Dạy Toán, Lý, Hóa bằng tiếng Anh ngổn ngang khó

Tiếng Anh trước nay vốn được học trong các trường phổ thông suốt từ tiểu học tới đại học (ĐH) vẫn là: “chữ thầy, trả thầy”. Một đề án về dạy và học tiếng Anh ở trường chuyên đang được một số trường chuyên thực hiện, tuy nhiên nghịch lý là vẫn mỗi nơi mày mò một kiểu…

Tiếng Anh trước nay vốn được học trong các trường phổ thông suốt từ tiểu học tới đại học (ĐH) vẫn là: “chữ thầy, trả thầy”. Một đề án về dạy và học tiếng Anh ở trường chuyên đang được một số trường chuyên thực hiện, tuy nhiên nghịch lý là vẫn mỗi nơi mày mò một kiểu…

Mò mẫm tìm lối đi

Tại các kì thi Olympic quốc tế Toán, Lý diễn ra tại Việt Nam những năm gần đây, đội tuyển Việt Nam dù là nước chủ nhà nhưng vẫn không đủ tự tin, thân thiện bởi các em dù rất giỏi về các môn chuyên nhưng lại rất khó để giao tiếp với bạn bè quốc tế bằng tiếng Anh.

Bộ GD&ĐT chủ trương năm học 2011-2012 sẽ triển khai dạy một số môn tự nhiên (Toán-Lý-Hóa-Sinh) học bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, nhiều giáo viên (GV) và học sinh (HS) ở các trường chuyên cùng kêu khó. Cô Quách Thị Thùy Trang- Giáo viên dạy hóa học trường THPT chuyên Đại học Sư phạm Hà Nội thì kêu khó khi tiến hành dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh vì trình độ ngoại ngữ của HS, đặc biệt là HS tại trường có sự chênh lệch nhau rất lớn. Cô Trang cho rằng, việc dạy các môn này phải song song bằng hai thứ tiếng chứ không thể dạy bằng tiếng Anh được: “HS nếu có nguyện vọng học các môn khoa học cơ bản bằng ngoại ngữ thì sẽ đăng ký học lớp song ngữ. Trong các lớp này ngoài giáo trình phổ thông, HS còn học giáo trình bằng ngoại ngữ đăng ký và như vậy số tiết học các môn cơ bản sẽ gấp đôi so với các HS khác”.

Trước những khó khăn đó, trường đã tổ chức phân loại trình độ tiếng Anh cho HS để có phương án bồi dưỡng và mất khoảng 1 năm để mang lại trình độ tiếng Anh tương đối đồng đều. Những buổi Cémina khiến học sinh được tiếp cận với thuật ngữ chuyên môn, cũng như văn phong tiếng Anh trong các môn KHTN. Tạo điều kiện cho các em học tập các môn này trong thời gian tiếp theo. Trường đã mở các lớp chuyên đề học các môn KHTN bằng tiếng Anh, HS đăng ký tự nguyện với mục đích nâng cao trình độ, không dùng để đánh giá năng lực, tránh gây áp lực cho học sinh.

Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP. Hồ Chí Minh) lại xây dựng những chương trình giúp HS nắm vững các thuật ngữ tiếng Anh các môn Toán, Lý Hóa trong chương trình lớp 10; trang bị các kỹ năng tham khảo tài liệu tiếng Anh. Thạc sĩ Trần Đức Huyên, Phó Hiệu trưởng của trường chia sẻ: Trường chọn những GV có khả năng ngoại ngữ tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu; khuyến khích GV tự bồi dưỡng kỹ năng ngoại ngữ; mời GV nước ngoài bồi dưỡng cho GV và thu âm giáo trình.

PGS, TS Phùng Quốc Bảo, trường THPT Chuyên KHTN đóng góp: Với phương tiện và trang thiết bị hiện nay chưa đầy đủ, cần dạy tiếng Anh song hành và chậm một nhịp so với với giảng dạy bằng tiếng Việt. Đồng thời chỉ đặt ra yêu cầu giảng dạy cho HS làm quen dần với đọc hiểu và nghe giảng bằng tiếng Anh, gợi nhớ từ khóa và tư duy logic về bài học. Từ đó, làm cho HS hứng thú và tự tin với môn học.

Học tiếng Anh, thi tiếng Việt?

