Đa Phước muốn trả lại TP HCM 2000 tấn rác/ngày: Chuyên gia cảnh báo “an ninh rác”

Việc Đa Phước muốn trả lại rác được các chuyên gia cho là cố tình gây sức ép lên chính quyền TP HCM
Việc Đa Phước muốn trả lại rác được các chuyên gia cho là cố tình gây sức ép lên chính quyền TP HCM
(PLO) -Sau sự cố gây mùi hôi cho khu Nam Sài Gòn, bãi rác Đa Phước đề nghị chính quyền thành phố cho trả lại 2.000 tấn mỗi ngày mà họ nhận thêm từ cuối năm 2014. Việc Đa Phước đòi trả lại 2.000 tấn rác được các chuyên gia cho là "cố tình gây sức ép" với chính quyền, đây cũng là lời cảnh báo về độc quyền trong xử lý và ảnh hưởng tới an ninh rác của TP HCM.

Đa Phước kêu khó

Công ty TNHH xử lý chất thải Việt Nam (VWS) vừa gửi văn bản đến Thành ủy, HĐND, UBND TP HCM và Sở Tài nguyên - Môi trường đề nghị ngưng xử lý, trả lại cho thành phố 2.000 tấn rác (trong số 5.400 tấn mỗi ngày) tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.

Trước đó, bãi rác Đa Phước bị nhà chức trách xác định là thủ phạm gây ra mùi hôi thối ở khu Nam Sài Gòn (quận 7, huyện Bình Chánh, Nhà Bè) nhiều tháng nay. Nơi phát tán mùi hôi là khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác.

Nguyên nhân được cho là do công nghệ xử lý rác của VWS chủ yếu là chôn lấp. Trong khi đơn vị này ký hợp đồng với TP HCM có nội dung "sẽ tiếp nhận khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau đó phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ chôn lấp".

Để khắc phục mùi khó chịu tấn công khu dân cư, TP HCM yêu cầu VWS phủ bạt ở khu vực nước rỉ rác, xử lý khí thải thu được, hoàn tất những công việc đang đầu tư dở dang (mà báo cáo tác động môi trường đưa ra)... Phía thành phố sẽ giải phóng mặt bằng để trồng cây xanh cách ly bên ngoài bãi rác và phân loại rác tại nguồn.

Theo VWS, thực hiện yêu cầu của chính quyền thành phố, từ cuối tháng 11/2014, mỗi ngày công ty đã tiếp nhận thêm 2.000 tấn rác từ Công ty Môi trường Đô thị TP HCM. Để thực hiện được, VWS đã đầu tư thêm nhiều thiết bị mới, xây dựng nhà máy xử lý nước mở rộng và tuyển dụng thêm nhân công...

"Tuy nhiên, quá trình thực hiện yêu cầu này công ty đã gặp phải tình huống khó khăn, phức tạp bởi những định kiến sai lệch của dư luận dẫn đến sự hiểu sai về bản chất sự việc, gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, gây hoang mang về tinh thần cho đội ngũ chuyên gia, công nhân và ảnh hưởng đến uy tín của thành phố và công ty, đặc biệt là trong thời gian một tháng qua", văn bản của VWS nêu.

Chủ đầu tư bãi rác Đa Phước cho biết, trước áp lực của dư luận, đồng thời để giảm khối lượng nước mưa pha lẫn nước rỉ rác bị tăng lên đột ngột do ảnh hưởng từ hai trận mưa lớn vừa qua và chờ hoàn tất nhà máy xử lý nước thải mở rộng công suất 2.000 m3/ngày, VWS đề xuất tạm ngưng nhận lượng rác nêu trên.

"Thời gian tạm ngưng tiếp nhận khối lượng tăng thêm 2.000 tấn mỗi ngày bắt đầu từ ngày 10/10. Riêng khối lượng rác được giao cho công ty tiếp nhận ổn định lâu nay vẫn thực hiện bình thường từ 18h đến 6h sáng mỗi ngày. Đồng thời, sẽ tiếp nhận lại lượng rác trên khi nhà máy xử lý nước thải mở rộng đi vào hoạt động trở lại vào 2/2017", VWS cho biết.

Chiều 6/10, trao đổi với báo chí, Phó chủ tịch UBND TP HCM Lê Văn Khoa cho biết đã nhận được văn bản của VWS. Vấn đề này sẽ được UBND thành phố bàn thảo "vì đây là chuyện rất quan trọng đến môi trường".

Trong khi đó, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM nói, sẽ căn cứ vào hợp đồng với VWS để giải quyết các tình huống phát sinh, trên cơ sở đặt vấn đề đảm bảo môi trường lên hàng đầu.

