'Đánh' vào ý thức để diệt họa do hỏa hoạn

Diễn tập phòng chống cháy nổ, cứu hộ và cứu nạn tại trụ sở và kho hàng Công ty BITEX (TP HCM).
Diễn tập phòng chống cháy nổ, cứu hộ và cứu nạn tại trụ sở và kho hàng Công ty BITEX (TP HCM).
(PLO) - Hỏa hoạn là một trong “tứ nạn” và luôn cần phải phòng ngừa. Nhưng thời gian gần đây, dù công tác tuyên truyền đã được tăng cường nhưng số vụ hỏa hoạn diễn ra không hề ít mà phần lớn nguyên nhân do sự thiếu hiểu biết và chủ quan của con người.

Cháy lớn “nối” cháy nhỏ

Các vụ hỏa họan xảy ra do bất cẩn, thiếu ý thức từ nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, cơ quan đến trường học, bệnh viện, nhà dân và đem theo những hậu quả hết sức khôn lường, ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và an sinh xã hội. “Tuần lễ quốc gia về An toàn vệ sinh lao động – Phòng chống cháy nổ”, với rất nhiều khẩu hiệu  có ý nghĩa, trực quan, sinh động được tổ chức nhiều năm nay nhưng trớ trêu là càng phát động, những vụ cháy, nổ và số người chết do tai nạn cháy, nổ càng không có “ý định” giảm. 

Năm 2016, ghi nhận nhiều vụ cháy nghiêm trọng tại các cơ sở sản xuất như vụ cháy xưởng gỗ gần 1000m2 của một chi nhánh Công ty TNHH Thương mại máy chế biến gỗ Tân Đại Lộc TX Thuận An (Bình Dương), vụ cháy tại xưởng sản xuất loa âm thanh tại huyện Bình Chánh, TP HCM đã thiêu rụi nhiều tài sản bên trong khu xưởng rộng 600m2 này;  vụ hỏa hoạn xảy ra tại một công ty hóa chất, vốn đầu tư Hàn Quốc, đóng tại Khu công nghiệp Sóng Thần 3 (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) thiêu rụi toàn bộ hàng hóa, gần 5.000 m2 nhà xưởng hư hỏng và đổ sập, thiệt hại hàng chục tỷ đồng; vụ hỏa hoạn tại Công ty TNHH Bags Connection Vina (quận 12, TP HCM) thiêu rụi 2.000 m2 khu xưởng may ở tầng 1, hơn 100 máy may, 2 máy ép keo, nhiều nguyên liệu vải, trần nhà đổ sập;… 

Không chỉ cháy nổ ở các cơ sở sản xuất, ngay các phương tiện giao thông, trong mỗi căn nhà cũng có thể bị “bà hỏa” ghé thăm như vụ cháy nổ xảy ra do hai xe khách đâm nhau tại km 1730+300 QL 1, đoạn qua địa bàn xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận hồi tháng 5 khiến gần 50 người thương vong; vụ việc một cử nhân ở Bình Định tử vong sau thời gian điều trị bỏng nặng do va chạm xe máy với hai thanh niên vừa cầm bịch xăng vừa hút thuốc gây nổ hôm 2/9. Và mới đây, rạng sáng 4/10, một vụ cháy lớn đã xảy ra tại cửa hàng dịch vụ cưới hỏi nằm trên đường Nguyễn Văn Quá (phường Đông Hưng Thuận, quận 12, TP HCM) khiến 3 người trong một gia đình tử vong.

Với mật độ dân cư đông đúc, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tấp nập trong điều kiện không gian chật hẹp của đô thị cộng với sự chủ quan của người dân khiến nguy cơ cháy nổ  luôn tiềm ẩn trong mỗi ngôi nhà, mỗi tòa chung cư, mỗi khu chợ, trung tâm thương mại, cơ sở sản xuất… Đáng lưu ý là tiềm ẩn nguy cơ xảy ra cháy, nổ, mất an toàn tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu trong khu vực nội thành, nội thị. Các vụ cháy dù lớn hay nhỏ đều gây ra những thiệt hại về người hay tài sản, có vụ giá trị thiệt hại hàng trăm tỷ đồng và cướp đi nhiều mạng sống.

