Về miền Tây dỡ chà, tát đìa… ăn Tết

Ghe xuồng mua bán tấp nập cả một khúc sông
Ghe xuồng mua bán tấp nập cả một khúc sông
(PLVN) - Là một vùng đất trẻ, mới khai phá hơn 300 năm nhưng nhờ những nét riêng về thiên nhiên hoang dã, ruộng đồng mênh mông, kênh rạch chằng chịt, ĐBSCL đã tạo nên những nét văn hóa riêng đậm chất sông nước, hào sảng, thấm đậm nghĩa tình. Ai có dịp đón Tết ở ĐBSCL chắc chắn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi những phong tục, tập quán riêng biệt, đầy ấn tượng.…

Dấu ấn của thời kỳ khẩn hoang mở cõi đã “ăn sâu” và hình thành nên lối sống chân chất, bình dị, hào phóng của người dân miền Tây. Đồng thời, hình thành nên những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Phong vị Tết ở ĐBSCL cũng là một nét chấm phá độc đáo trong dòng chảy văn hóa miền Tây sông nước.

Dỡ chà, tát đìa… bắt cá ăn Tết

Tầm hai mươi tháng Chạp, nhiều nông dân ở ĐBSCL đã rục rịch tát đìa, dỡ chà bắt cá, tôm làm món ăn ngày Tết. Đây được xem là nét đặc trưng riêng chỉ ĐBSCL mới có. Những người sống ở thành thị lâu năm được thấy cảnh này đều cảm thấy thú vị. 

Trước đây, hầu như nhà nào ở miền Tây cũng có ít nhất một cái đìa (ao - PV) hay cái mương trũng để mùa nước lớn cá các nơi đổ về. Cận Tết, hàng xóm láng giềng xúm lại phụ nhau tát cho cạn mấy cái đìa trong xóm để cả làng ăn Tết.

Dẫu biết nhà nào cũng có đìa, có cá những hễ tát đìa xong người ta thường đem cá cho nhau  làm chan chứa tình nghĩa người dân miền quê. Cá thu được, loại nào lớn thì đem bán kiếm tiền sắm sửa Tết, loại nhỏ thì giữ lại một mớ rọng ăn Tết, một mớ làm khô.

Dần dần nguồn cá tự nhiên không còn nhiều và các ao, đìa cũng ít lại nên người dân miền Tây chuyển qua cách bắt cá truyền thống khác là dỡ chà. Ở những vùng quê miền Tây, hầu như nhà nào cặp mé sông cũng đều chất chà cặp bến để “dụ” cá.

Chừng 2 - 3 tháng, khi thấy có nhiều cá trú ẩn trong chà rồi thì người dân dùng lưới bao xung quanh để dỡ chà bắt cá. Cá đồng là món sản vật đặc trưng không thể thiếu ngày Tết cổ truyền người dân miền Tây. 

Dỡ chà ăn Tết là nét riêng độc đáo của người dân ĐBSCL.
 Dỡ chà ăn Tết là nét riêng độc đáo của người dân ĐBSCL.

Trên mâm cỗ Tết của người Tây Nam bộ, dù nghèo hay giàu cũng không thể thiếu hai món đặc trưng là thịt kho tàu và bánh Tét. 

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiệp (Hội VHNT tỉnh An Giang): “Bánh Tét là một loại “bánh thiêng” mà đối với bất cứ người Nam Bộ nào cũng đều rất quý trọng, đến mức không dám tự tiện làm để ăn cho đỡ thèm mà phải chờ đến đúng ngày giỗ tết, cúng quảy mới làm để dâng lên. Trước hết, cúng ông bà, tổ tiên; sau, cúng xong con cháu mới được ăn”. Người nghèo không đủ tiền nấu riêng một nồi bánh tét, thì hàng xóm hùn lại và phụ giúp mỗi người một việc để làm để thêm chan hòa tình làng nghĩa xóm. 

