Những bài hát khiến triệu triệu trái tim Việt thổn thức

Những bài hát về Hồ Chủ tịch, mỗi khi được ngân vang lại thổn thức triệu triệu trái tim của những người con đất Việt.
Những bài hát về Hồ Chủ tịch, mỗi khi được ngân vang lại thổn thức triệu triệu trái tim của những người con đất Việt.
(PLVN) - Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương lớn về nhân cách, về đức hy sinh cao cả cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Hình tượng Hồ Chủ tịch luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong các sáng tác của các văn nghệ sĩ. 

Mỗi bài hát là mộc góc nhìn riêng về Bác Hồ ở những khía cạnh khác nhau, song tất cả đều toát lên đậm nét hình ảnh một con người vĩ đại, mang dáng hình dân tộc, tiêu biểu cho trí tuệ và tâm hồn Việt Nam. Những bài hát về Hồ Chủ tịch, mỗi khi được ngân vang lại thổn thức triệu triệu trái tim của những người con đất Việt.

Chứa chan tình cảm thiêng liêng

Hình tượng Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng cho nhiều nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác nhiều tác phẩm. Với các nhạc sĩ Việt Nam, viết về Bác là niềm vinh dự lớn. Nhạc sĩ Trần Hoàn nằm trong số đó, tiêu biểu nhất có các nhạc phẩm: “Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Nghệ Tĩnh”, “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” và “Thăm Bến Nhà Rồng”, “Nhớ ngày Bác đến”…

Có lẽ, xúc động hơn cả là ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”. Công chúng yêu âm nhạc thấy được hình ảnh của Bác những ngày trước lúc lâm chung qua câu chuyện kể sâu lắng, như đang hiện hữu: “Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa… Bác muốn nghe một câu hò xứ Huế…”. Nhạc sĩ Trần Hoàn đã miêu tả một cách chân thực, mộc mạc hình tượng người cha già của dân tộc.

Ở mỗi bài hát, ông đều kể lại cho người nghe về một đoạn đời của Bác hay tình cảm của Người với đất nước, dân tộc Việt Nam. Âm nhạc và lời ca trong những ca khúc viết về Bác của ông giản dị như phong cách sống của Người, giản dị nhưng sâu lắng và giàu chất thơ. Nghe các ca khúc của ông, chúng ta có thể hình dung được cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở những mốc quan trọng nhất.

Là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của làng nhạc Việt, Thuận Yến sở hữu cả một kho lên tới hàng chục bài viết được đánh giá là các tác phẩm bất hủ, sống mãi cùng năm tháng. Nhưng có lẽ nhắc đến ông, người ta nhớ nhiều nhất về các sáng tác gắn liền với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc – Hồ Chí Minh. Cho đến nay, lịch sử âm nhạc Việt Nam đã ghi nhận, Thuận Yến là nhạc sĩ “có nhiều sáng tác về Bác Hồ nhất” với 26 ca khúc.

“Bác Hồ, một tình yêu bao la”, “Mỗi dòng thư Bác sáng ngời niềm tin”, “Miền Trung nhớ Bác”, “Người về thăm quê”, “Tấm áo Bác Hồ”, “Vầng trăng Ba Đình”… Những ca khúc ấy chắt chiu những trải nghiệm, ghi lại những kỷ niệm quý báu của nhạc sĩ về Cha già dân tộc yêu kính, để khiến trái tim của bao thế hệ người Việt Nam bồi hồi, xúc động.

Sinh thời, nhạc sĩ Thuận Yến từng chia sẻ: “Bác Hồ - một lãnh tụ lớn, khi viết về Người ai cũng sử dụng giai điệu trang trọng, cung kính. Nhưng tôi vẫn muốn viết Bác với một cách diễn đạt gần gũi, tình cảm hơn, đời thường hơn, nên tôi đã mạnh dạn sử dụng nhịp 6/8”… Và những giai điệu ấy đã thực sự đi vào lòng quần chúng thật tự nhiên như những bài dân ca vốn đã quen thuộc bao đời.

Chính những giai điệu và ca từ mộc mạc nhưng chan chứa tình cảm thiêng liêng ấy đã dễ dàng đi vào lòng quần chúng khiến bao người rơi lệ và giữ một vị trí vô cùng đặc biệt. Trong tất cả những lần tâm sự về những sáng tác về Bác, nhạc sĩ Thuận Yến bao giờ cũng nói: “Bác là nguồn cảm hứng vô tận của tôi. Tình yêu dành cho Bác trong tim tôi ngày một tròn đầy và là động lực thôi thúc tôi viết về Bác thật nhiều”. Thế nên ông đã có hơn hai mươi ca khúc về Người, ông còn viết cả những tổ khúc âm nhạc từ nguồn cảm hứng ấy.

Hình ảnh Bác trường tồn trong lòng mỗi người dân Việt

“Như có Bác trong ngày đại thắng” của nhạc sĩ Phạm Tuyên là mốc son trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại giành độc lập, thống nhất non sông (năm 1975)”. Bài hát vang lên đầu tiên vào đầu giờ chiều ngày 30/4/1975 qua hệ thống phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi ca từ vút lên cũng là lúc Việt Nam tuyên bố chính thức giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước trước toàn thế giới.

