Xốc lại việc trùng tu di sản: Liệu Chứng chỉ hành nghề đã đủ?

Di tích cổ cần được giữ gìn, tu bổ đúng cách.
Di tích cổ cần được giữ gìn, tu bổ đúng cách.
(PLO) - Những di tích cổ quý giá đang bị “biến dạng” và mất đi từng ngày trước sự xót xa của hàng triệu người dân Việt. Không ít di tích cổ bị trùng tu tôn tạo dưới bàn tay của những cá nhân, công ty ít am hiểu về di sản. Trước việc “bức tử” di tích này, vừa qua, Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vừa được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, vẫn còn đó những băn khoăn…

Đau đớn trước các “thảm họa” trùng tu

Dư luận bàng hoàng, xót xa, phẫn nộ trước hàng loạt di tích hàng trăm năm bị “xẻ thịt”. Chùa Trăm Gian (Chương Mỹ, Hà Nội) ngót ngàn năm tuổi bị tàn phá khi nhà chùa tự ý dỡ nhà tổ và gác khánh để xây mới khi chưa được phép của các cơ quan chức năng. Đình cổ Quang Húc (xã Đông Quang, Ba Vì, Hà Nội), đơn vị thi công tu bổ di tích đã khiến các mảng chạm cổ kính bỗng biến mất, thay vào đó là những mảng chạm lạ lẫm. Chùa Sổ (Thanh Oai, Hà Nội) những mái ngói cổ bị đơn vị thi công vứt bỏ ngổn ngang khiến chúng vỡ nát, tự bổ sung các hạng mục mới. Đình Yên Phụ (Hà Nội) hạ giải toàn bộ cột gỗ thay bằng cột bê tông. Thành nhà Mạc (Tuyên Quang) sau khi trùng tu giống hệt “cái lò gạch” tức mắt. Chùa Nga Mi (Hoàng Mai, Hà Nội) đã bị xoá bỏ toàn bộ cái cũ, xây mới nhiều thành phần chịu ảnh hưởng từ tạo hình nước láng giềng. Đình Tiên Canh (Vĩnh Phúc, Hà Nội) đã trở nên tan hoang sau khi trùng tu… 

Bảo tồn di sản, trùng tu, tôn tạo di tích đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao, người làm nghề phải lĩnh hội và vận dụng nhuần nhuyễn tri thức từ ba lĩnh vực khoa học và thực tiễn: Lịch sử - khảo cổ học, văn hóa - mỹ thuật, kiến trúc - kỹ thuật xây dựng. Nhưng trên thực tế, có không ít di tích cổ bị “phá” dưới bàn tay của những cá nhân, công ty ít am hiểu về di sản. GS Trần Lâm Biền - nhà nghiên cứu văn hoá truyền thống thẳng thắn, những người thi công coi tu bổ di tích như sửa nhà cửa chứ không phải tu bổ di sản văn hóa. Họ chỉ lo phần vỏ vật chất bên ngoài, không chú tâm vào tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, lịch sử của công trình. Điều này dẫn tới “thảm họa” trùng tu. 

Trước việc “bức tử” di tích này vừa qua, Nghị định 61/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh vừa được Chính phủ ban hành. Trong đó, về điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích, Nghị định nêu rõ, tổ chức phải đáp ứng điều kiện: được thành lập theo quy định của pháp luật; có đủ điều kiện hành nghề thiết kế quy hoạch xây dựng theo quy định pháp luật về xây dựng; có ít nhất 2 người được cấp Chứng chỉ hành nghề lập quy hoạch tu bổ di tích… 

Chứng chỉ hành nghề là cần chứ chưa đủ ?

