Trường Sa - “Thành phố giữa ngàn khơi”

Thiếu tướng Mai Năng nói chuyện với các chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân.
Thiếu tướng Mai Năng nói chuyện với các chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công 126 Hải quân.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khắc phục khó khăn, gian khổ, những người lính hải quân ở huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) luôn đoàn kết, gắn bó, chủ động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền các đảo và điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa trong mọi tình huống, viết nên truyền thống vinh quang: “Chiến đấu anh dũng, đoàn kết chủ động, khắc phục khó khăn, giữ vững chủ quyền”.

Chiến công thần tốc 

46 năm trước, ngày 4/4/1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi bức điện đặc biệt cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 5 giao nhiệm vụ: “Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhất đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa, không cho bất cứ kẻ nào xâm chiếm các nơi đó. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng”.

Theo Thiếu tướng, Anh hùng Mai Năng, nguyên Đoàn trưởng đặc công Hải quân, đặc công nước chủ yếu đánh cầu, đánh tàu, đánh kho tàng ở ven cảng, ven sông, ven đầm hồ chứ chưa có kinh nghiệm đánh ngoài đảo xa.

Đã thế, suốt hành trình ra đảo, bộ đội phải nằm dưới hầm, ngột ngạt nên say sóng. Nhiều người nôn mật xanh, mật vàng. Lúc đó có một vấn đề khó là anh em chưa thuộc hết các đảo. Khoảng cách giữa các đảo với nhau và giữa các đảo và đất liền đều rất xa. Tôi đề xuất phương án đánh từng đảo một, đánh chắc thắng đảo này tiến tới đảo khác với tinh thần “Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa” như bức điện mật Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ thị cho các đơn vị trong cuộc tổng lực giải phóng miền Nam. 

Sau một tuần chuẩn bị, ngày 11/4/1975, các lực lượng của Hải quân và lực lượng phối hợp của Quân khu 5 đã bí mật xuất phát từ Đà Nẵng chọn đảo Song Tử Tây làm mục tiêu giải phóng đầu tiên. Rạng sáng ngày 14/4, đảo Song Tử Tây được giải phóng, khiến quân địch trên toàn quần đảo Trường Sa hoang mang, dao động, tạo điều kiện cho ta giải phóng các đảo còn lại thuận lợi. 

Tiếp đó, 3 giờ sáng ngày 25/4/1975, ta giải phóng hoàn toàn đảo Sơn Ca; 10 giờ 30 phút ngày 27/4, ta làm chủ đảo Nam Yết; 10 giờ 20 phút ngày 28/4, ta hoàn toàn làm chủ đảo Sinh Tồn. Đến 9 giờ sáng 29/4, phân đội chiến đấu cuối cùng của Lữ đoàn 126 Hải quân đổ bộ làm chủ đảo Trường Sa.

Chiến công giải phóng Trường Sa cũng khẳng định ý thức tuyệt đối chấp hành mệnh lệnh, tinh thần khắc phục khó khăn, biết nắm thời cơ, triệt để tận dụng thời cơ, táo bạo, mưu trí, dũng cảm chiến đấu; đặc biệt là ý thức rất cao về chủ quyền, về trách nhiệm quản lý, bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc của bộ đội Hải quân. 

Đặc biệt, việc giải phóng các đảo thuộc quần đảo Trường Sa từ quân đội Sài Gòn đóng giữ chính là bằng chứng có tính pháp lý để khẳng định trước cộng đồng quốc tế quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Màu xanh ở đảo Trường Sa của Việt Nam.
 Màu xanh ở đảo Trường Sa của Việt Nam.

Sau khi giải phóng 5 đảo trên quần đảo Trường Sa năm 1975, Quân chủng Hải quân tiếp tục thực hiện nhiệm vụ củng cố, xây dựng Trường Sa, nhanh chóng triển khai lực lượng đóng giữ thêm 16 đảo, nâng tổng số lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân. 

Quần đảo Trường Sa là lá chắn quan trọng bảo vệ vùng biển và dải bờ biển Nam Trung Bộ và Nam Bộ, bảo vệ sườn phía Đông Nam của Tổ quốc. Sự liên kết giữa các đảo, cụm đảo, tuyến đảo thành một hệ thống cứ điểm tiền tiêu để ngăn chặn và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của tàu thuyền nước ngoài.  

