm nghèo từ thương hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn

 Trong tương lai gần, Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn sẽ là thương hiệu của Du lịch Hà Giang, thúc đẩy các ngành dịch vụ, thương mại, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông… phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương, nhất là đối với loại hình du lịch cộng đồng đã và đang khai thác có hiệu quả

Trong tương lai gần, Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn sẽ là thương hiệu của Du lịch Hà Giang, thúc đẩy các ngành dịch vụ, thương mại, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông… phát triển, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân địa phương, nhất là đối với loại hình du lịch cộng đồng đã và đang khai thác có hiệu quả. Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Sèn Chỉn Ly - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang về vấn đề xóa đói giảm nghèo từ thương hiệu Công viên Địa chất Toàn cầu.
Ông Sèn Chỉn Ly - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
Ông Sèn Chỉn Ly - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang
- Thưa ông, TSKH. Trần Tân Văn-Phó Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Bộ Tài nguyên và Môi trường) nói rằng cao nguyên đá Đồng Văn để được Mạng lưới công viên địa chất toàn cầu (GGN) công nhận đã là khó và là cả một chặng đường. Nhưng việc giữ gìn, bảo tồn và quảng bá nó ra thế giới cũng là điều quan trọng không kém. Vậy Hà Giang đã quảng bá Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn như thế nào, thưa ông?

- Từ ngày 16-24/7/2011, tại Việt Nam sẽ diễn ra Hội nghị Quốc tế lần thứ II khu vực Châu Á-Thái Bình Dương về công viên địa chất. Đây là dịp để quảng bá Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn ra thế giới.

Với định hướng Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn sẽ trở thành thương hiệu du lịch của Hà Giang trong thời gian tới, tỉnh Hà Giang đã và đang ưu tiên cho công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch, trong đó chú trọng đến các thôn bản đậm nét văn hóa bản địa để thu hút khách, đi đôi với đào tạo cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch.

Hiện nay số lượng và chất lượng du lịch, chất lượng nguồn nhân lực du lịch của Hà Giang còn thấp nên trước mắt, tỉnh sẽ phối hợp với các trường đào tạo du lịch tổ chức các lớp đào tạo thực hành ngắn hạn cấp tốc cho đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên phục vụ du lịch ở địa phương. Cùng với đó là việc mở rộng tuyến đường tới các điểm du lịch chính, trùng tu, nâng cấp và bảo tồn các nhà cổ trong khu phố cổ tại Đồng Văn và quy hoạch lại đường xá quanh khu chợ Đồng Văn.

Trên cơ sở quy hoạch, tỉnh đã tăng cường công tác xúc tiến nhằm thu hút các dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng có quy mô thích hợp, có kiến trúc hài hoà với môi trường, cảnh quan thiên nhiên.

Đến nay, Hà Giang đã có 98 cơ sở lưu trú, trong đó có 2 cơ sở đạt chuẩn 2 sao, 8 cơ sở đạt chuẩn 1 sao, còn lại 88 cơ sở đạt tiêu chuẩn nhà nghỉ du lịch, một số khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao khác cũng đang được nhanh chóng xây dựng, sắp đưa vào sử dụng. Nếu như năm 2008, Hà Giang mới thu hút được khoảng 188.000 lượt khách du lịch trong và ngoài nước, thì năm 2010, ước tính có tới 350.000 lượt người, với tổng doanh thu từ dịch vụ du lịch đạt khoảng 250 tỷ đồng.

- Thưa ông, Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn trải dài trên một khu vực rộng lớn của 4 huyện với 230.000 dân, 17 dân tộc khác nhau-một vùng nghèo nhất Việt Nam . Làm thế nào để giúp người dân nơi đây thoát khỏi đói nghèo?

- Với tiêu chí Công viên Địa chất Toàn cầu, người dân vẫn được sinh sống và có cơ hội được lao động trên mảnh đất của mình. Do tập quán truyền thống sống dựa vào thiên nhiên (đốt rừng làm nương, đập đá làm nhà, làm đường, làm tường rào...) người dân tác động nhiều hơn vào môi trường sinh thái. Theo kế hoạch, Hà Giang  phải bảo tồn và khai thác có định hướng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đi đôi với việc bảo tồn di sản. Chính người dân tự tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo bền vững với việc chuyển đổi sản xuất. Trước đây, người nông dân  sản xuất ngô trên các nương đá, thì nay, họ sẽ sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, tham gia các dịch vụ du lịch. Tỉnh dự định xây dựng các  làng nghề, làng văn hóa, khu du lịch nhằm đảm bảo lợi ích người dân địa phương. Trước mắt,  đẩy mạnh các dự án hỗ trợ trồng rừng, khuyến nông, cấp nước sạch để nâng cao đời sống người dân...

