Huyện Cần Giuộc trên chặng đường phát triển mới đầy tiềm năng

Đại hội Đảng bộ huyện Cần Giuộc lần thứ XII (Nhiệm kỳ 2020-2025)
Đại hội Đảng bộ huyện Cần Giuộc lần thứ XII (Nhiệm kỳ 2020-2025)
(PLVN) - Huyện Cần Giuộc được xác định là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của tỉnh Long An, theo định hướng quy hoạch Cần Giuộc là đô thị vệ tinh của TP HCM. 

Năm 2020, vượt qua nhiều khó khăn thử thách, cùng với sự nỗ lực của hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân, nhất là sự đóng góp của các doanh nhân - doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển vững mạnh kinh tế - xã hội của huyện nhà.

Kết quả ấn tượng

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng mạnh, thu ngân sách vượt chỉ tiêu, huy động nguồn lực, xã hội hóa xây dựng kết cấu hạ tầng được doanh nghiệp và nhân dân đồng thuận, hưởng ứng cao.

Sản xuất nông nghiệp được quy hoạch định hình, phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hoàn thành đạt và vuợt 18/20 chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế-xã hội. Thu ngân sách đạt 640 tỷ đồng, đạt 124,3% dự toán tỉnh giao.

Diện tích các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng lên nhiều, đến nay toàn huyện có khoảng 1.750 ha rau màu; 304,32 ha các mô hình nuôi tôm nước lợ ứng dụng công nghệ cao mang lại hiệu quả tốt, môi trường ổn định, tôm thương phẩm đạt cỡ lớn, giúp người dân tiết kiệm chi phí, giảm công lao động từ đó mang lại hiệu quả kinh tế khá trong điều kiện giá tôm thương phẩm không ổn định hoặc thấp hơn giá thành.

Triển khai thực hiện chương trình nông thôn mới của huyện đạt nhiều kết quả (8/14 xã đạt chuẩn văn hóa, NTM), trong đó xã Phước Hậu được công nhận là xã NTM nâng cao; dự kiến sẽ có thêm xã Phước Lại và Đông Thạnh đạt chuẩn NTM.

Công tác cải cách hành chính đặc biệt là ứng dụng tin học và quản lý có nhiều tiến bộ vì mục tiêu nâng cao mức độ hài lòng của tổ chức và cá nhân; chương trình hợp tác phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh với các huyện giáp ranh của TP.Hồ Chí Minh phát huy hiệu quả nhất là kết cấu hạ tầng giao thông; công tác kiến thiết, chỉnh trang đô thị được quan tâm đầu tư tạo nên diện mạo mới cho huyện từ thị trấn đến nông thôn.

Một góc Thị trấn Cần Giuộc
Một góc Thị trấn Cần Giuộc 

Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ và công nghiệp. Trong năm thực hiện cấp 764 giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh các ngành nghề thương mại dịch vụ với tổng số vốn đăng ký kinh doanh gần 130 tỷ đồng.

Đến nay toàn huyện có 91 dự án khu, cụm công nghiệp, đô thị, dân cư, tái định cư, dân cư-tái định cư-thương mại và dịch vụ, nghĩa trang… với tổng diện tích khoảng 3.781,44 ha; có 06 KCN đã đi vào hoạt động, đã thu hút được gần 400 nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Năm 2020, UBND tỉnh Long An tiếp nhận đầu tư 6 Dự án tái định cư, Cụm Công nghiệp với diện tích hơn 276 ha trên địa bàn xã Phước Vĩnh Đông, Tân Tập; báo cáo đề xuất danh mục UBND tỉnh đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với 22 Dự án dân cư, đô thị, thương mại, dịch vụ với diện tích hơn 5.137ha.