46 năm qua, đảo Trường Sa nói riêng và quần đảo Trường Sa nói chung bước vào thời kỳ lịch sử mới, thời kỳ xây dựng chiến đấu và trưởng thành bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. 

Xây dựng Trường Sa xanh - sạch - đẹp

Từ tháng 3/1976, Bộ Quốc phòng cùng Bộ Tư lệnh Hải quân giao cho Trung đoàn công binh 83 (nay là Lữ đoàn 83) làm nhiệm vụ xây dựng đảo. Hàng trăm tốp công binh và các lực lượng ra đảo cắm mốc chủ quyền, xây dựng đảo chìm, các hạng mục công trình chiến đấu, sinh hoạt cho bộ đội. Từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, lính công binh cho tập kết vật liệu lên các đảo vì các tháng còn lại thời tiết khắc nghiệt do áp thấp nhiệt đới và gió mùa đông bắc gây khó khăn cho việc vận chuyển.

Để xây được những công trình bề thế, chịu được muối mặn, sóng gió, bão tố Trường Sa, những người lính phải đổ cả mồ hôi lẫn máu, vác từng viên đá xây đảo trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

46 năm qua, với nghị lực, ý chí, lòng kiên trung, những người lính hải quân ở huyện đảo Trường Sa đã vượt qua sự khắc nghiệt của thời tiết, vượt qua nỗi cô đơn, nhớ nhà, cùng những khó khăn, vất vả nơi đầu sóng, ngọn gió tạo ra những công trình thanh niên, xây dựng cảnh quan môi trường, củng cố doanh trại, trồng rau, tăng gia, cải thiện đời sống giữa biển khơi. 

Khi mới bước chân lên đảo, những người lính đã có ý thức xây dựng một Trường Sa xanh khi xin đất liền chở hàng trăm tấn đất phù sa, hạt rau và những giống hoa ra đảo. Từ những cây cổ thụ này, lính đảo đã chiết cành, ươm mầm để đảo hôm nay rợp bóng mát. 

Mỗi cán bộ, chiến sỹ Đoàn Trường Sa anh hùng luôn xác định “Đảo là nhà, biển cả là quê hương”. Bằng công sức, trí tuệ, nhiệt huyết của tuổi trẻ, những năm gần đây, 100% các đảo đã trở nên khang trang, khắp nơi tràn đầy màu tươi xanh. Để có được những An Bang, Tiên Nữ, Thuyền Chài, Đá Lớn, Len Đao, nhà giàn DK1… sáng, xanh, sạch, đẹp, vững chãi giữa biển Đông hôm nay, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sỹ của Đoàn Trường Sa anh hùng (Lữ đoàn 146) hàng chục năm qua đã phải mang từ đất liền ra từng hòn đất nhỏ, từng hạt giống, nhành cây và chắt chiu, tiết kiệm từng giọt nước ngọt quý giá, hết lòng chăm chút, ươm mầm xanh cho tương lai.

Chuẩn đô đốc Nguyễn Đức Vượng, Chính ủy Vùng 4 Hải quân cho biết, từ chỗ nước ngọt, rau xanh phải chi viện từ đất liền thì nay các đảo đã tự túc được nhu cầu nước ngọt sinh hoạt và rau xanh góp phần cải thiện đời sống, nâng cao sức khỏe bộ đội. Nhiều loài vật như chó, mèo, gà, vịt, lợn, bò… đã được chăn nuôi rộng rãi và phổ biến trên các đảo. 

Các công trình quốc phòng kết hợp với kinh tế, phục vụ dân sinh như sân bay, âu tàu, trạm xá được xây dựng; các công trình nhà truyền thống, nhà văn hóa, đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ, đền thờ Bác Hồ, tượng đài Trần Hưng Đạo, công viên Võ Nguyên Giáp, hệ thống chùa ở các đảo được thiết kế hài hòa mang đậm nét truyền thống, kiến trúc dân tộc... Cùng với đó là hệ thống năng lượng sạch cung cấp khoảng 155 ngàn kwh điện/tháng đảm bảo điện thắp sáng, sinh hoạt cho quân và dân huyện đảo.

