Liệt sĩ Phan Đình Linh: Chuyện tình bất chấp biệt ly thời chiến

(PLVN) -  Ông Phan Đình Nga, em trai liệt sĩ Phan Đình Linh rít một hơi thuốc lào thật sâu, trầm tư và bắt đầu nói về người anh trai quả cảm của mình. Những câu chuyện từ thời hai anh em “chăn trâu cắt cỏ” hay rong chơi trên vùng biển mặn bổng ùa về trong ông… Cơn mưa chiều bổng dưng ập đến, tôi thấy khóe mắt của ông ngấn lệ.
Liệt sĩ Phan Đình Linh
Liệt sĩ Phan Đình Linh


"Lúc nào tôi cũng nhớ về anh mình"

Ông Linh sinh năm 1953, ông Nga sinh năm 1956. Hai anh em cận kề nhau nên kỷ niệm giữa ông Nga với ông Linh quá nhiều. Cuộc sống của đất nước thời chiến đầy khó khăn, nhưng tình anh em lúc nào cũng gắn bó, sẻ chia.

“Anh tôi là một người học rất giỏi, hiền ngoan và người con có hiếu. Tôi nhớ có lần mẹ đưa anh Linh đi thi học sinh giỏi môn Toán ở Vinh, Nghệ An, anh Linh sợ mẹ bị bom đạn nên không để mẹ đi về một mình, mẹ sợ anh Linh trễ thi lại đưa anh Linh trở lại. Hai mẹ con cứ thế mà bin rịn nhau, đưa đi, đưa lại. Khi anh Linh đi bộ đội mẹ thương nhiều vì biết tính anh Linh là người can đảm, hăng hái, sợ bị tổn thương bởi bom đạn”, ông Nga nhìn ra biển vắng.

Ông Nga cho biết thêm cả gia đình lúc đó ai cũng đi bộ đội, bố ông sang bên Lào từ năm 1970-1972. Ông Linh lần đầu cũng đi bộ đội bên Lào (nhập ngũ tháng 8/1971), về nước vào đèo Ngang làm hầm sau đó mới đi học Trường sĩ quan chính trị. Cuộc sống thời chiến, mỗi người một việc nên cả gia đình ít khi được gặp nhau. Từ sau năm 1975, ông Nga và ông Linh không gặp nhau, rồi chiến tranh biên giới nổ ra, ông Linh hi sinh.

“Anh tôi là người có ảnh hưởng nhiều đến tôi, vì anh gần kề tôi. Hai anh em thường trò chuyện khi rong chơi ở vùng biển mặn, anh dạy cho tôi học bài, bơi lội. Bây giờ mỗi khi nhìn lại hình ảnh anh mình, tôi lại thấy khung trời tuổi trẻ hai anh em đùa nghịch”, ông Nga lại bùi ngùi.

Ông Nga, em trai liệt sĩ Phan Đình LInh bùi ngùi nhớ anh trai mình
Ông Nga, em trai liệt sĩ Phan Đình LInh bùi ngùi nhớ anh trai mình

Cưới nhau xong là đi

Liệt sĩ Phan Đình Linh có vợ cùng xã tên là Phạm Thị Vượng. Sau khi cưới, năm 1978, bà Vượng đi bộ đội, ông Linh cũng lên đường ra tiền tuyến theo tiếng gọi Tổ quốc. Họ may mắn có một con gái là chị Phan Thị Loan (sinh năm 1979), hiện là giáo viên dạy cấp 3 ở trường THPT Nguyễn Công Trứ, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Dù không bao giờ biết mặt cha mình, nhưng cô giáo Loan lúc nào cũng nghĩ là mình giống cha qua tấm ảnh chân dung. Với cô, người cha luôn là tượng đài lớn trong tâm khảm, thôi thúc cô làm nhà giáo để truyền dạy tình yêu nước cho thế hệ trẻ.

“Tôi không biết mặt cha tôi, nhưng sự hi sinh của cha tôi cũng như những người lính khác cho đất nước luôn được tôi tôn trọng, tin yêu. Tôi chỉ mong rằng quê hương lúc nào cũng thanh bình và không có sự chia cắt nào như bố mẹ tôi thời chiến”, cô giáo Loan bày tỏ.

Ông Nga cho biết sau khi nhân tin đau buồn ông Linh hy sinh, bà Vượng như sụp đổ. Nhiều năm bà không chịu đi lấy chồng mà ở vậy nuôi con.

Bố mẹ chồng thương con dâu tuổi còn trẻ, coi như con gái trong nhà, giục lấy chồng khác, mãi tới năm 1985, bà Vượng mới đi bước nữa và sinh thêm một người con. “Đó là một phụ nữ tuyệt vời. Trong đời tôi chưa bao giờ thấy một người đàn bà nào tốt như vậy cả. Anh tôi hi sinh rồi nhưng chị vẫn chu đáo, thờ chồng, nuôi con, chăm sóc bố mẹ chồng. Bây giờ hằng năm có giỗ, tết…chị đều có mặt”, ông Nga bộc bạch.