“Cố tình bắt bí, gây sức ép với chính quyền”

Đánh giá việc VWS đòi trả TP HCM 2.000 tấn rác mỗi ngày, GS.TS Lê Huy Bá - nguyên Viện trưởng Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Đại học Công nghiệp TP HCM) - cho đây là hành vi "cố tình bắt bí, gây sức ép với chính quyền" và "nhà đầu tư tử tế người ta không làm như vậy" khi thành phố đang khó khăn về nơi xử lý.

"VWS viện lý do giảm tiếp nhận rác để giảm mùi hôi là không thuyết phục bởi Đa Phước vẫn còn tiếp nhận và chôn lấp hơn 3.000 tấn một ngày. Muốn hạn chế mùi hôi có nhiều cách như: phun xịt hóa chất, phủ đất, trát bùn, phủ bạt che chắn... chứ không nhất thiết phải ngưng nhận rác", ông Bá nói.

Giáo sư cũng cho rằng, động thái của Đa Phước lần này cũng là lời cảnh báo về độc quyền và an ninh rác - vấn đề mà giới khoa học đã cảnh báo thành phố từ hàng chục năm trước.

Khu chôn lấp rác và chứa nước thải của bãi rác Đa Phước phát sinh mùi hôi.
Khu chôn lấp rác và chứa nước thải của bãi rác Đa Phước phát sinh mùi hôi. 

"Khi thành phố có chủ trương đóng cửa bãi chôn lấp rác số 3 ở Phước Hiệp (Củ Chi) để đưa tất cả về Đa Phước cũng có nhiều lời cảnh bảo về nguy cơ độc quyền trong xử lý rác", ông Bá nói.

Theo nguyên Viện trưởng Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường, vấn đề xử lý rác thật sự rất nguy hiểm. Trong lịch sử, các nước ở châu Âu như Tây Ban Nha, Italya... rác được lợi dụng để tạo sức ép, tác động đến chính trường, làm đòn bẩy chính trị.

"Chọn nhà đầu tư mà chỉ nghe người ta quảng cáo về công nghệ thì rất nguy hiểm. Bây giờ phải xử lý thế nào là một vấn đề hết sức phức tạp. Tôi cũng không thể nói là mình có ý kiến gì sáng suốt, mà chỉ góp ý là thành phố phải kiên quyết, khôn khéo hơn, nhất là phải có cái tầm và cả cái tâm", GS Bá nói và cho rằng thành phố cũng phải tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh, không để cho một nhà đầu tư nắm việc chôn lấp 100% rác của thành phố.

Cùng quan điểm, một chuyên gia đề nghị không nêu tên, nói rằng, thành phố đã sai lầm khi chọn Đa Phước vì nghe họ ca ngợi về công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trong khi gần 10 năm hoạt động công ty này chỉ chôn lấp rác, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. 

"Rõ ràng Đa Phước đang ép thành phố. Thành phố cần lập tổ công tác đặc biệt để xử lý vấn đề “khủng hoảng rác”, phải làm rõ trách nhiệm ai đã duyệt đưa 2.000 tấn rác về đây. Kể cả việc chỉ có công nghệ chôn lấp mà giá xử lý lại cao hơn nơi khác", ông này nói.

Ông cho biết, điều bất hợp lý trên và cả việc thành phố đóng cửa bãi rác Phước Hiệp, đưa tất cả rác về Đa Phước đã được Phó chủ tịch UBND TP HCM thời bấy giờ là ông Lê Mạnh Hà (hiện là Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ) cảnh báo về "độc quyền rác".

"Thế giới đã xảy ra nhiều trường hợp rác bị mafia khống chế. Chính phủ Mỹ đã phát hiện nhiều chủ đầu tư bãi rác có mafia đứng đằng sau, lũng đoạn thị trường. Chính quyền thành phố phải xử phạt Đa Phước vì đã gây ra tình trạng ô nhiễm như thời gian vừa qua, đồng thời phải có nhiều khu xử lý rác khác nhau", chuyên gia này nói.

Trong khi đó, nguyên Hiệu trưởng Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM Nguyễn Đinh Tuấn lại cho rằng, Đa Phước trả lại 2.000 tấn rác không ảnh hưởng đến an ninh rác của thành phố. Trước đây lượng rác này được bãi Phước Hiệp xử lý nên giờ "xe chở rác thay vì đưa về Đa Phước thì quay đầu về Phước Hiệp".

"Đóng cửa Phước Hiệp là chủ trương của thành phố, chứ cơ sở vật chất vẫn còn. Bãi rác này của Công ty Môi trường Đô thị thành phố quản lý, bộ máy nhân sự dù đã chuyển sang làm việc khác nhưng vẫn sẵn sàng để tiếp nhận rác nếu được hoạt động lại", ông Tuấn nói.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng cho rằng, ngoài việc chôn lấp TP HCM cần yêu cầu các công ty phải đa dạng công nghệ xử lý như thiêu đốt, tái chế composite... Vì nếu chỉ chôn lấp sẽ gây bị động, có thể gây ô nhiễm môi trường nước và việc ô nhiễm mùi hôi đã xảy ra là một minh chứng.