Theo thống kê của Bộ Công an, trung bình mỗi năm xảy ra gần 2.000 vụ cháy, nổ, làm chết khoảng 60 người, thiệt hại về tài sản lên đến gần 500 tỷ đồng. Đáng lưu tâm là tình hình cháy, nổ có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp khiến phương tiện và lực lượng phòng cháy chữa cháy được đầu tư hàng năm nhưng vẫn không thể ngăn chặn, đối phó được “bà hỏa”. 

Tại nhiều diễn đàn và qua phân tích thực tế các vụ các cháy nổ cho thấy, nguyên nhân đầu tiên và trước hết được xác định là do ý thức của con người. Với tâm lý chủ quan của người dân, công tác phòng cháy chữa cháy chưa được quan tâm đúng mức nên phương tiện thiết bị chữa cháy chỉ là để “trưng bày, đối phó” khi bị kiểm tra. Không biết cách sử dụng các thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiếu hiểu biết  về các nguồn gây cháy, kỹ năng chữa cháy hạn chế, lực lượng tại chỗ mỏng nên khi cháy xảy ra, thiệt hại thường rất nghiêm trọng nếu lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy không đến kịp như thực tế vụ cháy Trung tâm Thương mại thành phố Hải Dương.

Ngoài ra, theo các chuyên gia, một vài thói quen phổ biến của người dân đã “tiếp tay” cho “bà hỏa” như tự ý lắp đặt thêm các thiết bị, đồ dụng điện có công suất tiêu thụ điện lớn... mà không tính toán đến khả năng tải điện của mạng điện; đầu nối dây dẫn điện tùy tiện, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật; dây dẫn không đủ khả năng để tải dòng điện đến các thiết bị, dụng cụ điện mà nó cung cấp; sử dụng điện không an toàn: quên ngắt ấm điện, bàn là...; lắp đặt đèn chiếu sáng công suất lớn sát trần, vách; không kiểm tra và bảo dưỡng các thiết bị điện thường xuyên, khi vận hành trong thời gian dài làm nóng thiết bị gây cháy...

Một nguyên nhân không thể bỏ qua, đó là mức xử phạt hành chính hiện nay chưa đủ sức răn đe để các chủ đầu tư chấp hành nghiêm các quy định về phòng cháy, chữa cháy. Mức phạt hành chính cao nhất đối với các vi phạm về an toàn phòng cháy chữa cháy ở các khu chung cư cao tầng hiện nay tối đa mới chỉ có 80 triệu đồng. Nhiều ý kiến cho rằng mức xử phạt này là quá nhẹ dẫn đến việc các chủ đầu tư “nhờn” luật, bỏ mặc các nguy cơ làm mất an toàn cháy nổ tại các tòa nhà này để “tiết kiệm một phần chi phí”. Hơn nữa, tại các tòa nhà chung cư, điểm công cộng, công tác phòng cháy chữa cháy ít được quan tâm vì “cha chung không ai khóc”. 

Điều đó có thể thấy rõ qua đợt kiểm tra về an toàn phòng cháy chữa cháy tại các chung cư, nhà cao tầng trên địa bàn Hà Nội sau vụ cháy tầng hầm chung cư CT4 Khu đô thị Xa La hối tháng 10/2015, lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm hành chính 30 trường hợp với số tiền gần 900 triệu đồng (chủ yếu là lỗi vi phạm về hành vi đưa nhà, công trình vào hoạt động, sử dụng khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC).

Bà Phạm Thị Hòa, Phó Chủ tịch UBND quận Hà Đông nhấn mạnh: “Mức xử phạt hành chính như hiện nay chưa đủ sức răn đe để các chủ đầu tư chấp hành nghiêm các quy định về PCCC. Chúng tôi kiến nghị cần có chế tài mạnh hơn nữa để lập lại trật tự trong đầu tư xây dựng. Ví dụ như phải kịp thời thực hiện đình chỉ, tạm đình chỉ, kiên quyết không cấp điện, cấp nước sinh hoạt khi công trình chưa được nghiệm thu về PCCC. Làm được điều này sẽ ngăn ngừa được tình trạng chủ đầu tư bất chấp công trình chưa đủ các điều kiện về an toàn PCCC đã đưa vào sử dụng, chủ đầu tư bỏ qua nghiệm thu về PCCC đã đưa vào sử dụng”.

