Nhức nhối chuyện nữ sinh đánh nhau, mang thai, Bộ GD&ĐT giải quyết thế nào?

Nhức nhối chuyện nữ sinh đánh nhau, mang thai, Bộ GD&ĐT giải quyết thế nào?
(PLVN) - Tình trạng thường xuyên xảy ra việc học sinh đánh nhau trong trường học, quan hệ tình dục dẫn đến nhiều trường hợp mang thai phải nghỉ học... được ĐBQH phản ánh, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) có giải pháp cho việc này.

Trước ý kiến của ĐBQH, Bộ GD&ĐT thừa nhận, dù công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên luôn được quan tâm và đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên, các vụ việc học sinh đánh nhau, các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em vẫn diễn ra.

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các văn bản pháp luật, văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ GDĐT về giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống bạo lực học đường và tăng cường công tác quản lý, nâng cao đạo đức nhà giáo. Nâng cao vai trò và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm trong việc thường xuyên quan tâm, nắm bắt tình hình tư tưởng, đạo đức học sinh, có giải pháp hỗ trợ và tháo gỡ những bức xúc trong học sinh kịp thời.

Đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý học đường và các hoạt động văn hóa trong trường học; đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh; tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan giáo dục đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, đặc biệt là việc giáo dục học sinh, sinh viên khai thác, sử dụng internet, mạng xã hội một cách hiệu quả.

Bộ GD&ĐT đồng thời chỉ đạo rà soát, tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên vào trong các môn học chính khóa: Các chuyên đề lễ giáo cho trẻ em mầm non, môn Đạo đức cho học sinh tiếu học, môn Giáo dục công dân cho học sinh trung học và các môn học, hoạt động giáo dục khác; đưa kiến thức môn Giáo dục công dân thành môn thi chính thức trong Kỳ thi THPT Quốc gia và đã có tác động tích cực đến việc giáo dục đạo đức, lôi sống cho học sinh trong nhà trường; nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo dục và trải nghiệm cho học sinh.

"Chỉ đạo tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống văn hóa cho học sinh; tăng cường an ninh, an toàn trường học, xây dựng văn hóa học đường và thực hiện nghiêm nền nếp, dân chủ, kỷ cương... trong trường học", Bộ GD&ĐT cho biết thêm.

Bộ GD&ĐT cũng đã ban hành quy định, văn bản chỉ đạo để quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa; hướng dẫn việc tổ chức giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Nội dung giáo dục kỹ năng sống và hoạt động trải nghiệm được đưa vào trong chương trình phổ thông mới thành môn học/hoạt động bắt buộc chính khóa trong các nhà trường phổ thông.

Bộ chỉ đạo các nhà trường tăng cường tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ, thế dục thế thao; các câu lạc bộ sở thích về văn hóa, thế dục, thế thao, khoa học công nghệ, STEM... để lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên.

Chỉ đạo các sở giáo dục và đào tạo tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực sư phạm, năng lực giáo dục kỹ năng sống cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo.

Chỉ đạo các địa phương tăng cường thanh tra, kiếm tra và tố chức triến khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho hoạt động ngoài giờ chính khóa theo chuyên đề, nhóm vấn đề và các hoạt động trải nghiệm...

Tin cùng chuyên mục

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Đọc thêm

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.

Cần chuẩn bị gì cho thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Học sinh cần xác định lộ trình học tập phù hợp với năng lực và kì thi mình tham gia. (Ảnh minh họa - Nguồn: ĐN)
(PLVN) - Kì thi tuyển sinh đại học những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cùng với các kì thi riêng của các trường đại học lớn… Đồng thời, kì thi tốt nghiệp THPT cũng đổi mới phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vậy học sinh và phụ huynh cần chuẩn bị gì cho những kì thi từ năm 2025 theo chương trình mới?