Ông Đùng, bà Đà - gợi dậy tiềm thức xưa về người khổng lồ

Lễ rước ông Đùng, bà Đà
Lễ rước ông Đùng, bà Đà
(PLVN) - Trên thế giới có nhiều kho tàng văn học dân gian của các quốc gia nói về sự tồn tại của người khổng lồ như những người khổng lồ trong thần thoại Hy Lạp, Bắc Âu, Trung Hoa… Ở Việt Nam, ngày từ nhỏ, nhiều người Việt đã quen với câu chuyện mẹ kể bên võng về một Đức Thánh Gióng vươn cao muôn trượng. Nhưng ít ai biết rằng, ngoài Thánh Gióng, ở Thái Bình có tục thờ ông Đùng, bà Đà cũng gợi dậy tiềm thức xưa về người khổng lồ. 

Từ lớp lớp huyền thoại về người khổng lồ

Chuyện kể rằng, có hai chị em sinh đôi, khi sinh ra đã có tầm vóc cao to khác người. Do bị hàng xóm chê bai, bố mẹ họ đã bỏ họ ngoài bìa rừng. Càng trưởng thành, họ lại càng cao lớn khác thường nên không tìm được ai để kết hôn. Hai chị em buồn bã, chia tay nhau bỏ đi xa và hẹn rằng nếu gặp ai có cùng vóc dáng ở trên đường thì sẽ lấy người đó.

Số phận run rủi cho họ cuối cùng lại vẫn gặp nhau mà không gặp được ai khác nên cho rằng, đó là định mệnh mà lấy nhau. Tin đồn về hai chị em lấy nhau đến tai vua, vua liền xử chém họ vì tội loạn luân. Sau khi chết, hai người rất linh thiêng và luôn phù hộ cho bà con trong làng nên được dân làng lập đền thờ và hàng năm làm hình nộm cúng tế nhằm ngày mất của họ.

Cũng có dị bản khác kể thêm hai anh em nhà nọ được thần linh báo trước về một trận đại hồng thủy nên chui vào quả bầu mà sống sót. Khi nước rút đi, họ chui ra nhưng không tìm thấy ai xung quanh, bèn chia tay nhau đi hai hướng vòng quanh quả núi, hẹn rằng nếu gặp ai trên đường đi thì sẽ kết hôn với người đó.

Hai người đi quanh quả núi không gặp một ai mà cuối cùng lại gặp nhau nên đành phải lấy nhau để duy trì nòi giống. Sau này, chết đi được con cháu lập đền thờ phụng và hàng năm mở hội vào ngày mất của họ, làm hình nộm để tưởng nhớ, gọi là ông Đùng, bà Đùng/bà Đà.

Với người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, tục thờ ông Đùng, bà Đà gắn với tín ngưỡng phồn thực, có từ khi nào không rõ và được duy trì đến ngày nay, mặc dù có nhiều sự biến đổi và có những biến thể ở từng vùng miền (có nơi gọi là ông Cồ, bà Cộc; ông Đực, mụ Cái...). 

Lý giải về người khổng lồ, dân gian coi họ là “những người lao động đầu tiên đã đào sông, xây núi và làm ra đất nước”. Vì thế, trong dân gian luôn tồn tại hai quan niệm về người khổng lồ của nhân loại. Quan niệm thứ nhất cho rằng, vũ trụ gồm 3 tầng, 4 thế giới và trong mỗi tầng vũ trụ đó lại có những cá thể có vóc dáng rất khác nhau.

Ở tầng trên cùng có sự hiện hữu của các thần linh với thân hình khổng lồ; tầng nhân gian là tầng của những con người bình thường với tầm vóc bình thường; tầng âm ty với những con người có hình dáng rất nhỏ bé. Quan niệm thứ hai cho rằng, thế giới nhân sinh được chia làm 2 giai đoạn, giai đoạn thứ nhất trước cơn đại hồng thủy là của những người khổng lồ, to xác nhưng ngờ nghệch và sống hoàn toàn phụ thuộc vào trời đất.

Đến một lúc, trời đất không chịu nổi sự ngờ nghệch và dựa dẫm của họ nên đã gây nên trận đại hồng thủy để xóa sạch họ đi. Đến nay, dấu vết được coi là chứng tích của những người khổng lồ trước đây chính là các chuôm, ao ở vùng đồng bằng, các vết chân, vết nứt lớn trên đá... Tạo hóa lại sinh ra một loại người khác, nhỏ bé hơn và có trí khôn, lanh lợi và tự sống được bằng bàn tay và trí óc của họ cho đến tận ngày nay.