Về sản phẩm du lịch, hiện cả 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc đang phối hợp xây dựng chương trình du lịch gắn với những địa danh như Đồng Văn, Lũng Cú, Mèo Vạc, chợ Khâu Vai... Trong đó khuyến khích tăng cường phát triển du lịch cộng đồng, tạo mối liên hệ thân thiện giữa khách du lịch với người dân địa phương. Khôi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, sản xuất mặt hàng lâm thổ sản của đồng bào các dân tộc và các sản phẩm đặc sắc của địa phương để làm hàng lưu niệm bán cho khách du lịch.

- Vấn đề nan giải của cao nguyên đá từ trước đến nay là thiếu nước. Phát triển du lịch càng cần nhiều nước hơn. Vậy Hà Giang đã làm gì để có đủ nước sinh hoạt cho người dân và nước cho phát triển du lịch?

- Trên cao nguyên đá, nước mặt hiếm nhưng nước hang động nhiều. Hiện nay, trên cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang đang xây dựng 69 hồ chứa nước với khối lượng từ 3.000m3 - 10.000 m3, trong đó, có 39 hồ đang được sử dụng, 40 hồ còn lại dự kiến hoàn thành trong năm nay.

Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Đức, Bỉ đã triển khai các dự án tìm kiếm nước cho đồng bào, xây dựng dự án bơm nước từ dưới sâu lên cao hàng trăm mét không tốn điện, cung cấp nước sạch cho người dân địa phương, đáp ứng nhu cầu cơ bản của khách du lịch.

Mới đây, các chuyên gia đã trình bày kế hoạch nghiên cứu địa chất karst và khảo sát hang động tìm kiếm khả năng sản xuất điện và cung cấp nước sạch tại 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc. Các chuyên gia đánh giá cao tiềm năng thủy điện của các hang nước: hang Ma Lé 1 và 2 (Đồng Văn), hang Tia Sáng (Đồng Văn), Hang Sảng Tủng (Đồng Văn). Kế hoạch khảo sát chia làm 8 giai đoạn. Dự kiến đến 2015 sẽ kết thúc.

Thưa ông, để bảo tồn Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn, các hoạt động khai thác khoáng sản có phải đóng cửa?

- Hà Giang chủ trương không cấp mới các giấy phép khai thác khoáng sản do ảnh hưởng tới môi trường cho đến khi hoàn thành quy hoạch tổng thể, có ý kiến của các cố vấn của UNESCO. Về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn, với các đơn vị đã được cấp phép trước đây, tỉnh sẽ tiến hành thanh, kiểm tra, xem xét việc thực hiện các cam kết bảo vệ môi trường.

Đồng thời, kiểm tra toàn bộ các dây chuyền chế biến và tác động của nó đối với môi trường. Nếu dây chuyền lạc hậu, ảnh hưởng lớn tới môi  trường thì sẽ tiến hành thu hồi giấy phép. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn có thể làm các dự án thủy điện khi có những đánh giá cụ thể về tác động môi trường để khai thác và bảo đảm nguồn nước ngọt, xây dựng các hồ chứa cung cấp nước sinh hoạt cho người dân địa phương. Hiện nay, tỉnh có 25 thủy điện được cấp phép trong đó 4 công trình đã đi vào hoạt động.

Theo lộ trình, sau 4 năm, GGN sẽ kiểm tra việc bảo tồn và phát triển của Công viên Địa chất Toàn cầu Đồng Văn. Nếu cao nguyên đá Đồng Văn tiếp tục đạt được các tiêu chí của GGN thì sẽ tiếp tục được công nhận. Nếu không bảo tồn tốt thì GGN sẽ không công nhận nữa. Cao nguyên đá Đồng Văn trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu không chỉ là vinh dự của Hà Giang, mà còn là của cả nước và toàn cầu, do đó, phải bảo tồn gìn giữ, đầu tư phát triển. Cả Hà Giang và cả nước phải lo cho cao nguyên đá tồn tạo.

- Xin cảm ơn ông.

Tiêu chí chủ yếu để cao nguyên đá Đồng Văn được công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu là những giá trị địa chất, địa mạo, văn hóa của các dân tộc trên cao nguyên đá. Địa chất cao nguyên Đồng Văn phần lớn là núi đá vôi có niên đại trên 600 triệu năm. Cao nguyên đá còn rất đa dạng về các loại thạch địa tầng, các loại hình khoáng sản và sự đa dạng cổ sinh học với hàng nghìn loại thuộc 120 giống của 17 nhóm sinh vật. Kết quả nghiên cứu, khảo sát của các nhà khoa học cũng phát hiện gần 40 điểm di sản thiên nhiên có giá trị tài nguyên mang ý nghĩa quốc gia, quốc tế. Trong đó, có 7 di sản về tiến hoá trái đất, 3 điểm quan sát toàn cảnh, 7 vườn đá, rừng đá, 6 điểm di sản về vách đá dốc đứng cao từ 200 - 600m, 7 di sản hang động, 5 di sản về các trũng kiến tạo karst và 3 điểm bảo tồn cổ sinh học.
Lam Hạnh (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.