Việc triển khai dạy học bằng tiếng Anh ngay thời điểm này theo nhiều “người trong cuộc” sẽ có nguy cơ làm HS khó tiếp thu kiến thức và khả năng sử dụng tiếng Việt sẽ càng bị hạ thấp. Chưa kể tới, trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển vào ĐH hằng năm lại phải có đề riêng bằng tiếng Anh cho những HS trường chuyên?.

Đồng thời, với chủ trương dạy - học các môn khoa học bằng tiếng Anh thì việc tuyển HS đầu vào phải ưu tiên đưa tiêu chí ngoại ngữ lên. Và điều đó có thể gây ra nguy cơ chỉ tuyển được HS có khiếu ngoại ngữ mà bỏ sót HS có khiếu nghiên cứu khoa học. Việc giảng dạy bằng ngoại ngữ chắc chắn làm HS căng thẳng hơn, vậy thì làm sao phù hợp với tiêu chí “giảm tải” cũng chính của ngành GD&ĐT?.

Không những thế, ở các trường chuyên hiện nay, đa số GV đều đã đứng tuổi, trình độ ngoại ngữ của các thầy cô nhìn chung hạn chế. Tuy nhiên với bề dày kinh nghiệm giảng dạy và trình độ chuyên môn, họ không chỉ chuyển tải tốt kiến thức mà còn truyền lòng say mê nghiên cứu khoa học cho HS. Giờ đây với quyết định phải dạy chuyên môn bằng ngoại ngữ thì số GV này sẽ không còn chỗ đứng ở trường chuyên nữa. Do vậy, dù vấn đề ngoại ngữ có thể được đảm bảo, nhưng chất lượng chuyên môn của trường chuyên sẽ đi đến đâu?.

PGS- TS Tạ Thị Thảo, khoa Hóa, trường ĐH Khoa học tự nhiên cho rằng với tình hình học tập như hiện nay, khi HS luôn phải đảm bảo việc thi đỗ đại học trong cách học cũng như cách thi đại học chưa được cải tiến thì việc dạy-học chuyên môn bằng 100% tiếng Anh là phi thực tế. Mặt khác, với nhiều phụ huynh, nếu con không đi học nước ngoài hoặc chỉ có nhu cầu vào ĐH hoặc cao hơn theo các chương trình tiên tiến thì việc học các môn tiếng Anh là không cần thiết.  Bà Thảo lí giải: “Chương trình môn Hóa học ở phổ thông còn nặng về tính toán trong khi nhiều kiến thức lý thuyết các quá trình hóa học chưa được đề cập đến nên việc đảm bảo vừa nâng cao chương trình vừa đáp ứng nhu cầu thi đại học với số đông HS là không khả thi. Hơn nữa, các vấn đề chuyên môn khó thì nếu sử dụng tiếng Anh để giảng dạy HS sẽ không thể hiểu được khi ngoại ngữ vẫn còn là rào cản. Khi đó giảng dạy bằng chính tiếng mẹ đẻ mới có hiệu quả”.

PGS-TS Lưu Thị Lan Hương, trường THPT chuyên cho rằng, để việc dạy môn sinh học bằng tiếng Anh ở cấp THPT không phải là dễ: “Cụ thể như đối với hai lớp chất lượng cao của trường tôi, mỗi lớp có khoảng 30 em, trong đó chỉ khoảng 5-6 em có trình độ tiếng Anh tốt, 10 em kha khá, một nửa lớp thuộc diện yếu, có vài em thậm chí rất chí rất yếu, chỉ đọc tiếng anh thông thường thôi phát âm cũng kém, không chính xác”.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ GD& ĐT Nguyễn Vinh Hiển kì vọng: Dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh sẽ thực hiện được một mục tiêu kép, đó là tăng cường năng lực sử dụng tiếng Anh của GV và HS, đồng thời phục vụ cho việc tiếp cận với chương trình và cách học tiên tiến, làm tiền đề để phát triển tiềm lực khoa học sau này của HS. Đặc biệt với HS chuyên thì đây là những mục tiêu rất quan trọng, và cũng là nhu cầu của phụ huynh cũng như chính bản thân các em.

Chính vì vậy, việc dạy các môn khoa học bằng tiếng Anh cần phải làm cho phù hợp (tùy đối tượng mà có mức độ sử dụng, khai thác khác nhau) và nhất thiết phải tính đến hiệu quả, không thể làm lấy được, làm cho có, làm để trình diễn…

Nguyệt Thương

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.