Câu chuyện về những người cha bỏ con

Khi bao nhiêu búa rìu dư luận giánh xuống đầu mẹ đẻ Hào Anh, thì người đàn ông ấy vẫn bình yên vô sự.

1. Xót thương, rồi tức giận – là cảm xúc của hầu hết những người biết về câu chuyện cậu bé Hào Anh bị hành hạ. Sự giận giữ, căm phẫn tất nhiên giành cho chủ trại tôm - người đã hành hạ Hào Anh, thêm một người nữa hứng chịu mũi dùi của dư luận là mẹ đẻ của cậu bé ấy. Trên báo, hình ảnh của người đàn bà ấy không dám ngẩng mặt lên. Không phải chỉ vì nỗi đau khi nhìn thấy những vết thương chằng chịt trên cơ thể con mình, mà còn vì nỗi đau của một người mẹ sinh ra con rồi để con rơi vào hoàn cảnh thương tâm đó. Người ta bảo: người đàn bà đó, vì hạnh phúc riêng mà bỏ rơi con mình. Người ta bảo: đó là một người không xứng đáng làm mẹ...

Đừng để trẻ phải sống với những nỗi đau mà người lớn vô tình hay hữu ý đem lại...
Đừng để trẻ phải sống với những nỗi đau mà người lớn vô tình hay hữu ý đem lại...

Tôi cũng thấy cái lỗi của người mẹ đó quá lớn. Mà nói theo sự tức giận thì chị ta có chết đi chết lại vài lần cũng không thể chuộc nổi lỗi lầm với đứa con đáng thương ấy.

Nhưng nhìn một cách công bằng thì cuộc sống đâu phải tất cả đều được vuông tròn. Những câu chuyện nửa đường đứt gánh, rồi tiếp thêm bước nữa như mẹ Hào Anh không phải là hiếm. Nếu như ở ranh giới đi hay đứng lại, người đàn bà ấy phải lựa chọn giữa con và hạnh phúc mới, thì cũng có rất nhiều người sẽ ủng hộ chị gửi lại con cho bà ngoại để làm lại cuộc đời. Đáng thương là cái vòng khốn khó nó luẩn quẩn để chị không thể phân thân mà lo cho cả hai nửa của mình. Và xót xa hơn là đứa con chị lại bị rơi vào nơi mà trong cả giấc mơ chị cũng không thấy khủng khiếp như vậy. Thế nên, mới có ngày chị bị cho là “đáng một vài lần chết”.

2. Cả một câu chuyện dài về Hào Anh, các tờ báo cập nhật thông tin liên tiếp về cậu bé. Câu chuyện “cậu bé bị hành hạ như thời trung cổ” được nhìn nhận dưới mọi góc nhìn. Người anh em song sinh của Hào Anh, và cả những người hàng xóm cũng là tâm điểm của sự chú ý. Nhưng không ai nhắc gì đến một người có trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cậu bé ngang bằng với người đàn bà tội lỗi (và cả tội nghiệp) vừa được nhắc đến ở trên – đó là bố đẻ của cậu. Khi bao nhiêu búa rìu dư luận giánh xuống đầu mẹ đẻ Hào Anh, thì người đàn ông ấy vẫn bình yên vô sự. Xoa dịu cho thắc mắc của mình, tôi tự nhủ, có lẽ ông ta đã chết rồi. Mà người chết thì cần được tha thứ!!!

Nhưng rồi, khi câu chuyện bắt đầu tạm lắng, ông ta xuất hiện. Báo chí không đón tiếp ông ta như đã từng đón tiếp người vợ cũ của ông. Họ giành cho ông sự thông cảm, xót xa khi chứng kiến tình phụ tử lạnh nhạt. Thì ra, ông đã bỏ đứa bé từ khi nó còn trong bụng mẹ. Hào Anh tội nghiệp đã khốn khổ từ khi chưa được chào đời! Là sự khốn khó của cuộc sống, là sự cạn nghĩa vợ chồng, là cái tự ái của thằng đàn ông với gia đình nhà vợ... những lý do đó không thể cứu vớt được cho hành vi của một người bố đã bỏ rơi con mình, không thể bào chữa cho việc chối bỏ tình phụ tử. “Nghe giới thiệu người đàn ông là cha ruột, Hào Anh cúi gằm mặt, hai tay đan vào nhau run run: "Con không có cha". Còn người bố quay đi ngăn dòng nước mắt, xin con tha lỗi.” Người đàn ông ấy khi quay gót với lòng tự ái cao ngất, chắc chưa từng nghĩ đến cảnh tượng này.

3. Đây cũng không phải là lần đầu tiên tôi có suy nghĩ về sự bất công của dư luận dành cho những người đàn bà tội nghiệp. Trong câu chuyện về những thiên thần lỡ dở hành trình được làm người, câu chuyện về những đứa trẻ bị bỏ rơi trong bệnh viện, những đứa bé mồ côi trong các trung tâm xã hội... sau sự xót thương, người ta đều không tiếc lời chê trách, nhiếc móc người mẹ đã chối bỏ con mình. Đến cả những người dám vượt qua dư luận, sinh con mà không cần có cha, cũng không thoát khỏi dự dè bỉu của những người xung quanh, cũng không thể ngẩng mặt lên với đời. Họ không độc diễn trong bi kịch của cuộc đời. Thậm chí, phần lớn họ là nạn nhân của sự lừa lọc, bội bạc, xảo trá. Nhưng khi họ phải lao đao – sau nỗi vất vả, đau đớn của thể xác là nỗi đau tinh thần dai dẳng - thì nhân vật chính  của vở bi kịch vẫn núp trong bóng tối và bình an vô sự. Bất công bằng hơn, nhiều người không cần núp trong bóng tối, mà còn được bao bọc bằng tiền của, địa vị - họ đâu biết để có được sự an toàn này cho họ, là do sự hy sinh thầm lặng của một người phụ nữ, và sự thiệt thòi không thể đắp đổi mà chính đứa con máu thịt của họ phải gánh chịu.

Tình phụ tử và tình mẫu tử cân bằng trong cán cân của sự linh thiêng, của tình yêu và trách nhiệm. Nhưng khi một đứa bé được sinh ra tròn trịa, được lớn lên hoàn hảo, người ta nói về “con nhà tông” về “trứng rồng lại nở ra rồng”, còn khi phúc đức không về, tất cả lại là “tại mẫu”.

Cuối tuần trước, dư luận lại xôn xao về một cậu bé ở Hà Nội bị mẹ đẻ “dạy dỗ bằng roi vọt”. Trong câu chuyện về ngôi nhà của cậu bé ấy, cũng không có bóng hình người bố...

Luật về Quyền trẻ em quy định, trẻ em được quyền hưởng sự dạy dỗ, chăm sóc của cha mẹ. Có thể khởi tố không những người không thực hiện quy định của Luật pháp, chối bỏ trách nhiệm với con mình?

Nhật Thanh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.