NSƯT Vân Khánh nhận cát-xê 5.000 đồng khi hát ca Huế, bị ca sĩ nổi tiếng giành giờ diễn

NSƯT Vân Khánh kể lại kể niệm trong nghề.
NSƯT Vân Khánh kể lại kể niệm trong nghề.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Xuất hiện trong một chương trình, NSƯT Vân Khánh bật mí "quy luật ngầm" khắc nghiệt khi ca Huế trên sông Hương và việc từng bị đồng nghiệp bắt nạt, giành giờ diễn.

Sự cố khi lần đầu hát ca Huế

Khán giả cả nước đã quen với hình ảnh một Vân Khánh hiền dịu, thướt tha bên tà áo dài. Thế nhưng khi rời khỏi ánh đèn sân khấu, hòa vào cuộc sống thường ngày thì nữ nghệ sĩ cũng như bao người khác, là một người vợ và một người mẹ.

NSƯT Vân Khánh chia sẻ, ngay từ thuở đi học cô đã thường xuyên tham gia các hoạt động văn nghệ ở trường lớp và lần nào cũng có giải thưởng đem về. Quãng thời gian ấy với cô chỉ đơn giản là thích hát và khi hát được mọi người xung quanh khen hay chứ vẫn chưa thực sự nghĩ rằng sẽ theo đuổi con đường nghệ thuật. Mãi đến sau này cô trở lại Huế để học âm nhạc vào năm 1994, thì mới chính thức bắt đầu đi hát chạy show kiếm tiền.

Nhiều khán giả thắc mắc ở một tỉnh lẻ như Huế thì ca hát làm sao phát triển và sôi nổi bằng các trung tâm lớn như Hà Nội hay TP HCM. Thế nhưng, tại Huế vẫn có một mảng thị trường ca nhạc rất đặc biệt, đó là hát ca Huế trên sông Hương. Chính vì thế nó đã hình thành nên một thị trường và có đầy đủ các yếu tố tốt xấu khác nhau. Với NSƯT Vân Khánh, lần hát ca Huế đầu tiên đã để lại cho cô nhiều kỷ niệm khó quên.

Sau khi hát bài tủ Mười thương, bầu show muốn Vân Khánh hát thêm bài khác, cô chọn ngâm thơ Đây thôn Vĩ Dạ, nhưng vì run và hồi hộp, nữ nghệ sĩ lại quên lời và ca thành một bài khác. Đêm ấy về nhà, Vân Khánh đã khóc rất nhiều. Tuy vậy, cô vẫn nhận được cát-xê lần đầu ca Huế là 5 ngàn đồng, coi như tiền son phấn.

Sau sự cố xấu hổ ấy, NSƯT Vân Khánh được bố là nhạc công “huấn luyện” một khóa ca Huế, cùng với chất giọng dân ca trời cho đã giúp cô trở thành “vedette” ở các sự kiện và “chạy show mệt nghỉ”. Với nơi khác chạy show tính theo tụ điểm thì tại Huế lại đi bằng thuyền, vậy nên một đêm cao điểm Vân Khánh hát được 4 thuyền.

Từ một người hát quên lời, NSƯT Vân Khánh thành “vedette” tại Huế.

Từ một người hát quên lời, NSƯT Vân Khánh thành “vedette” tại Huế.

Nữ nghệ sĩ cho biết, thời điểm ấy ca Huế đang thịnh hành và khách du lịch đổ về theo dõi rất đông. Tuy nhiên, Vân Khánh lại nhận ra điều bất ổn về mức cát-xê của nghề hát này khi ấy là “ca băng”. Tức là dù có hát hay, hát giỏi hay hát nhiều ra sao thì tất cả các suất biểu diễn nghệ sĩ đều nhận về một mức cát-xê giống nhau là 25 ngàn đồng. Khi có tiền thưởng thì cũng chia đều như nhau. Nữ nghệ sĩ cho rằng điều này phản ánh một thực tế bất công làm cho những người có tài năng thật sự cảm thấy nản lòng.