Quan trọng nhất là tự ý thức của mỗi người

Cùng với những biện pháp phòng chống cháy nổ trong hoạt động sản xuất, sinh hoạt, diễn tập phòng cháy chữa cháy là giải pháp thiết thực để tăng cường năng lực đối phó khi có hỏa hoạn nhưng cần được tổ chức thường xuyên để các kỹ năng, phản ứng, xử lý ứng phó khi có tình huống cháy nổ của lực lượng phòng cháy chữa cháy “tại chỗ” được nhạy bén, bảo vệ kịp thời tài sản và tính mạng, hạn chế thấp nhất thương vong và thiệt hại.

Theo các chuyên gia phòng cháy chữa cháy, xây dựng ý thức phòng chống cháy nổ là yêu cầu tiên quyết và hết sức đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao để giảm thiểu tối ta những tác nhân có thể gây ra cháy nổ vì “phòng cháy” hơn là “chữa cháy”. Đồng thời, cần thường xuyên kiểm tra việc phòng cháy và ứng xử khi có sự cố cháy nổ xảy ra, không để khi có cháy thì bình hết bọt, vòi dính, nước không chảy còn người thì hoảng loạn, không biết “phun bọt vào đâu”…

Trước nguy cơ cháy nổ trên địa bàn và để chủ động phòng chống, ngay từ đầu năm, UBND TP Hà Nội yêu cầu các sở, ngành liên quan, UBND quận, huyện, thị xã tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn TP. Đặc biệt, Chủ tịch UBND TP nghiêm khắc khẳng định: “Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý”.

Theo đó, các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị và các cơ sở sản xuất, kinh doanh tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy. Khi xảy cháy, khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ, triển khai đồng bộ các biện pháp, tích cực phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản; khẩn trương khắc phục hậu quả, ổn định tình hình. 

Đồng thời, theo UBND TP Hà Nội, để phòng, chống cháy nổ, trước hết phải thường xuyên kiểm tra phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại bởi đây là những điểm có mật độ dân cư cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây cháy nổ. Trên cơ sở đó, UBND TP cũng giao Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố tổ chức rà soát quy hoạch, phân loại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại để đề xuất với UBND TP chỉ đạo xử lý, khắc phục dứt điểm các tồn tại, vi phạm về phòng cháy, chữa cháy.

Đôn đốc các cơ quan, đơn vị và các tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm quy định về thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng; nghiên cứu xây dựng quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư, chung cư, chợ và trung tâm thương mại…

Rõ ràng hiệu quả của công tác phòng cháy chữa cháy phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của mỗi công dân trong việc phòng chống cháy nổ, trong đó có cả việc ngăn cản nguy cơ gây cháy, nổ và cả kịp thời phát hiện dấu hiệu cháy, nổ để xử trí ngay mầm hỏa, không để hình thành vụ cháy, nổ lớn.

Đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, để phòng, chống cháy nổ cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức phòng cháy chữa cháy, nhất là tập trung tuyên truyền về trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình và cá nhân hướng đến hình thành tinh thần hoàn toàn tự giác trong việc phòng cháy chữa cháy của từng cơ sở, từng gia đình, từng cá nhân để phát huy được hiệu quả lực lượng “tại chỗ” trong phòng cháy chữa cháy.

Cùng với việc tăng cường trang thiết bị, kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho các lực lượng chuyên nghiệp, quy hoạch, sắp xếp hợp lý những cơ sở có nguy cơ cao về cháy nổ (các trạm xăng dầu; các cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu dễ nổ, dễ cháy…), trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy tại các tòa nhà, nơi tập trung đông dân, hoạt động sản xuất, nơi có nhiều nguy cơ cháy nổ… thì việc sử dụng công cụ pháp luật một cách hữu hiệu để giáo dục ý thức phòng ngừa các tác nhân gây cháy nổ ở mỗi cá nhân là rất cần thiết. Đó là có các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, răn đe và xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy.

Làm tốt công tác phòng ngừa ngay từ đầu, mỗi người có ý thức phòng chống cháy nổ thì sẽ hạn chế được tối đa hậu quả của cháy nổ gây ra cho cả cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.