Điều mà ông Nga buồn nhất là cách hành xử của chính quyền địa phương đối với gia đình thương binh, liệt sĩ. Ông nói cách tặng quà của họ giống như kiểu “bố thí” nên nhiều khi ông không đi nhận. “Cứ đến ngày Tết hay thương binh liệt sĩ, họ lại gọi loa bảo gia đình chúng tôi ra lấy quà. Anh trai tôi hi sinh cho đất nước đâu phải cần vài tấm quà, chúng tôi cần cách họ tôn trọng với người đã mất. Họ không làm được vậy, nên nhiều khi tôi không đi nhận”

Kỷ vật thời chiến

Tại Nhà truyền thống Trường Đại học Chính trị, Bộ Quốc Phòng hiện trưng bày 3 khẩu súng của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Phan Đình Linh, nguyên học viên của nhà trường.

Thông tin từ phòng truyền thống, 3 khẩu súng là 3 loại vũ khí gắn liền với quá trình học tập, chiến đấu của liệt sĩ Phan Đình Linh; là hiện vật quý để các thế hệ học viên Trường Đại học Chính trị học tập, tu dưỡng và noi theo tấm gương quả cảm, tinh thần chiến đấu anh dũng, sáng tạo của người cán bộ chính trị quân đội.

Khẩu súng AK thứ nhất mang số hiệu 1908593 được biên chế cho ông Linh dùng để học tập tại nhà trường từ 10/1976 đến 12/1978. Quá trình ở nhà trường, gắn bó với khẩu súng này, ông Linh đã học tập rèn luyện cho bản thân không chỉ giỏi về công tác Đảng, công tác chính trị, mà còn tinh thông về kỹ thuật, chiến thuật chiến đấu.

Đến đầu năm 1979, khóa học của ông Linh được tổ chức đi thực tập tại một đơn vị ở phía Bắc đúng vào thời điểm nổ ra chiến tranh biên giới. Bấy giờ, nhiều học viên cuối khóa đang làm nhiệm vụ thực tập đều hăng hái cầm súng trực tiếp chiến đấu cùng cán bộ, chiến sĩ đơn vị sở tại.

Trên cương vị Chính trị viên (thực tập) Đại đội 10, Trung đoàn 677, ông Linh đã chỉ huy bộ đội chốt giữ và chiến đấu ở Điểm cao 815 (một điểm cao có giá trị chiến thuật). Khẩu AK thứ hai được ông Linh sử dụng trong quá trình chỉ huy bộ đội và thực hành chiến đấu. Với khẩu súng này, ông đã tiêu diệt nhiều quân địch.

Khẩu súng thứ ba là súng B40 mang số hiệu 5896, được ông Linh trực tiếp sử dụng hiệu quả trong chiến đấu bảo vệ biên giới. Là Chính trị viên đại đội, ông đã chỉ huy bộ đội đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch, lập nhiều chiến công tiêu biểu.

Trong đợt thực tập đó, ông Linh cùng 21 học viên khác đã chiến đấu anh dũng và hy sinh trên mảnh đất biên cương phía Bắc Tổ quốc. Sau khi ông Linh hy sinh, cán bộ, chiến sĩ Đại đội 10 đã dùng 2 khẩu súng của Chính trị viên đại đội tiếp tục chiến đấu.

Ba khẩu súng liệt sĩ Phan Đình Linh đã sử dụng
Ba khẩu súng liệt sĩ Phan Đình Linh đã sử dụng

Liệt sĩ Phan Đình Linh sinh năm 1953, dân tộc Kinh. Quê xã Xuân Yên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nhập ngũ tháng 8-1971. Khi hy sinh đồng chí là trung uý, học viên trường Sĩ quan chính trị, thực tập tại C10, D6, E677, F346, QK1, đảng viên ĐCSVN. 

Trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược ở biên giới phía Bắc, ông Phan Đình Linh là học viên Trường sĩ quan chính trị đi thực tế ở đơn vị cơ sở. 

Ngày 19/2/1979, địch cho lực lượng lớn đánh phá ác liệt và tấn công vào đội hình của đơn vị. Cuộc chiến đấu mỗi lúc một ác liệt hơn. Đến 10 giờ địch đã chiếm được một số đoạn giao thông hào. Đại đội chỉ còn 4 người, đạn dược ít dần. Phan Đình Linh chỉ huy đơn vị bám sát địch, cướp súng địch đánh địch, dùng lưỡi lê đánh giặc. Trận này ông diệt hàng chục tên địch và đã anh dũng hy sinh ngay trên trận địa. 

Ngày 20/12/1979, liệt sĩ Phan Đình Linh được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân và Huân chương Quân công hạng 3.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.