Bị “ma cũ” bắt nạt khi vào Nam lập nghiệp

Rời hình ảnh một cô gái Huế, NSƯT Vân Khánh khoác lên mình chiếc áo mới khi Nam tiến lập nghiệp. Trước giờ chỉ biết giữ ý giữ tứ, nhạt nhòa, không dám bộc lộ cá tính, khi vào TP HCM, Vân Khánh được “nhào nặn”, biết cách thể hiện mình, mạnh dạn bày tỏ cá tính hơn. Như nữ nghệ sĩ nói: “Vẫn là chất giọng ngọt ngào ấy, vẫn con người ấy nhưng trưởng thành hơn trong giọng hát, phong cách biểu diễn và hình thức bên ngoài”.

NSƯT Vân Khánh tâm sự câu chuyện “ma cũ bắt nạt ma mới” khi cô Nam tiến. Thời điểm ấy là sau năm 1998, nữ nghệ sĩ đã theo học được một năm tại nhạc viện và bắt đầu nhận show đi hát trở lại. Chiêu bài phổ biến nhất khi ấy là “giành giờ diễn”. Vân Khánh kể trong một lần đi diễn khi đã đến lượt cô hát thì bỗng có một nữ ca sĩ nổi tiếng chạy đến và giành giờ diễn, đẩy Vân Khánh xuống lượt sau.

Người MC dẫn chương trình cũng biết ý đến hỏi Vân Khánh nhường cho cô ca sĩ kia nhưng nữ nghệ sĩ đáp rằng: “Mặc dù em không vội lắm nhưng nếu chị ấy nói với em một tiếng, em sẵn sàng nhường”. Dù được Vân Khánh gợi ý, tỏ rõ sự thiện chí nhưng cô ca sĩ kia vẫn một mực không mở lời. NSƯT Vân Khánh lập tức đi gặp bầu show, xin ký lương và xin phép ra về để sang tụ điểm khác biểu diễn.

NSƯT Vân Khánh sinh năm 1978, là người gốc Quảng Trị nhưng sinh ra tại Huế. Vân Khánh có sở trường ở những ca khúc mang âm hưởng dân ca Huế. Năm 2012, Vân Khánh vinh dự được nhận danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. Sở hữu tiếng hát vô cùng ngọt ngào cùng hình ảnh dịu dàng của người con gái xứ Huế nhưng ngoài đời, Vân Khánh là người có cá tính mạnh mẽ và cách sống rất “đàn ông”.

Tin cùng chuyên mục

Những cuốn sách về lịch sử, sách pháp luật, truyện ngắn... đã được trao tặng các em học sinh trường Tiểu học và Trung học cơ sở A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Mang sách đến với học sinh vùng biên giới A Lưới

(PLVN) -Chiều ngày 19/4, Đồn Biên phòng Hương Nguyên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với UBND xã A Roàng và Trường Tiểu học, Trung học cơ sở A Roàng, huyện A Lưới tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024.

Đọc thêm

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM

Lương Thùy Linh trở thành Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM
(PLVN) - Sáng 19/4, Lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần 3 - năm 2024 do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức đã chính thức diễn ra. Hoa hậu Lương Thùy Linh xuất hiện tại sự kiện với vai trò Đại sứ Văn hóa đọc TP HCM nhiệm kỳ 2024-2025.

Ra mắt 2 ấn phẩm Tủ sách Huế và khai hội Ngày sách và Văn hoá đọc

Các đại biểu tham quan không gian trưng bày Tủ sách Huế tại ngày hội.
(PLVN) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế, Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đại học Huế, Viện Nghiên cứu và phát triển tỉnh tổ chức lễ Khai mạc Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam; Giới thiệu 02 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và Phát động Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024. 

Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng

Toàn cảnh đêm khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Tối 18/4, tại quảng trường Bình Minh (thị xã Cửa Lò), UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 và công bố di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Lễ hội Đền Yên Lương.

Ngày thứ 4 giải Vô địch cầu mây Quốc Gia đúng ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Pha không chiến trong trận đồng đội 3 nam giữa Hà Nội và Vĩnh Long
(PLVN) - Giải cầu mây vô địch Quốc Gia năm 2024 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang trong ngày thứ 4 đã chứng kiến sự đa dạng trong tư duy chiến thuật của các đội tuyển ở nội dung đồng đội 3 người của cả nam và nữ, cùng với đó là kết thúc nội dung đổi tuyển 3 nữ với vị trí số 1 thuộc về tuyển nữ cầu mây Sóc Trăng.

Sóc Trăng bảo vệ thành công ngôi Vương ở nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ

Sóc Trăng trở thành vô địch nội dung đội tuyển 3 nữ
(PLVN) - Chiều 18/04 tại nhà thi đấu thể thao tỉnh Bắc Giang đã chứng kiến màn đăng quang ngôi vô địch nội dung cầu mây đội tuyển 3 nữ, các cô gái Sóc Trăng một lần nữa bước lên bục cao nhất sau khi chiến thắng đội tuyển cầu mây nữ đến từ thủ đô, qua đó bảo vệ thành công chức vô địch đã có được vào mùa giải năm trước diễn ra tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Giỗ tổ Hùng Vương ở đền thờ đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long

Văn nghệ chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương (huyện Tân Hiệp, Kiên Giang).
(PLVN) - Ngày 18/4 (nhằm ngày mùng 10/3 âm lịch), tại Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương Tân Hiệp (ấp Đông Bình, thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) diễn ra Lễ dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương nhằm bày tỏ lòng thành kính, tri ân công ơn các Vua Hùng đã có công dựng nước và phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.​

“Không ai nỡ bỏ chợ Rằm tháng Ba...”

Lễ dâng hương tại Thác Bụt. Ảnh: Thanh Hà
(PLVN) - Đến hẹn lại lên, cứ dịp rằm tháng Ba âm lịch hàng năm, khách thập phương và các tộc người ở huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng Bình) từ khắp mọi miền Tổ quốc háo hức tìm về trung tâm huyện lỵ - thị trấn Quy Đạt, để hòa mình vào không khí tưng bừng, vui tươi của lễ hội và những ngày chợ Rằm độc đáo...

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội

“Thần tượng Bolero” Tô Ngọc Hà chìm đắm sắc màu Hà Nội (ảnh V.H)
(PLVN) -  Từng tốt nghiệp Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, là học trò của nữ ca sĩ Anh Thơ, Tô Ngọc Hà lại chọn theo dòng nhạc Bolero, trữ tình, lãng mạn…Với chất giọng trầm ấm, ngọt ngào nữ ca sĩ thể hiện tình yêu Hà Nội qua những sắc màu thời gian.

Lễ hội tái hiện tích “Tản Viên đón vợ” thời Vua Hùng

Đặc sắc nghi lễ rước Chúa gái. (ảnh: Long Sơn)
(PLVN) - Lễ hội rước Chúa gái là sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của cư dân nông nghiệp gắn liền với hai nhân vật lịch sử huyền thoại thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Tản Viên Sơn Thánh và Ngọc Hoa Công chúa (con gái Vua Hùng thứ 18), tái hiện lại đoàn rước dâu năm xưa của Tản Viên Sơn Thánh.

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Cà Mau trọng thể tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương
(PLVN) - Hòa cùng không khí của cả nước tưởng nhớ Vua Hùng, sáng 18/4 (tức mùng 10/3 âm lịch), tỉnh Cà Mau long trọng tổ chức Lễ giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Vua Hùng (tọa lạc tại ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình) người đã có công khởi dựng cơ đồ cho dân tộc Việt Nam.