Sau 46 năm xây dựng và phát triển, huyện đảo Trường Sa hiện có một thị trấn Trường Sa, hai xã Sinh Tồn, Song Tử Tây, trở thành “thành phố giữa ngàn khơi”. Thế hệ cán bộ,  chiến sĩ ở 21 đảo, 31 điểm đóng quân đang ngày đêm hy sinh thầm lặng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình vì bình yên chủ quyền biển đảo.

Bí kíp “huấn luyện” vật nuôi trên đảo

Hơn 20 năm công tác ở Lữ đoàn 146 Hải quân, có bảy năm làm đảo trưởng, điểm đảo trưởng, sáu năm liền ăn Tết ở Trường Sa, Thượng tá Phạm Văn Lý, Phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn146 nhớ cái Tết đầu tiên trên đảo Đá Lớn năm 1999. Thời ấy biết bao khó khăn, điện không có làm gì có tủ lạnh. 

Đảo Đá Lớn có ba điểm đảo (Đá Lớn A, Đá Lớn B, Đá Lớn C) tựa vào nhau theo thế chân kiềng, mỗi khi thủy triều rút, dải san hô trên cụm đảo trồi lên xếp lớp như vỉa chông. Từ điểm đảo này tới điểm đảo kia có đi cũng phải mất nửa ngày mới sang được. Tàu chở thực phẩm từ đất liền cho lính đảo ăn Tết có con lợn. Anh em ba điểm đảo tập trung mổ lợn chia phần. Tuy nhiên, anh em hai điểm đảo kia mới mang thịt về đến nửa đường thì bị nước biển sầm sập lao vào hất văng hết thịt ra biển... 

Để cải thiện bữa ăn, trên hầu hết các đảo chìm, đảo nổi ở Quần đảo Trường Sa hiện nay đều có chuồng trại để các chiến sĩ tăng gia, chăn nuôi. Hầu hết các đảo nổi đã nuôi được lợn, gà, thậm chí đảo Song Tử Tây đã nuôi được cả bò. Vịt, ngan cũng được nuôi ở đại đa số các đảo. 

Vịt nuôi ở đảo Núi Le.
Vịt nuôi ở đảo Núi Le.

Chuyện về nguồn gốc đàn vịt trên các đảo khá hài hước. Vào năm 2017, một số chị em đã gửi 100 quả trứng vịt lộn ra đảo cho chồng. Do biển động nên tàu mất nhiều ngày mới ra được đảo. Thế là số trứng đó nở thành vịt con. Số ít những con vịt con sống sót đã thích nghi được với cuộc sống trên đảo.

Nguồn gốc của đàn vịt trên đảo Núi Le cũng vậy. Lúc đầu đàn vịt con nở từ trứng vịt lộn có 32 con. Khi cứng cáp, đàn vịt không ở trên bờ nữa mà tìm đường lội xuống biển. Được vài ngày thì lông con nào, con nấy bị nước biển dính bết như gắn keo, ít ngày sau thì thi nhau lăn ra chết. Với 17 con còn lại, bộ đội đã “huấn luyện” cho chúng làm quen với nước biển.

Đàn vịt con được nhốt lại trong chuồng, bên trong đặt hai chậu nước, một chậu nước ngọt, một chậu nước biển. Lũ vịt con cứ thế mò vào cả hai chậu. Sáng kiến ấy ai ngờ hiệu quả. Chỉ vài 2-3 tuần sau, khi đưa thử nghiệm thả ra biển thì chúng bơi lội tung tăng, lặn ngụp, tự biết rỉa rông, rỉa cánh nên bộ lông không còn bị dính bết vì nước mặn nữa. Sau đó, chúng bơi lội tìm mồi dọc rạn san hô quanh đảo và không chết nữa.

Biết được bí kíp vịt từ đất liền có thể “huấn luyện” được để sống ở biển nên người thân gửi quà từ đất liền ra đảo đều gửi kèm theo mấy chục quả trứng vịt lộn vừa để ăn, vừa để nở dần làm vịt con. Ngoài ra, anh em còn bí kíp huấn luyện chó, bò... Bộ đội đảo Tiên Nữ đã huấn luyện con chó đầu đàn tên Lệch thường xuyên lặn sâu cả vài mét, bắt được những con cá bò da nặng 1-2 kg, cắp về đảo cho chiến sỹ làm thức ăn cải thiện.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.