Sự ra đời của Nghị định mang đến nhiều hy vọng rằng từ nay các tinh hoa văn hóa cổ không còn bị bị “xẻ thịt”, bị “xử tử” bởi bàn tay của những kẻ “khoác áo” tôn tạo, trùng tu di tích nữa. Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn sự băn khoăn. Đó là Chứng chỉ trùng tu di tích. Bởi hiện nay, để có Chứng chỉ này người làm nghề chỉ học những lớp học ngắn hạn. Vậy lấy gì để đảm bảo chất lượng của nguồn nhân lực, để sẽ không có những di tích tiếp tục được “làm mới” ?

Thực tế ở nước ta hiện nay, chưa có trường đại học nào đào tạo nguồn nhân lực trùng tu di tích, chỉ một số trường đại học đào tạo kiến trúc sư, kỹ sư, có môn học và chuyên đề này. Còn đào tạo trùng tu di tích là đào tạo bổ sung, tức là, những người sau khi đã tốt nghiệp ở các trường đại học về kiến trúc, xây dựng, đã có kiến thức cơ bản về kiến trúc và xây dựng được đào tạo bổ sung thêm kiến thức về tu bổ. 

Cách đây bốn năm, Bộ VHTT&DL ban hành Thông tư 18 quy định các tổ chức và cá nhân tham gia công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có chứng nhận, chứng chỉ hành nghề. Chứng chỉ hành nghề được Cục Di sản văn hóa - Bộ VHTT&DL cấp dựa theo nhiều điều kiện, trong đó yêu cầu phải có kinh nghiệm thực tiễn (đã tham gia thực hiện ít nhất ba công trình), bên cạnh đó phải có giấy chứng nhận đã tham gia lớp học bồi dưỡng về tu bổ di tích. 

Từ năm 2010 đến nay, Viện Bảo tồn di tích - Bộ VH-TT&DL đã chủ động tổ chức được 16 khóa học đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ tu bổ di tích cho hơn 800 học viên. Mỗi khóa bồi dưỡng là rất cần thiết, tuy nhiên, một khóa đào tạo ngắn ngày (khoảng 4 tuần), thực tế chỉ có thể đủ bù lấp những kiến thức thiếu hụt cơ bản nhất mà chưa thể cung cấp hết những kiến thức và kỹ năng cần thiết về tu bổ di tích. 

Ông Lê Thành Vinh - Viện trưởng Viện Bảo tồn di tích cho biết: “Những người làm công tác trùng tu di tích cần phải được đào tạo một cách bài bản, thay cho những khóa học ngắn hạn như hiện nay chỉ mang tính chất bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người đang hoạt động trong lĩnh vực này. Trùng tu di tích là một chuyên ngành khoa học liên quan đến nhiều lĩnh vực như lịch sử, văn hóa, kiến trúc, nghệ thuật... không thể học trong thời gian ngắn mà làm tốt ngay được”. 

Theo ông Vinh, việc yêu cầu phải có chứng chỉ và chứng nhận hành nghề sẽ loại trừ được những người chưa có kiến thức, năng lực tham gia vào công tác tu bổ di tích. Tuy nhiên, chứng chỉ hành nghề là cần chứ chưa đủ cho việc trùng tu di tích. Chứng chỉ hành nghề đơn giản chỉ có ý nghĩa xác nhận những người được phép tham gia hoạt động trùng tu chứ chưa thể đảm bảo việc người được cấp chứng chỉ có đủ trình độ để không làm biến dạng, mất mát giá trị của di tích.

Một trong những điểm khác của Nghị định 61 so với Thông tư 18 năm 2012 là trước đây khi việc cấp chứng nhận, chứng chỉ hành nghề trên toàn quốc do Bộ VH-TT&DL tiến hành theo đề nghị của các bộ, ngành để rút kinh nghiệm cho những vấn đề còn vướng mắc. Khi chuyển Thông tư 18 lên thành Nghị định 61, toàn bộ việc cấp chứng chỉ, giấy chứng nhận hành nghề được chuyển giao về cho các địa phương, cụ thể là các Sở Văn hóa chịu trách nhiệm.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.