Độc đáo đôi dép Cụ Hồ thời hiện đại

(PLVN) - Gần 80 tuổi nhưng ông Phạm Quang Xuân (SN 1942) vẫn miệt mài công việc sản xuất dép lốp bằng tay. Đôi dép này không chỉ là vật dụng, mà còn là kỷ vật của khách du lịch khi đến Việt Nam...

Cả thế giới chỉ có Việt Nam sản xuất dép lốp

Trong ngôi nhà nhỏ ở đường Nguyễn Biểu (quận Ba Đình, Hà Nội), ông Xuân vừa cặm cụi một mình tạo tác đôi dép cao su thô sơ huyền thoại, mà dân gian hay gọi “đôi dép Bác Hồ”, "dép lốp".

“Nghề làm dép cao su của nhà tôi đã gần 100 năm, tôi vẫn nối tiếp việc của ông cụ tôi vì nó là cái nghiệp gia đình. Hơn nữa, nhu cầu đi dép cao su vẫn còn, nhất là người trẻ, họ thích đi dép cao su như là “mốt”, ngoài ra dép còn bán được cho khách du lịch”, ông Xuân bộc bạch.

Ông Xuân cho biết, một ngày ông làm được vài đôi dép, thu nhập đủ cho sinh hoạt vợ chồng, tiền ông uống cà phê, ăn sáng, đọc báo…

Ông nhớ lại, năm 18 tuổi, ông bắt đầu làm dép lốp tại Xí nghiệp dép lốp Trường Sơn số 45 Hàng Bồ.

Ngày đó Xí nghiệp làm dép theo dây chuyền. Tức là ai phá lốp thì cả ngày chỉ phá lốp, ai quay tay thì cứ quay tay, khoanh đế thì cứ khoanh đế, xâu quai thì cứ xâu quai.

Ông luôn quan sát rất kỹ những người thợ giỏi đang làm rồi âm thầm tập luyện ngày đêm. Chính vì vậy mà ông là người duy nhất có thể làm hoàn hảo tất cả các công đoạn của một đôi dép.

Nhìn thấy ai làm chưa tốt ông hay góp ý nên nhiều người ghét, ông kêu gọi đóng quai dép thật khít tránh tuột quai. Đang xung phong trên chiến trận mà tuột quai là chết. Góp ý xong là ông làm luôn cho xem nên mọi người dù ẫm ức nhưng tất cả đều phục.

“Độ bền trung bình mỗi đôi dép khoảng 10 năm đối với đế và ba năm với quai, vì hai nguyên liệu này được làm từ lốp xe siêu trường, siêu trọng chuyên chở than ở vùng mỏ Quảng Ninh thải ra”, ông Xuân chia sẻ.

Người chế tác đôi dép huyền thoại của Cụ Hồ

Năm 1970 cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh đến Xí nghiệp đặt 10 đôi dép Bác Hồ để trưng bày tại các bảo tàng trên toàn quốc. Ông vinh dự là 1 trong 5 người được chọn. Hiện những đôi dép này vẫn được trưng bày tại Di tích Phủ Chủ tịch và Bảo tàng Hồ Chí Minh. Nó được coi là bảo vật.

Khi được giao nhiệm vụ tái tạo đôi dép đã gắn liền với cuộc đời cách mạng của vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu, ông thấy vô cùng vinh dự và tự hào.

Theo ông Phạm Quang Xuân, cái khó nhất là nguyên liệu và phương thức chế tác đôi dép nguyên mẫu đã không còn được sử dụng tại thời điểm ông được giao nhiệm vụ chế tạo, bởi vậy, nên để “phỏng theo thì dễ, chứ làm thật giống thì khó”. Khi đôi dép làm xong được đánh giá giống với đôi dép nguyên bản đến 95%.

Một trong những lần đáng nhớ nhất là khi ông được giao nhiệm vụ làm dép cho những cán bộ vào miền Nam công tác, chiến đấu đầu những năm 1970. Ngày ấy ông làm ở công ty Bách Hóa 45 Hàng Bồ, Hà Nội. “Lúc ấy dép cao su hiếm lắm. Chúng tôi có khi 6 tháng mới được mua một đôi. Được đo chân cho từng cán bộ trước khi lên đường, tôi cảm động lắm”, ông kể.

Đôi dép này thịnh hành đến năm 1985 thì suy giảm do không còn được ưa chuộng và không cạnh tranh được với các mẫu dép mới của Miền Nam, đơn vị ông làm giải thể.

Bỏ nghề dép ông mưu sinh bằng đủ các nghề như: Thợ cơ khí, khâu bóng, sửa đồng hồ, trang trí nội thất. Bất kỳ ngành gì ông đều được đánh giá là tâm huyết và có tay nghề giỏi.

Kinh qua nhiều nghề khác nhau đã giúp ông có cái nhìn toàn diện về cái đẹp. Nghề sửa đồng hồ đòi hỏi phải rất tỉ mỉ, phải biết mài dụng cụ. Nghề cơ khí giúp ông nghĩ ra nhiều dụng cụ tinh xảo, nghề trang trí giúp ông quan sát về cái đẹp.

Tuy nhiên, ông vẫn dành thời gian làm dép tặng con cháu, bạn bè. Thỉnh thoảng những người hoài cổ đến đặt dép ông làm, các đoàn làm phim đặt dép để diễn viên đóng vai Bác Hồ, bộ đội… Có thể nói thời gian này đôi dép của ông đạt đỉnh cao nhất về chất lượng, bởi ngoài kinh nghiệm, nó còn là sản phẩm của sự tổng hợp kỹ xảo các nghề trên.

Dụng cụ để sản xuất một đôi dép cao su
Dụng cụ để sản xuất một đôi dép cao su

Ông chia sẻ, cuộc sống của ông bây giờ là sáng sớm đi bơi ở sông Hồng, ăn sáng, dành thời gian đọc báo… và tiếp tục công việc cho ra đời nhiều dép lốp mới. Một công việc như thói quen, đơn giản, nhưng sản phẩm ra đời nó mang cả dặm dài câu chuyện của đất nước, từ thời chinh chiến cho đến hòa bình. Trong đó có bóng dáng kính yêu của Cụ Hồ.

Đôi dép lốp với huyền thoại về nó đến với khách hàng như một thông điệp sống động về lịch sử
Đôi dép lốp với huyền thoại về nó đến với khách hàng như một thông điệp sống động về lịch sử

Bà Phạm Thu Hương, Phó Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh chia sẻ trong một buổi trình diễn làm dép lốp tại bảo tàng: “Từ rất lâu rồi, trong mỗi cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, những đôi dép cao su đã là vật hết sức quen thuộc đối với bộ đội Việt Nam, người dân. Đặc biệt, đôi dép cao su là một trong những biểu tượng về cuộc đời Cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, được gọi với tên gọi thân thương là Đôi dép Bác Hồ. Chúng tôi cho rằng, chương trình sẽ giúp khách tham quan nhận thức, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của đôi dép cao su, về quy trình thực hiện, thông tin lịch sử quanh đôi dép cao su đã gắn với cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.