Đặc biệt, Cảng Quốc tế Long An: Đã hoàn thành xây dựng cầu cảng số 1, 2, 3; khánh thành mở cảng số 1, 2 đưa vào khai thác sử dụng; riêng cầu cảng số 3 chiều dài 210 m, trọng tải 50.000 DWT đang tiếp tục nạo vét để công bố mở cảng. Trong đó, cầu cảng số 1 tiếp nhận tàu thế giới với chiều dài 210 m, trọng tải 30.000 DWT; cầu cảng số 2 chiều dài 210 m, có thể tiếp nhận được tàu có tải trọng đến 50.000 DWT.

Ngoài ra, Công ty Cổ phần Cảng Long An đang triển khai thi công xây dựng cầu cảng số 7 với chiều dài 260 m, trọng tải từ 50.000 DWT - 70.000 DWT. Trong năm 2020, Cảng Long An có tổng cộng 105 lượt tàu cập cảng, trong đó có 80 tàu thuộc diện áp dụng của Bộ luật ISPS, 25 tàu hoạt động tuyến nội địa; 430 sà lan cập cảng bốc dỡ hàng hóa với tổng trọng lượng hàng hóa là 483.414.574 tấn.

Qua đó tiếp nhận, giải quyết việc làm cho trên 40.000 lao động địa phương và khu vực lân cận, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân; giảm hộ nghèo từ 7,59% (năm 2010) xuống còn 2,15% (năm 2018); thu nhập bình quân đầu người từ 30 triệu đồng/năm (năm 2010) lên 50 triệu đồng/năm (năm 2018).

Một góc Thị trấn Cần Giuộc từ trên cao
Một góc Thị trấn Cần Giuộc từ trên cao 

Định hướng cho giai đoạn 2020 – 2025

Năm 2020 vừa qua, Đại hội Đảng bộ huyện Cần Giuộc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) đã thành công tốt đẹp.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh – Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc cho biết: “Huyện sẽ tiếp tục quan tâm, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Lập lại trật tự pháp luật trong quản lý đất đai, đô thị, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường. Tiếp tục cải cách hành chính, củng cố, tổ chức bộ máy hoạt động ổn định, hiệu quả gắn với cải cách công vụ, công chức, thực hành tiết kiệm chống lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; đảm bảo quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Giai đoạn 2020 - 2025, huyện Cần Giuộc phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu quan trọng: Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành hàng chủ yếu bình quân hàng năm giai đoạn 2020 - 2025 là 20%. Trong đó, nông nghiệp 2,7%, công nghiệp – xây dựng 22% và thương mại – dịch vụ 13%. Sản lượng rau bình quân 135.000 tấn/năm (100% rau an toàn), tôm nước lợ 5.000 tấn/năm. Thu ngân sách tăng bình quân 15%/năm”.

“Cùng với đó, huyện phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới, có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. 100% đường trục xã, liên xã và 70% đường trục ấp được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 70% trường đạt chuẩn quốc gia; trên 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế; tăng dân số tự nhiên dưới 0,9%; có 8 bác sĩ/vạn dân; lao động qua đào tạo đạt 75%; hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh 100%, trong đó nước sạch đạt 70%.

Hai chương trình đột phá được xác định là Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng rau và nuôi tôm nước lợ gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; Chương trình giải phóng mặt bằng, tái định cư và ổn định đời sống người dân. 2 công trình trọng điểm: Đầu tư xây dựng cầu bắc qua sông Cần Giuộc nối thị trấn Cần Giuộc và xã Phước Lại; công trình Đầu tư xây dựng đường giao thông kết nối Tuyến tránh Quốc lộ 50 với đường Nguyễn Thái Bình gắn với hình thành khu đô thị mới thị trấn Cần Giuộc.

Huyện ủy, Ủy ban cam kết sẽ luôn tạo điều kiện, môi trường thuận lợi nhất nhằm thúc đẩy, phát huy sức sáng tạo của nhân dân và các thành phần kinh tế để hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của địa phương đề ra”, ông Nguyễn Tuấn Thanh chia sẻ thêm.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.