Nữ sinh cặm cụi xâu vòng kiếm 15 ngàn/ngày góp tiền nhập học

Nữ sinh Tôn Nữ Thiện My
Nữ sinh Tôn Nữ Thiện My
(PLVN) - Mặc dù điều kiện sống còn nhiều khó khăn, phải thường xuyên vật lộn với nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền nhưng ý chí và nghị lực trong học tập đã giúp hai em Tôn Nữ Thiện My và Hồ Như Thủy thi đỗ Đại học với điểm số đáng tuyên dương là 26,6 điểm và 21,4 điểm.  

Tôn Nữ Thiện My và Hồ Như Thủy là hai học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng (TP Huế, Thừa Thiên - Huế), trong kỳ thi THPT Quốc gia 2019 vừa qua hai em đã lần lượt đạt được điểm số là 26,6 điểm và 21,4 điểm.

Nếu so sánh với những thủ khoa của các trường đại học, những người có thành tích đứng đầu về điểm số trong kỳ thi vừa qua, đây chưa phải là số điểm quá thực sự ấn tượng; nhưng với hai nữ sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn này thì số điểm đó thực sự là kết quả của sự nỗ lực bội phần.

Sinh ra và lớn lên tại phường Trường An, My luôn được mọi người biết đến là một cô gái đầy nghị lực và ý chí, đặc biệt là trong học tập, dù hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Ghé thăm nhà My trước ngày tựu trường, người viết gặp chị Phạm Thị Xuê (53 tuổi, mẹ My), chứng kiến bệnh đau cột sống và teo cơ tay của chị, mới có thể phần nào hiểu hơn những gì mà những người xung quanh nhận xét trước đó về My.

Dù mang bệnh tật nhưng chị Xuê và người chồng là anh Tôn Thất Phương (57 tuổi, làm nghề cắt tóc) vẫn luôn cố gắng thắt bóp chi tiêu cho hai con ăn học. Thậm chí, anh chị còn hạn chế đến bệnh viện chữa trị chỉ vì… tiết kiệm tiền cho con học.

Không phụ lòng bố mẹ, trong suốt 12 năm học, My luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện. My luôn là học sinh chủ lực trong các đội tuyển học sinh giỏi môn Hóa học, trong năm 2018 – 2019 đạt giải khuyến khích trong kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2019 vừa qua, My thi đậu vào ngành Dược, Trường Đại học Y Dược Huế (khối A) với tổng số điểm ba môn 26,6 điểm (Toán: 9,6, Lý 8,25, Hóa 8,75).

“Nghe tin con đậu đại học, chúng tôi mừng lắm. Nhưng nghĩ đến khoản chi phí trong 5 năm tới, thật sự lòng chúng tôi rối như tơ vò. Ngày nhập học sắp đến, trong nhà không có tài sản gì để bán, tôi chẳng thể xoay đâu ra tiền cho cháu làm hồ sơ nhập học, nhưng bảo cháu bỏ học thì chúng tôi không đành lòng. Mà chúng tôi còn lo cho em gái My, năm nay cũng bước vào lớp 10 nữa…”, chị Xuê nghẹn giọng.

Biết bố mẹ vất vả nhưng mong ước đặt chân vào giảng đường Đại học vẫn luôn cháy trong em nên sau kỳ thi đến nay, ngoài phụ giúp việc nhà, My còn nhận gia công làm xâu chuỗi đeo tay ngày kiếm 10 – 15 ngàn đồng, dành dụm tiền để phụ với cha mẹ làm hồ sơ nhập học.

Tương tự Tôn Nữ Thiện My, em Hồ Như Thủy là học sinh lớp 12A4 Trường THPT Hai Bà Trưng, cũng là một trong những tấm gương vượt khó đáng khâm phục so với các bạn đồng trang lứa. 

Sống tại phường Tây Lộc, gia đình Thủy nhiều năm nay thuộc diện hộ nghèo. Thế nhưng trong suốt 12 năm học tập, thành tích của Thủy luôn đạt trên 8,4 điểm, năm 2018 – 2019 Thủy cũng xuất sắc đạt giải Ba trong kỳ thi tuyển học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán. 

Nữ sinh Hồ Như Thủy đang rất cần sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm để thực hiện ước mơ bước vào giảng đường Đại học.
Nữ sinh Hồ Như Thủy đang rất cần sự giúp đỡ của những nhà hảo tâm để thực hiện ước mơ bước vào giảng đường Đại học.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa qua, Thủy thi đỗ vào Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng (với tổng số điểm là 21,4: Toán: 8,4, Lý: 7,25 và Hóa: 5,75) ngành Kiểm toán. Ước mơ trở thành một kiểm toán viên, nhưng con đường để có thể bước chân vào giảng đường Đại học với Thủy vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Hơn 10 năm trước, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ba Thủy phải thường xuyên đi làm ăn xa. Sự việc đau lòng đó xảy ra vào năm 2007, ba Thủy là công nhân ở một nhà máy đường ở TP HCM sau một đêm tăng ca đã đột quỵ và vĩnh viễn đi xa. Nén lại đau thương, gánh nặng cơm áo gạo tiền lại đè lên đôi vai của mẹ Thủy là chị Hồ Thị Thu Hà (44 tuổi) với công việc giúp việc trong một ngôi chùa.

Tiến sỹ Trần Khánh Phong, Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác học bổng ở Trường THPT Hai Bà Trưng cho biết: "Thiện My và Như Thủy là những học sinh có tinh thần vượt khó và vươn lên trong học tập. Cùng đạt giải trong kỳ thi chọn Học sinh giỏi tỉnh năm học 2018-2019, hai em trở thành những tấm gương đáng để nhiều học sinh khác khâm phục, noi theo.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến hai trường hợp này để giới thiệu với các nhà tài trợ, các Mạnh Thường Quân, để cùng hai em nuôi ước mơ bước vào giảng đường Đại học".

Đọc thêm

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?

Sinh viên tốt nghiệp đào tạo nghề và cơ hội được chào đón ở Đức

Đại diện ĐSQ Đức và GIZ chụp ảnh cùng ban lãnh đạo trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế LILAMA2.
(PLVN) - Những sinh viên tốt nghiệp có trình độ cao đầu tiên được hỗ trợ bởi Cơ quan hợp tác phát triển của Đức (GIZ) đang trên hành trình đến Đức. Điều này đánh dấu sự khởi đầu một chương đầy hứa hẹn cho lao động lành nghề Việt Nam và hệ thống đào tạo Việt Nam trên trường toàn cầu.