Ca khúc mang giá trị trường tồn cho tới ngày hôm nay bởi nó không chỉ mang ý nghĩa đặc biệt trong mỗi dịp đất nước tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4/1975 mà trong bất cứ sự kiện đón niềm vui chiến thắng nào, kể cả trong lĩnh vực thể thao, điệp khúc “Việt Nam - Hồ Chí Minh” cùng lá cờ đỏ sao vàng và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu lại xuất hiện trên khắp dải đất hình chữ S, trở thành bài hát “ăn mừng” của người Việt Nam.

“Như có Bác Hồ trong ngày đại thắng” có sức sống mãnh liệt, được nhiều thế hệ người Việt hát bằng cả trái tim mình. Điều nhạc sĩ Phạm Tuyên xúc động nhất là cho đến nay, ca khúc vẫn được khán giả hát ở bất kỳ nơi đâu, ngày lễ, Tết, hoặc hội nghị, liên hoan; từ đất liền đến biên giới, hải đảo, miền núi đến miền xuôi, bộ đội hay nông dân, ai cũng thuộc. Hơn thế nữa, ca khúc đã vượt ra khỏi biên giới nước nhà, lan tỏa đến nhiều nước trên khắp các châu lục.

Trong số vô vàn những sáng tác của các nhạc sĩ, ca khúc “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” sáng tác năm 1960 là một trong những ca khúc nổi bật về tấm lòng của những người con miền Nam với Bác: “Trên cánh đồng miền Nam/Đau thương mây phủ chân trời/Khi ca lên Hồ Chí Minh/Nghe lòng phơi phới niềm vui/Trên xóm làng miền Nam/Hình Người như Tiến quân ca/Giục lòng vươn cánh bay xa/Vùng lên giải phóng quê nhà...”.

Nhạc sĩ Trần Kiết Tường viết ca khúc này vào thời điểm nhân dân miền Nam đang phải sống trong cảnh đất nước chia cắt nhưng vẫn luôn nhớ về Bác, với niềm tin vững chắc đến ngày thống nhất…

“Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” là một trong những bài hát thiếu nhi hay nhất về đề tài Bác Hồ với trẻ em. Ra đời vào cuối năm 1945, sáng tác của nhạc sĩ Phong Nhã vẫn luôn ghi dấu trong trái tim thiếu nhi Việt Nam suốt hơn 70 năm qua. Hình ảnh Bác Hồ hiện lên thân thương và gần gũi “Bác chúng em dáng cao cao, người thanh thanh, mắt như sao, râu hơi dài”. Ca khúc đã đóng góp một phần quan trọng để hình ảnh Bác trường tồn trong lòng mỗi người dân Việt từ thế hệ này qua thế hệ khác. 

Ca khúc “Em mơ gặp Bác Hồ” được nhạc sĩ Xuân Giao, Chân dung vị cha già dân tộc hiện lên trong ánh mắt trẻ thơ gần gũi, thân quen như một vị Tiên ông trong chuyện cổ tích: “Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ”.

Bài hát với ca từ giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc nên được trẻ em yêu thích và thuộc nằm lòng. Còn rất nhiều bài hát ca ngợi Bác luôn đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng Việt Nam như: “Người cho em tất cả” (Hoàng Long - Hoàng Lân), “Bé yêu Bác Hồ” (Đỗ Nhuận), “Bên Lăng Bác Hồ” (Dân Huyền), “Em về quê Bác Hồ” (Hồ Tĩnh Tâm)…

Sau ca khúc “Bác Hồ người cho em tất cả”, vào năm 1978, hai anh em nhạc sĩ Hoàng Long - Hoàng Lân viết thêm ca khúc “Từ rừng xanh cháu về thăm Lăng Bác”, gửi gắm nhiều xúc cảm trong một lần viếng thăm Lăng Hồ Chủ tịch trên Quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Từ những miền xa xôi của Tổ quốc, bước qua bao núi, đèo, những em nhỏ háo hức được một ngày về Thủ đô thân yêu và ghé thăm Lăng Bác Hồ để bày tỏ lòng kính yêu. 

Ngoài ra, còn vô vàn những bài hát đầy sâu lắng mà tinh tế, đượm tình về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt như: “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” (Huy Thục), “Bác Hồ sống mãi với Tây Nguyên” (Lê Lôi) “Bác Hồ - Người cho em tất cả” (Hoàng Long, Hoàng Lân, thơ Phong Thu), “Bác Hồ trên đỉnh Trường Lệ”, Bé yêu Bác Hồ” (Đỗ Nhuận), “Bên lăng Bác Hồ” (Dân Huyền), “Bên ta như có Bác” (Lê Đăng Khoa), “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (Văn Cao), “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (Văn Cao), “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” của Đỗ Nhuận, “Chúng con bên giấc ngủ của Người” (Nguyễn Đăng Nước), “Dâng Người tiếng hát mùa xuân” (Nguyễn Văn Thương), “Dấu chân phía trước” (Phạm Minh Tuấn), “Đêm nghe hát đò đưa nhớ Bác” (An Thuyên), “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” (Trần Chung), “Đôi dép Bác Hồ” (Văn An, phổ thơ Tạ Hữu Yên), “Người là niềm tin tất thắng” (Chu Minh), “Những bông hoa trong vườn Bác” (Văn Dung)…

Viết về Bác - chắc chắn đó là đề tài vô tận không bao giờ vơi cạn. Trong mỗi người con đất Việt luôn sẵn có sự tôn kính, tình yêu thương, ngưỡng mộ và lòng biết ơn vô bờ bến đối với Bác... Bác vẫn luôn sống mãi với non sông đất nước, với con người Việt Nam và với tất cả những trái tim thương nhớ đong đầy. 

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.