Nỗi lo về trùng tu di tích

Nỗi lo về trùng tu di tích
(PLO) - Thời điểm này, Nhà thờ Đức Bà TP HCM đang trong giai đoạn bắt đầu trùng tu. Nhiều người dân TP lo lắng không biết Nhà thờ sau khi trùng tu có giữ được nguyên dáng vẻ quen thuộc vốn có như cả trăm năm nay, hay bị “đổi màu”, đổi diện mạo, thậm chí phải thay đi đổi lại nhiều lần như nhiều trường hợp các di tích này trước đây.

Từ ngày 4/7, Nhà thờ Đức Bà đã bắt đầu khởi công việc trùng tu tổng thể nhà thờ. Hiện, người dân và du khách đi ngang khu vực này có thể thấy cảnh các rào chắn được dựng lên chung quanh Nhà thờ: Ở phía hướng ra tượng Đức Mẹ là rào chắn kiểu lô cốt, phía hướng ra đường sách Nguyễn Văn Bình kéo dài ra hướng đối diện Hồ Con Rùa, rào chắn làm “mỹ thuật” hơn, dạng dây giăng, có gắn cờ tam giác nhiều màu sắc để làm giảm bớt sự khô cứng của việc sửa chữa. Những ngày này, công nhân cũng đang tất bật cho phần trùng tu phía ngoài Nhà thờ. 

Theo dự kiến, việc trùng tu Nhà thờ có kinh phí lên đến 100 tỉ đồng, nguồn từ xã hội hóa. Theo thông tin ban đầu, việc trùng tu tổng thể Nhà thờ sẽ kéo dài 3 năm, với nhiều hạng mục quan trọng, từ mái ngói, tháp chuông đến tranh kính, tường gạch…

Trong việc trùng tu lần này, ban trùng tu đã có những kế hoạch rất kĩ lưỡng để vừa có thể sửa chữa làm mới được những phần hư hỏng, vừa đảm bảo giữ nguyên được tính cổ điển và hồn cốt, không làm biến dạng di tích. Phần mái ngói vốn hư hỏng nhiều với nhiều chỗ dột, vỡ đã được khảo sát kĩ lưỡng và có đôi chỗ khó khăn, khi một số loại ngói trong 6 loại lợp tại nhà thờ đã không còn sản xuất, như ngói âm dương sản xuất thời xưa của Sài Gòn.

Ban trùng tu tính toán kĩ lưỡng để không quá khác biệt với mái trước đây, bằng cách thay thế ngói Tây - ngói Marseille trên nóc Nhà thờ bằng cùng loại ngói do cùng hãng ngói Monie (Pháp) đã sản xuất ngói lợp cũ của Nhà thờ. Ngói vảy cá và cả ngói âm dương khó tìm cũng đã được ban trùng tu tìm ra để đặt hàng từ Đức.

Về phần chuông hư cũ, hệ thống báo giờ hư, Nhà thờ cũng đã tìm kiếm được hãng Bollée (Pháp), mà tiền thân của hãng này cũng là người sản xuất chuông tại Nhà thờ trước đây, để đảm trách phần trùng tu chuông. 

Tương tự, các hạng mục khác như tranh kính, chóp tháp chuông và những viên gạch thẻ tường bị hư hại cũng đã được khảo sát kĩ lưỡng để chọn ra những kĩ sư, những hãng xây dựng của Pháp danh tiếng, từng trùng tu các di tích thế giới để đảm trách tôn tạo. Ngoài ra, ban trùng tu cũng đang cân nhắc việc mạ vàng lại hai cây thánh giá trên nóc Nhà thờ. Hai cây thánh giá này, theo thời gian đã bạc màu, đen đúa đi. Tuy nhiên, điều cần lo lắng là, nếu không làm khéo léo, đúng cách thì có thể sẽ khiến hai cây thánh giá quá nổi bật, không phù hợp với tổng thể phối màu và phối cảnh của Nhà thờ Đức Bà, nên việc này đang được cân nhắc kĩ lưỡng.

Được biết, trước khi khởi công việc trùng tu, dự án này đã được khảo sát trong vòng hai năm, với những kĩ sư giỏi từ nước ngoài. Có thể thấy, việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà đã được chuẩn bị một cách chu đáo và thấu đáo. Điều này làm vơi bớt lo lắng cho những người dân thành phố vốn đã coi Nhà thờ Đức Bà và các di tích khác của thành phố như một phần quen thuộc làm nên vẻ đẹp riêng của thành phố. 

Nỗi lo này không phải là không có cơ sở, khi mà khá nhiều di tích trước đây, khi được trùng tu đã làm mất đi hồn cốt, thậm chí biến dạng. Một công trình di tích khác của thành phố, ngay cạnh Nhà thờ Đức Bà là Bưu điện thành phố, năm 2015, khi được sơn lại toàn bộ đã gây ra rất nhiều tranh cãi khi nước sơn mới quá rực rỡ, lòe loẹt, không hợp với một công trình di tích mang tính cổ điển có từ hơn 100 năm trước. Sau đó, tòa nhà Bưu điện đã phải sơn lại một lần nữa với tông màu vàng nhạt cổ điển.

Việc thiếu cân nhắc khi lựa chọn màu sơn trong quá trình trùng tu đã tiêu tốn nhiều thời gian cũng như một khoản kinh phí không hề nhỏ. Hồi đầu năm nay, đơn vị chỉnh trang Văn Miếu lại mắc lỗi tương tự, khi “khoác áo” cho những bức tường trong khuôn viên Văn Miếu với màu sơn quá tươi, rực rỡ làm mất tính cổ điển của di tích, không phù hợp cảnh quan, khiến dư luận phản đối. Cuối năm 2016, Bia Quốc học ở Huế, sau khi được trùng tu với số tiền không nhỏ, đã bị… giảm giá trị, khi không những khoác lên màu sơn đầy “cải lương”, mà lại bị đơn vị thi công cạo sạch những lớp hoa văn cổ trang trí trên bia. 

Nỗi lo về trùng tu di tích là có thật, nó đến từ sự thiếu cân nhắc, thiếu cái tâm và cả… thiếu hiểu biết của một số đơn vị thực hiện, thi công. Vì thế, nếu việc trùng tu Nhà thờ Đức Bà thuận lợi và hoàn tất tốt, đây có thể là một bài học cho việc trùng tu di tích, từ khâu khảo sát, thẩm định các chi tiết cần khảo sát, chọn đối tác… với sự hiểu biết và cái tâm của người muốn bảo tồn di tích.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.