Nếu như cỗ Tết cuả người dân miền Bắc có món thịt đông thì người miền Tây có món thịt kho tàu ăn kèm với dưa củ kiệu. Tô thịt đơn giản nhưng lại thể hiện triết lý âm dương với hình ảnh những quả trứng tròn (dương) bên cạnh những miếng thịt hình vuông (âm), biểu tượng cho sự hài hòa âm dương, vuông tròn. Thể hiện mong ước một năm mới trọn vẹn, may mắn, gặt hái được nhiều thành công.

Cuối năm đi tảo mộ, “đón” tổ tiên về nhà vui Xuân!  

Đối với người miền Tây, Tết trước hết là hướng đến cội nguồn tổ tiên, sau là sum họp gia đình. Vì thế, dịp Tết nhiều gia đình đi tảo mộ, dọn dẹp và tân trang lại phần mộ của người đã khuất để đón tổ tiên cùng về nhà ăn Tết. Theo nhà nghiên cứu văn hoá Nam bộ Trương Ngọc Tường, người dân nơi đây quan niệm, mình ăn Tết thì tổ tiên, những người đã khuất cũng phải no đủ trong ngày Tết.

Vậy nên ngày 30 tháng Chạp người ta làm cỗ cúng “rước ông bà” về nhà. Ba ngày Tết là ba ngày người ta vui chơi, ăn uống, thăm viếng, chúc mừng nhau những điều mới mẻ, tốt lành. Đến ngày mồng 3 Tết, các gia đình làm lễ “tiễn ông bà”.

Sắc vàng đã trở thành gam màu chủ đạo trong mùa xuân trên những dòng sông.
 Sắc vàng đã trở thành gam màu chủ đạo trong mùa xuân trên những dòng sông.

Trong những ngày đầu năm mới, mọi người đều chỉ chúc tụng nhau, nói ra những lời hay, ý đẹp; bao điều không vui, không vừa lòng năm trước đều bỏ qua. Mọi người đi hết nhà này lại sang nhà khác, hết xóm này lại sang xóm khác để chúc Tết và uống với nhau ly rượu, ly trà đầu năm. 

Tết quê ở miền Tây vui nhất là ngày 30 tháng Chạp đến giao thừa. Mọi người cùng quây quần bên bếp lửa canh nồi bánh tét, vừa đón giao thừa, vừa ăn uống, trò chuyện. Đám trẻ cũng thức cùng và thường được giao nhiệm vụ canh nồi bánh tét. Người ta cùng nhau ôn lại kỉ niệm, nói cho con cháu hiểu về tổ tiên, ông bà. 

Ngoài ra, nhiều địa phương ở miền Tây còn có phong tục nấu chè dịp tất niên. Giao thừa, ăn ly chè cho cả năm mới ngọt ngào rồi mọi người cùng đi tưới cây. Ở miền Nam không có tục hái lộc đầu năm mà chiều 30 ra tưới cây, hoa kiểng ngoài vườn. Sauk hi tưới cây đêm giao thừa, trong 3 ngày tết họ không động gì tới cây cối,  cũng không được bẻ cây hái trái.

Và như thế, cái không khí, dư vị tết ở vùng ĐBSCL giản đơn phóng khoáng, ấm áp tình gia đình và tình làng nghĩa xóm giống như tính cách vốn có của người dân nơi đây. 

Bồng bềnh chợ Tết trên sông

Tết vùng ĐBSCL có một “đặc sản” đó là các phiên chợ Tết tại các chợ nổi như: chợ nổi Phong Điền, Cái Răng (Cần Thơ), Ngã Năm (Sóc Trăng), Ngã Bảy (Hậu Giang)… Tất cả đã tạo nên sự độc đáo của văn hóa miền sông nước và nét riêng biệt của những phiên chợ Tết. 

Độ Tết ông Công, ông Táo, ghe xuồng từ miệt vườn các tỉnh đã kìn kịt kéo đến chợ nổi với những ghe tàu chở khẳm trái cây đặc sản như chuối, bưởi, thơm, xoài, dừa... Một loại quả không thể thiếu trong những ngày Tết và được tiêu thụ mạnh nhất, đó là dưa hấu. Bên cạnh đó, màu sắc tươi rói và rạng rỡ của các loại hoa cũng tô thêm sắc màu tươi sáng, đầy sức sống cho chợ Tết trên sông. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.