Có thể thấy, từ các quan niệm dân gian, hình tượng người khổng lồ đã hình thành và tồn tại trong quan niệm của nhiều cộng đồng, nhiều dân tộc và đến nay, bằng hình thức này hay hình thức khác, họ vẫn thờ cúng những người khổng lồ, vừa để bày tỏ sự biết ơn, vừa để khẳng định sự tồn tại của họ trong dòng văn hóa tâm linh truyền thống và cũng thể hiện mong muốn về việc giải thích một thế giới còn nhiều bí ẩn mà họ chưa hiểu hết.

Đến chuyện tình buồn của một nàng phi 

Làng Quang Lang còn gọi là làng Góp, thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình là một làng ven biển có nghề làm muối, đánh cá từ lâu đời. Tương truyền vào đời Trần, làng Quang Lang có ông bà Nguyễn Nhật (có tài liệu ghi là Nguyễn Hiền) là người phúc hậu, được một thầy địa lý giỏi tìm cho một đám đất để đặt mộ tổ ở cánh đồng Nga My.

Vào một đêm trăng sáng, bà Nguyễn Hiền nằm mộng thấy ánh trăng soi vào cửa số và sau đó, thấy mình có thai. Đến kỳ mãn khai, vào ngày rằm tháng Giêng năm Canh Thìn (1280), bà sinh được một cô gái xinh đẹp, liền đặt tên là Nguyệt Ảnh để nhớ lại giấc mộng về ánh trăng đêm nào.

Dù rất vất vả nhưng ông bà cố gắng nuôi dạy cô con gái của mình và bù lại, cô gái cũng rất thông minh, sáng dạ, 13 tuổi đã đọc thông viết thạo. Như những đứa trẻ khác, Nguyệt Ảnh thường giúp bố mẹ những công việc của nhà nông và chạy nhảy, chơi đùa cùng đám bạn bên cánh đồng muối trong làng.

Chẳng mấy chốc, Nguyệt Ảnh trở thành cô gái nết na, xinh đẹp nên nhiều chàng trai tìm đến xin kết bạn trăm năm. Song có một điềm lạ là cô đi đến đâu thì cũng xuất hiện một đám mây trên đầu, che nắng nên cô không thể làm nghề muối vốn cần nhiều ánh nắng như những cô gái khác trong làng. Vì thế, những chàng trai đến với cô cũng thưa dần và cô cũng chẳng dám ra khỏi nhà vì sợ người làng cho là điềm không lành mà oán trách. 

Bố mẹ cô rất buồn nên dành dụm mua cho con một con thuyền nhỏ để cô đi bán muối. Một lần, thuyền muối của cô ngược sông Nhị Hà thì gặp đoàn thuyền quân lính của Vua Trần Anh Tông. Trời nắng rực, quân lính khát nước liền gọi thuyền cô tới và hết sức ngạc nhiên khi gặp cô gái đẹp lại có đám mây che trên đầu bèn tâu lên vua.

Vua cho gọi Nguyệt Ảnh lên thuyền rồi đưa về cung, lập làm Đệ tam cung phi. Vào trong cung, mọi thứ đều lạ lẫm đối với nàng nên Nguyệt Ảnh rất buồn rầu bởi nỗi nhớ cha mẹ, nhà cửa, làng xóm và bạn bè. Muốn làm cho Nguyệt Ảnh được vui, vua sai người làm hai hình nộm nam và nữ khổng lồ, nhảy múa, đi lại trước mặt bà.

Cũng vì sự chiều chuộng ấy của vua mà Nguyệt Ảnh bị những phi thứ khác cũng như nhiều quan lính ghen ghét. Biết được điều đó, bà bèn xin về quê với lý do phụng dưỡng cha mẹ. Vì rất yêu quý bà nên vua đã ban cho bà nhiều ngọc ngà, châu báu, lụa là và cho người hầu đưa bà về quê và xây cung điện tại quê nhà. 