"Một việc nữa là cần duy trì nhiều đơn vị xử lý rác chứ không nên dồn rác hết vào một chỗ để tránh hiện tượng độc quyền, gây nguy cơ mất an ninh rác", ông Tuấn nói.

Theo nội dung hợp đồng xử lý rác với TP HCM, VWS cam kết sẽ "tiếp nhận khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, sau đó phân loại, tái chế sản xuất phân compost, tái sử dụng plastic, phần còn lại không sử dụng được sẽ chôn lấp", song nhiều năm qua Đa Phước chủ yếu là chôn lấp.

Theo GS.TS Lê Huy Bá - nguyên Viện trưởng Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường (Đại học Công nghiệp TP HCM) - những biện pháp khắc phục mùi hôi tấn công khu Nam Sài Gòn được thành phố chỉ là giải pháp trước mắt, mang tính khắc phục sự cố.

Trong đó việc dùng cây xanh chắn gió đưa mùi hôi đi xa là không hiệu quả bởi đây là vấn đề cấp bách trong khi trồng cây chỉ mang tác dụng lâu dài.

"Cây phải mất rất nhiều năm để cao lớn mới đủ sức chắn gió. Cao nhất tầm 10-15m trong khi bãi rác đã cao hơn thế, phát tán mùi hôi, thì đâu thể ngăn mùi hôi", ông Bá phân tích.

Ông Bá ví von bãi rác Đa Phước hiện như căn nhà đã hỏng, đang sửa chữa chắp vá mà không thể đập đi xây lại. Chuyên gia này cũng khẳng định, về lâu dài cần xử lý rác thải thành năng lượng, khí... sử dụng trong đời sống.

Làm được điều này thì chưa tới 10% tổng khối lượng rác phải đưa ra bãi. Ngoài ra, hệ thống xử lý nước rỉ từ rác phải được kiểm soát nghiêm ngặt để tránh phát tán mùi hôi và gây ô nhiễm môi trường.  

Tin cùng chuyên mục

Toàn cảnh Hội nghị

Lai Châu đề xuất xây dựng cảng hàng không

(PLVN) -   Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2022 về tình hình kinh tế - xã hội tháng 6, 6 tháng năm 2022 và triển khai các Nghị quyết của kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu Trần Tiến Dũng đã đề xuất với Bộ Giao thông Vận tải sớm đề xuất đầu tư cảng hàng không Lai Châu trình Thủ tướng Chính phủ.

Đọc thêm

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội

Hà Giang: Khởi sắc trong phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
(PLVN) - Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, ủng hộ, chia sẻ, tin tưởng của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân và sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, sâu sát, triển khai đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp linh hoạt, hiệu quả của UBND tỉnh Hà Giang. Kinh tế – xã hội 6 tháng đầu năm 2022 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc trên các lĩnh vực.

Lạng Giang (Bắc Giang): Điểm sáng trong “bức tranh” kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang

Hệ thống cơ sở hạ tầng huyện Lạng Giang được đầu tư đồng bộ
(PLVN) -  Bằng sự quyết tâm, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lạng Giang (tỉnh Bắc Giang) đã đoàn kết, đồng lòng thực hiện tốt “mục tiêu kép”; vừa triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân.

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet

Tỉnh ủy Vĩnh Phúc ra mắt Phòng họp không giấy E-cabinet
(PLVN) - Chuyển đổi số là một xu thế và yêu cầu tất yếu trong bối cảnh hiện nay, tác động ngày càng mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, mở ra nhiều cơ hội, tạo điều kiện để các địa phương nắm bắt, bứt phá vươn lên.

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương

Hoàn thành mô hình 3D Vườn Quốc gia Cúc Phương
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Ninh Bình, Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương tổ chức Hội thảo Báo cáo kết quả tham vấn "Xây dựng mô hình 3D có sự tham gia của cộng đồng tại VQG Cúc Phương".

Khảo sát, thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Ba Bể sang huyện Na Hang

Quang cảnh buổi làm việc của Đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn tại tỉnh Tuyên Quang
(PLVN) -  Ngày 3/7, đoàn công tác của tỉnh Tuyên Quang do ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác tỉnh Bắc Kạn để thống nhất phương án hướng tuyến giao thông kết nối huyện Na Hang (Tuyên Quang) sang huyện Ba Bể (Bắc Kạn).

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC

Giám đốc Công an tỉnh Bạc Liêu khen thưởng cho cá nhân đạt thành tích trong Hội thao PCCC
(PLVN) -  Chiều ngày 4/7, Công an tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ công bố Quyết định khen thưởng đột xuất cho các cá nhân có thành tích xuất sắc trong Hội thi thể thao nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ toàn quốc lần thứ II, vòng loại năm 2022 tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đại tá Lê Thanh Hùng - Phó Giám đốc Công an tỉnh dự và chủ trì lễ trao thưởng.