Về Nam Sách thăm chùa Trăm Gian – Ngôi cổ tự nghìn năm mang nhiều giá trị lịch sử, văn hoá

Chùa Trăm Gian ở xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
Chùa Trăm Gian ở xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
(PLVN) - Chùa Trăm Gian có tên chữ là Vĩnh Khánh tự, toạ lạc tại thôn An Ninh, xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Chùa được hình thành từ cách đây khoảng 1.000 năm, từng là một ngôi chùa lớn, trung tâm Phật giáo của cả nước và là trường dạy kinh Phật cho hàng nghìn phật tử. Đến nay, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, ngôi chùa vẫn giữ được lối kiến trúc độc đáo với nhiều cổ vật giá trị.

Theo tài liệu lịch sử, chùa Trăm Gian được xây dựng từ đầu thế kỷ XVII đến năm Chính Hoà (1691) đời vua Lê Hy Tông sửa thượng điện, năm Vĩnh Thịnh thứ 1 (1075) đời vua Lê Dụ Tông vua tiếp tục sửa thượng điện, các năm 11740, 1809 tu sửa và tôn tạo thêm khá nhiều công trình trong chùa. Thế kỷ XIX, XX chùa Trăm Gian được trùng tu lớn hơn.

Ấn tượng đầu tiên khi tới chùa Trăm Gian chính là khuôn viên rộng hàng vạn mét vuông cùng không gian yên tĩnh, thanh tịnh. Trước đây, chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ. Sau chùa được xây dựng lớn hơn với kiểu kiến trúc chữ Đinh, gồm nhiều công trình kiến trúc độc đáo, quy mô lớn, đặc biệt là gác chuông. Gác chuông có diện tích 128m2, treo quả chuông lớn được đúc vào năm Thành Thái thứ II (1890), đây cũng là quả chuông hiếm có của tỉnh Hải Dương.

Gác chuông gồm 5 gian, trong đó ba gian giữa có kiến trúc chồng diêm, dựng bằng gỗ lim, mái lợp bằng ngói mũi cổ, tường xây bằng gạch Bát Tràng. Hai đầu hồi kiến trúc theo kiểu bít đốc tạo dáng quai chảo, trên bờ nóc có phù điêu rồng ngoảnh mặt nhìn mặt nguyệt của mái trên, được đắp bằng vôi, giấy, gắn sành sứ bộ mái của phần chồng diêm là hai vì kèo, cột đặt trên xà thượng của công trình phía dưới. Phía trên mái chồng diêm có 4 đầu đao với phù điều rồng chầu, phượng mớm, các con chổi, con số lạc long được đắng bằng vôi và giấy bản.

Chùa Trăm Gian ở xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
 Chùa Trăm Gian ở xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

Hệ thống bờ nóc, bờ chầy mềm mại, cải hoa chanh. Tiền đường gồm 7 gian, kết cấu các vì kéo theo kiểu chồng rường, đấu sen. Các chi tiết như cột cái, cột quân, bẩy hiên, xà nách, các con thuận, câu đầu, trụ, con vành, đấu gòi được chế tạo rất công phu. Các xà thượng, xà hạ, hoành, rui đều được soi chỉ. Kết cấu hệ thống giằng ngang và giằng dọc hợp lý, chặt chẽ. Trong tiền đường có một số bức chạm hoa lá “long quần”, chạm khắc rất tinh vi.

Phần ngoã cũng được tạo dựng khá chắc chắn, tường, móng xây dựng bằng gạch Bát Tràng để lộ bắt mạch, mái lợp ngói mũi cổ, kỹ thuận lợp phẳng. Công trình thượng điện có kích thước lớn 1m x 7m, bên trái là 7 gian thời Mẫu, bên phải là hai nhà khách nối liền nhau như một hành lang.

Phía sau chùa là một vườn tháp gồm 10 ngôi, trong đó có 9 ngôi được xây dựng vào thời Nguyễn, một ngôi được xây dựng năm 2003.

Đầu thế kỷ XX, chùa Trăm Gian còn đủ 100 gian nhưng trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, hiện nay chùa chỉ còn 85 gian. Tuy vậy, trong chùa vẫn còn lưu giữ được hệ thống cổ vật phong phú gồm 57 pho tượng Phật có niên đại thời Lê và thời Nguyễn, trong đó có tượng Trúc Lâm tam tổ, 12 bức đại tự, 12 đôi câu đối các loại, 738 bản khắc kinh Phật trên gỗ, 7 bia đá có niên đại thời Lê và thời Nguyễn, nhiều cổ vật có chất liệu gỗ, gốm, đồng và khá nhiều đồ tế tự mới.

Tương truyền, thời nhà Trần, tướng Nguyễn Huy Tĩnh đã đóng quân tại chùa để chặn quân Nguyên từ hướng sông Bạch Đằng đánh vào Thăng Long. Đến triều nhà Lê, ngôi chùa được xây dựng với quy mô lớn. Thời điểm đó, có người trong làng họ Nguyễn, Phật hiệu là Diệu Quang tu học theo dòng Trúc Lâm trụ trì tại chùa hàng năm cứ đến tiết lập hạ là ông lại mở lớp giảng kinh Phật nên tăng ni theo học rất đông. Đến thời kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ngôi chùa còn là cơ sở cách mạng, sau này một phần chùa trở thành trụ sở của UBND xã An Bình. Khi UBND xã xây trụ sở mới, ngôi chùa lại trở thành điểm sinh hoạt văn hoá của nhân dân trong vùng.

Ngôi chùa đã thu hút được rất nhiều du khách về đây chiêm ngưỡng, tham quan.
 Ngôi chùa đã thu hút được rất nhiều du khách về đây chiêm ngưỡng, tham quan.

Người dân nơi đây cho biết, chùa Trăm Gian đã gắn bó với họ từ bao đời nay, chứng kiến biết bao thăng trầm lịch sử nhưng với mỗi người dân, ngôi chùa đều thân thuộc như cây đa, bến nước, trở thành điểm tự tâm linh không thể thiếu trong tâm khảm của mỗi người.

Năm 1990, chùa Trăm Gian được công nhận là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Năm 2019, chùa lại được UBND tỉnh Hải Dương công nhận là điểm du lịch. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, chùa Trăm Gian đã gắn bó thân thiết với người dân An Bình, là nơi sinh hoạt tâm linh không thể thiếu, nơi gửi gắm bao ước nguyện của biết bao người dân.

Hằng năm, cứ vào các ngày từ 11-13/9 Âm lịch, tại chùa lại tổ chức lễ hội, thu hút không chỉ người dân ở địa phương sinh sống trong làng, làm ăn xa quê mà còn nhiều phật tử, khách thập phương về chiêm bái.

Dịp Tết đến Xuân về, ngôi chùa với dáng vẻ thanh tịnh cùng những mái ngói rêu phong, hành lang vắng lặng, vườn tháp cổ kính lại đón hàng trăm lượt du khách về tham quan, chiêm ngưỡng và tìm hiểu lịch sử. Đây dường như đã trở thành một điểm du lịch tâm linh hấp dẫn không thể bỏ qua cho du khách mỗi khi họ tới thăm Hải Dương.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.