Về quê cũ, với số tiền vàng được vua ban, bà đem giúp dân mở mang đồng muối, đóng thêm thuyền lớn để dân đưa hàng lên thượng nguồn tiêu thụ và nhờ đó mà nghề muối của làng Quang Lang thịnh vượng hơn nhiều. Khi luống tuổi, chán cảnh sống trần thế, bà vào tu ở chùa Hưng Quốc, cho mở rộng cảnh thiền, đúc chuông, tô tượng và nhờ đó mà chùa Hưng Quốc trở nên nổi tiếng trong vùng.

Tuy nhiên, chẳng được bao lâu, bà phát bệnh hiểm nghèo, chỉ ngồi trong nhà nhìn qua cửa sổ ra cánh đồng muối của làng. Vào ngày 14 tháng tư năm Mậu Tuất, bà nhìn thấy trẻ con trong xóm lấy bồ cỏ làm hình nộm, công kênh nhau cười đùa, bà bật cười rồi nhắm mắt qua đời.

Vua được báo bèn phong bà là “Tư ý thái hòa đệ tam cung phi linh ứng tôn thần” và cho lập đền thờ. Dân làng Quang Lang xót thương tôn thờ làm Bà Chúa Muối, hàng năm mở hội vào ngày hóa của bà, 14 tháng 4 âm lịch hàng năm với tục rước hình nộm gọi là các Đùng (lễ hội còn có tên là hội ông Đùng, bà Đùng (bà Đà). 

Phá Đùng cầu may

Tuy có hai cách giải thích như vậy về nguồn gốc của ông Đùng, bà Đà nhưng với người dân làng Quang Lang từ bao đời nay, hàng năm cứ vào ngày 14 tháng 4 âm lịch người dân trong làng lại tổ chức lễ hội tại đền thờ Bà Chúa Muối hay còn gọi là lễ hội ông Đùng, bà Đà. Dù bận mải bất kỳ công việc gì, ra khơi đánh bắt hải sản hay đi làm ăn xa, những người con quê hương vẫn thu xếp công việc trở về chăm lo việc làng.

Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như: Dâng hương, diễu hành rước Chúa, ăn cơm chay, văn nghệ, các trò chơi dân gian và không thể thiếu được lễ rước ông Đùng và phá Đùng.

Trước ngày hội làng, người dân Quang Lang chuẩn bị cho tục múa ông Đùng, bà Đà khá công phu. Họ lấy nia vẽ mặt ông Đùng, bà Đà, rồi làm thân ông bà bằng những rọ tre đan sơ sài theo kiểu mắt cáo, thân hình cao từ 1,2 đến 1,5m, đường kính phía dưới rộng đủ cho một người chui vào. Ngoài ra còn có một số hình nộm trẻ con, có trai có gái tượng trưng cho con cái của ông Đùng bà Đà. Trên tai của bà Đùng và con gái được đeo hoa mò màu đỏ, dân làng Quang Lang vẫn gọi là hoa ông Đùng.

Trong các nghi lễ của lễ hội thì lễ rước ông Đùng và phá Đùng được người dân đặc biệt thích thú. Lễ rước ông Đùng và phá Đùng thường thường diễn ra vào xẩm tối ngày 14/4. Dân làng quây kín trước cửa đền để xem người lớn vào vai ông Đùng, bà Đà, trẻ con đóng Đùng con cùng nhảy múa.

Khi múa, các hình nộm lúc thì nghiêng ngả, hết quay sang phải rồi lại quay sang trái, cho ông bà có cơ hội bày tỏ tình cảm với nhau. Đoàn múa rời sân đền đi một vòng quanh làng, các Đùng con quấn quýt xung quanh bố mẹ. Dân làng nhộn nhịp theo sau, vừa đi vừa hát múa. 

Khi đoàn rước Đùng quay trở lại sân đền cũng là lúc phá Đùng, dân làng vội vã xô nhau vào để lấy một nan tre trên hình nộm ông bà. Tất cả mọi người ở Quang Lang đều quan niệm: nếu ai may mắn lấy được nan tre đem về gối đầu giường thì các cháu nhỏ ngủ khỏi giật mình, không bị bệnh tật, cắm vào ruộng, vườn thì cho cây sai quả, mang lên trên thuyền đi ra khơi thì sẽ đánh bắt được nhiều tôm cá…

Thụy Hải cũng là nơi duy nhất trong cả nước có phủ và đền thờ Bà Chúa Muối. Trải qua mấy trăm năm nay, lễ hội ông Đùng bà Đà vẫn giữ nguyên được bản sắc độc đáo vốn có của nó. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.